Hàng nghìn hộp sọ ở Cánh đồng chết
8.000 hộp sọ, những mộ chôn tập thể, rải rác xương người trên lối đi ở di tích lịch sử Cánh đồng chết Choeung Ek (Campuchia) là dấu ấn không thể quên về tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot những năm 70.
Cánh đồng chết Choeung Ek (cách thủ đô Phnom Penh 20 km) là nơi ghi dấu nỗi đau của nhân loại một thời. Để tưởng niệm các nạn nhân xấu số, Chính phủ Campuchia xây dựng Đài tưởng niệm ở giữa khu di tích và lưu giữ khoảng 8.000 hộp sọ của các nạn nhân.
Nhiều xương sọ còn ghi dấu tích của những vụ tra tấn bởi những đường nứt, khe rãnh chạy dọc ngang trên hộp sọ. Đây là hậu quả của những cú bổ bằng rìu, dao hoặc đánh bằng gậy vào đầu.
Cánh đồng chết trải dài với những hố đào lồi lõm từng là nơi chôn người. Dù khu vực này luôn đông đúc nhưng bất cứ ai đi qua các hố chôn tập thể đều có cảm giác hồi hộp, rùng mình khi thấy những khúc xương còn vương vãi.
Một gốc cây quân Pol Pot thường dùng để đánh đập trẻ em.
Rải rác những ngôi mộ chôn tập thể đã được khai quật như: “Mộ trẻ sơ sinh”, “Mộ nhiều xác nhất”, “Mộ người không đầu”…
Video đang HOT
Người đến thăm thường treo vòng tưởng niệm các nạn nhân xấu số bên hàng rào.
Một khách du lịch đang xem hình ảnh khai quật Cánh đồng chết.
Quần áo của các nạn nhân cũng được lưu giữ trong tủ kính.
Những mẩu xương người còn lại sau khi khai quật. Từ Cánh đồng chết, khách du lịch được hiểu rõ về một thời kỳ đen tối của đất nước Campuchia.
Theo VNE
Cả làng chài chơi cổ vật
Vùng biển thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) còn có tên Vũng Tàu. Bởi nơi đây còn chôn xác nhiều tàu cổ. Từ lâu, với những gia đình ở xóm Gành Cả, cổ vật đơn giản chỉ là món đồ chơi bày trong tủ kính.
Cổ vật chen lẫn vỏ ốc biển trưng trong tủ của gia đình một ngư dân Gành Cả. Ảnh: Nguyễn Huy.
Khoanh vùng cổ vật
Tại bãi biển thôn Châu Thuận Biển, tiếng còi tàu tuần tra hụ lên báo hiệu vùng cấm không được vào khai thác cổ vật.
Trên bờ, lực lượng cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi chốt chặn. Từ ngày 8/9, ngư dân ồ ạt ra lặn vớt cổ vật niên đại 500 năm. Còn giờ đây, tình hình khai thác cổ vật bừa bãi đã lắng dịu.
Chiều 10/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi họp khẩn với các ban ngành liên quan để ra quyết định khai quật con tàu cổ.
Theo quy định của Luật Di sản, trong vòng 3 ngày, UBND tỉnh có quyền cấp phép khai thác cổ vật và thông báo khẩn cấp cho Bộ VH-TT&DL, nếu cổ vật đó đang có nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Công an và Bộ đội Biên phòng, 10 tàu cá vi phạm đã bị xử lý hành chính, 35 cổ vật đã bị thu hồi. Công tác tuyên truyền và giáo dục ngư dân được tiến hành rộng rãi. Các ngư dân đã hiểu và chấp hành tốt.
Nhiều ngư dân nhớ lại: "Bữa đi lặn, ai cũng ham cổ vật. May mắn là mực nước chỉ sâu gần 2 mét. Nếu nước sâu thêm vài sải thì bỏ mạng như chơi". Bởi trong lúc say sưa lặn cổ vật, dây tréo nhau không thể nào gỡ ra. Đối với nghề lặn biển, đó là điều tối kỵ, rất dễ đứt hơi bỏ mạng.
Câu chuyện ngụp lặn vớt cổ vật tiền tỷ đã tới hồi kết. Thôn Châu Thuận Biển trong quá khứ không phải là bến thương thuyền, nhưng tại sao toàn chứa xác những con tàu cổ?
Dấu tích những con tàu
Xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển không chỉ nổi tiếng là xóm lặn biển cừ khôi nhất, mà còn nổi tiếng là làng cổ vật. Những nơi có tàu cổ đắm trên biển, ngư dân địa phương đều nắm rõ tọa độ, đặc điểm, cổ vật dưới tàu.
Một hội viên UNESCO chuyên về cổ vật ở Quảng Ngãi, cho biết: "Người dân đã đội giá cổ vật. Thực ra, giá trị nhất là đĩa men màu ngọc, loại có đường kính 40-45 cm. Thị trường mua bán giá khoảng 25-35 triệu đồng/đĩa. Hiện tôi chỉ có thể mua mảnh chén bát cổ bị vỡ về gắn chơi".
Ông Lượng, một ngư dân cho biết: "Nếu tính gộp thời gian thì một năm ngư dân Gành Cả sống vài tháng dưới đáy biển. Vậy nên họ biết nhiều hang hốc, tàu chìm dưới biển sâu".
Trong những chuyến đi khơi lặn hải sâm ngư dân thường xuyên gặp tàu mấy trăm năm chìm dưới đáy biển. Nhiều người chỉ lượm vài thứ lặt vặt về nhà trang trí chơi.
Tại gia đình thuyền trưởng Trương Quang Thiên, chiếc tủ kính đầy nhóc cổ vật biển. Những chiếc hũ da trâu, những chiếc tô men Cù Lao Chàm, mâm đồng thau... Nhiều cổ vật là hàng độc mà dân đồ cổ phải thèm muốn.
Tại nhà anh Nguyễn Văn Quýt, vật dụng trang trí trang trọng nhất không có gì, ngoài cổ vật. Các ngư dân cho biết, mấy chục năm lặn biển, ai cũng mang về những cổ vật dưới đáy đại dương.
Chỉ tại eo biển ở Châu Thuận, người dân đã phát hiện được 4 con tàu cổ bị đắm. Năm 1999, ngành văn hóa Quảng Ngãi đã khai quật con tàu đắm nằm cách bờ khoảng 1 km.
Tại hiện trường dưới đáy biển, đoàn khai quật đã phát hiện rất nhiều đồ gốm sứ bị vỡ nằm rải rác, xác định niên đại gốm sứ thời Minh, triều Tuyên Đức (1426-1435), gọi là đồ sứ Tuyên Đức. Trong số đó, phát hiện một bộ xương ngựa, tượng phật, mâm đồng.
Theo người già trong làng, thời Ngô Đình Diệm, cả đoàn thuyền chạy vào Vũng Tàu cũng bị gió bẻ gãy buồm đánh chìm. Mấy trăm năm trước, biển khoét một lạch sâu từ Vũng Tàu vào sông Sa Kỳ.
Tàu buôn các nước vào Vũng Tàu, bám theo sông, đi sâu vào nội địa và đến phố cổ Thu Xà, nơi sầm uất nhất của Quảng Ngãi từ trước thế kỷ 19.
Theo Dantri
Nghệ An: Xót xa mỗi lần mưa lũ đi qua Đến hẹn lại lên song lũ năm nay dường như đến sớm hơn mọi năm nên người dân xứ Nghệrởay không kịp. Vàhêm mộ lần nông dân xó xa nhìn mưa lũ đi qua... "Lúa mùa này mấ trắng nhà báo à. Năm nay lại mộ mùa đói nữa ri. Nông dân chúng tôi cứ đến mùa mưa lũ lo lắm mà chẳng...