Hàng nghìn người Ấn Độ tụ tập cầu nguyện mong Covid-19 sớm kết thúc
Theo Dân Trí dẫn nguồn từ Newsweek cho biết, vào hôm 3/5 vừa qua, một hoạt động cầu nguyện đã diễn ra tại thành phố Sanand, bang Gujara, Ấn Độ.
Trong đoạn clip ghi lại được cho thấy cảnh hàng nghìn người tụ tập, chen nhau thực hiện nghi lễ cầu nguyện ở làng Sanand Taluka. Đoạn clip sau đó đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội vào ngày 5/5, khiến ai nấy đều tỏ ra lo lắng, sợ dịch sẽ càng lây lan mạnh vì việc tụ tập đông người.
Rất đông người Ấn Độ tụ tập cầu nguyện. (Ảnh: Cắt từ clip)
Dễ dàng nhận thấy, đoạn clip ghi lại hình ảnh rất đông người tham gia cùng nhau di chuyển trong tiếng nhạc, tụ tập lại gần đền Baliyadev. Những người tới cầu nguyện này đều không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội và không mang khẩu trang. Nguồn tin cũng cho biết, buổi cầu nguyện này diễn ra sau khi một vị linh mục địa phương nói rằng, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 ở Ấn Độ xảy ra do “các vị thần linh đang nổi giận”.
Clip ghi lại hình ảnh hàng nghìn người tụ tập cầu nguyện, bất chấp dịch Covid-19 lây lan. (Nguồn: Newsweek)
Được biết, cuộc tụ tập diễn ra chỉ 1 ngày trước khi bang Gujarat tuyên bố các biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Ngày 4/5, Bộ trưởng bang Gujarat, Vijay Rupani đã quyết định ban hành thêm lệnh hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm về đêm, đồng thời mở rộng lệnh phong tỏa ở 29 thành phố tới ngày 12/5.
Bang này trước đó cũng đã ra lệnh đóng cửa các công việc kinh doanh không thiết yếu, nhà hàng, trung tâm mua sắm và cấm các hoạt động tụ tập chính trị, tôn giáo và các sự kiện công cộng khác.
Do đó, buổi cầu nguyện tập thể diễn ra ngày 3/5 ở Sanand được xem đã vi phạm lệnh hạn chế của chính quyền. Một quan chức an ninh của Sanand chia sẻ rằng: “Vụ việc xảy ra vào ngày 3/5 khi nhiều người tụ tập. Cảnh sát đã nhanh chóng tới hiện trường và bắt giữ 23 dân làng, bao gồm người tổ chức sự kiện này.”
Lượng người đông đúc tụ tập tại buổi cầu nguyện khiến dân mạng lo lắng. (Ảnh: Cắt từ clip)
Vụ tụ tập cầu nguyện đã nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi, bởi hiện tại, Ấn Độ đang căng mình đối phó với tình hình dịch Covid-19 phức tạp. Quốc gia này hiện đang là vùng dịch lớn thứ 2 trên thế giới, với hơn 21 triệu ca bệnh và hơn 230.000 người không qua khỏi.
Những ngày qua, Ấn Độ vẫn tiếp tục ghi nhận lượng ca bệnh mới và số người không qua khỏi tăng vọt. Bởi thế mà suốt thời gian qua, các bệnh viện, nhà tang lễ, lò hỏa thiêu đều rơi vào tình trạng quá tải.
Trong khi đó, vấn nạn tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh lan truyền cũng khiến Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, Ấn Độ đã đưa ra một số biện pháp cứng rắn để khắc phục những vấn đề này.
Biển người chen chân trong buổi cầu nguyện. (Ảnh: Cắt từ clip)
Trước hình ảnh tụ tập đông đúc để cầu nguyện tại Ấn Độ, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự lo lắng của mình, bởi nước này đang trong thời gian dịch bùng phát mạnh. Tài khoản A.P phẫn nộ: “Mấy vị linh mục thật sự hết nói nổi, sao có thể đưa ra lý do ngớ ngẩn như vậy để thực hiện buổi cầu nguyện chứ?”.
Trong khi đó, tài khoản N.L lo lắng: “Tụ tập cầu nguyện như vậy có giúp ích được gì đâu? Làm ơn hãy lo đủ bình oxy cho người bệnh đi đã”. Tài khoản M.A chia sẻ: “Cứ như vậy thì dịch khó mà dập được. Hi vọng chính quyền sẽ sớm kiểm soát những vụ tụ tập thế này”.
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Việc nhiều người tại Ấn Độ không tuân thủ lệnh giãn cách, không đảm bảo an toàn phòng dịch đã dấy lên rất nhiều lo ngại. Không ít người cho rằng có thể Covid-19 sẽ lây lan mạnh hơn sau khi lễ cầu nguyện này diễn ra. Hiện, cơ quan chức năng của nước này đang tiếp tục điều tra và xử lý vụ việc.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Đoạn clip bóng dáng người phụ nữ đứng nhảy nhót trên cây kèm câu chuyện rùng rợn "gây bão" MXH, sự thật còn khó tin hơn
Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn clip đã thu về 11 nghìn lượt thích và hơn 16 nghìn lượt bình luận, được truyền tay nhau trên các nền tảng mạng xã hội khác.
Vào ngày 27/10/2019, một đoạn clip được lan truyền trên Twitter đã lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng với dòng caption cho thấy đó là một "hồn ma" của người phụ nữ nhảy nhót trên ngọn cây ở Gunung Ledang, Malaysia. Chỉ trong một thời gian ngắn, đoạn clip đã thu về 11 nghìn lượt thích và hơn 16 nghìn lượt bình luận, được truyền tay nhau trên các nền tảng mạng xã hội khác. Hình ảnh trong clip khiến người ta tin răm rắp bởi vì cho rằng không có một người nào có thể nhảy nhót vô tư trên ngọn cây như thế.
Đoạn clip "bóng ma" nhảy nhót trên ngọn cây "gây bão" mạng xã hội.
Đáng tiếc, trái ngược với tất cả sự sợ hãi ấy, đoạn clip ấy có thật nhưng câu chuyện thì không hề ghê rợn đến vậy. Thực tế, đoạn clip đã lan truyền trên mạng xã hội Ấn Độ từ tháng 9/2019. "Hồn ma" mà ai cũng nhìn thấy kia thực chất là một người phụ nữ, tất nhiên là còn sống, ở thành phố Ratlam, Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Thói quen mỗi ngày của người phụ nữ này là trèo lên ngọn cây và đứng vững vàng trên ngọn cây mà không cần bất cứ vật dụng hỗ trợ nào hàng giờ đồng hồ. Trong suốt thời gian đó, bà liên tục lắc lư, cầu nguyện và nhảy nhót. Hành động kỳ lạ này của người phụ nữ khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng cảm thấy khó hiểu. Người dân địa phương thì cho rằng người phụ nữ sở hữu một năng lực siêu nhiên nào đó mà họ không thể giải thích nổi.
Ngoài ra, người dân địa phương cho biết thêm rằng người phụ nữ kia còn cầu nguyện, cầu xin sự tha thứ và phán xét. Âm thanh rùng rợn trong các đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội là được lồng ghép vào để tăng thêm phần kịch tính cho câu chuyện.
Sau khi câu chuyện này trở nên viral, phóng viên của tờ ABP News đã tìm đến địa phương để gặp gỡ người phụ nữ kia. Được biết, cái cây mà bà leo lên để thực hiện tất cả những hành động khó hiểu kia là một cây me cao khoảng 7,6m - 9,1m. Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, người phụ nữ này không hề đề cập gì đến việc bà sở hữu năng lực thần thánh nào cả.
Theo nhận xét của một giáo sư vật lý, nhánh của cây me rất cứng và chịu được sức nặng. Người phụ nữ kia hoàn toàn có thể đứng trên ngọn cây nếu như bà có khả năng giữ thăng bằng tốt, giống như các diễn viên xiếc bước đi trên sợi dây thừng.
Trong khi đó, một số người trẻ địa phương không cần những kiến thức vật lý trên, họ chỉ thấy hành động của người phụ nữ kia kỳ lạ nên đã quay clip rồi đăng lên TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác kèm theo câu chuyện ma ám rợn người. Thế là không lâu sau, đoạn clip đã được lan truyền sang tận Malaysia, tiếp tục "gây bão" cộng đồng mạng nơi đây.
Vậy đó, không phải tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên mạng đều là thật nên hãy là một người dùng thông minh, tinh tế đừng để những trò bịp "câu view" này đánh lừa.
Thấy tài xế đeo món đồ kì lạ, cô gái chụp lại rồi lên mạng hỏi, đáp án làm nhiều người bất ngờ Đôi lúc cư dân mạng còn hơn cả một cuốn bách khoa toàn thư, chỉ cần bạn dám đặt câu hỏi, không gì là cư dân mạng không thể giúp bạn giải đáp. Cuộc sống luôn có rất nhiều những thứ kì lạ mà có thể bạn chưa một lần biết đến tên. Nếu gặp phải những tình huống như thế, đừng ngại...