Hàng nghìn giáo viên không được xét đặc cách: Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định có xét tuyển đặc cách đối với giáo viên hợp đồng, tuy nhiên qua rà soát không giáo viên nào đáp ứng đủ điều kiện xét đặc cách trên địa bàn.
Hàng nghìn giáo viên lâu năm ở Hà Nội lo lắng trước nguy cơ mất việc
Ngày 20/9, sở Nội vụ Hà Nội chính thức ban hành thông báo kế hoạch lịch tổ chức thi, xét tuyển viên chức các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã 2019.
Cùng với đó là thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu: Qua rà soát của các quận, huyện, thị xã, không ai trong số gần 3.000 giáo viên của Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại Khoản 7, Điều 2, Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
Theo đó, tất cả các giáo viên hợp đồng ở Hà Nội không được xét tuyển đặc cách do vướng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14, Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
Thông tin này khiến hàng nghìn giáo viên lâu năm ở Hà Nội lo lắng, bởi họ có nguy cơ mất việc khi phải thi trong tình trạng tự biết mình khó đáp ứng được các tiêu chí để được trúng tuyển, đặc biệt là trong sự cạnh tranh với những người trẻ.
Đối với 256 giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn, sau nhiều năm cống hiến, có người đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố… giờ đang không khỏi thấp thỏm, lo lắng.
Video đang HOT
Những danh hiệu phấn đấu hàng chục năm không giúp cho giáo viên hợp đồng Sóc Sơn có một vị trí trong viên chức ngành giáo dục. Ảnh: Nghiêm Huê.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng khẳng định sẽ xét tuyển số giáo viên hợp đồng này nếu đáp ứng đủ ba tiêu chí: có hợp đồng từ 5 năm trở lên, có đủ sức khỏe và có chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.
Tổ chức xét tuyển đặc cách nhưng không ai đủ điều kiện???
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, thực hiện yêu cầu của UBND thành phố, huyện đã cho rà soát kỹ càng các đơn vị. Qua đó không có trường hợp nào đủ điều kiện xét tuyển đặc cách. Theo đó, ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn đã có báo cáo Sở Nội vụ Hà Nội về việc rà soát xét tuyển đặc biệt và đăng ký hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.
Theo đó, UBND huyện Sóc Sơn không có giáo viên hện đang hợp đồng lao động làm công tác giảng dạy tại các trường công lập (đã nộp phiếu đăng ký dự thi đến hết ngày 13/4/2019) đủ điều kiện theo quy định Nghị định 161/NĐ/CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ, để thực hiện việc tuyển dụng đặc biệt vào viên chức.
Đồng thời, UBND huyện Sóc Sơn cũng đăng ký hình thức tuyển dụng là thi tuyển viên chức.
Trao đổi với PV Tiền Phong, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, sau khi có hướng dẫn, Thành phố đã có công văn hỏi Bộ Nội vụ. Sau đó, Bộ Nội vụ có văn bản phản hồi nêu rõ việc tuyển dụng thực hiện theo Nghị định 161/NĐ-CP. Từ văn bản này, Sở yêu cầu tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố rà soát các giáo viên hợp đồng theo đúng quy định tại Khoản 7, Điều 2, Nghị định 161.
Theo báo cáo mà các quận huyện đã rà soát và gửi lên thì tất cả đều không có giáo viên đủ điều kiện xét tuyển đặc cách.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, theo Nghị định 161, điều kiện 5 năm giảng dậy chỉ là một trong nhiều điều kiện yêu cầu. Điều kiện tiếp theo phải là các trường công lập tự chủ chi thường xuyên hoặc là các trường ngoài công lập. Đối chiếu theo nội dung quy định thì không có trường hợp nào đáp ứng.
“Thành phố có tổ chức xét tuyển đặc cách nhưng không có đối tượng đáp ứng chứ không phải là không làm”, lãnh đạo Sở cho hay.
Bên cạnh đó, việc thi tuyển hay xét tuyển do các đơn vị tự lựa chọn, thống nhất hình thức, đề xuất lên Sở, rồi tổ chức theo hình thức đó.
Một trong những điều kiện để được xét đắc cách: giáo viên có ít nhất 5 năm công tác, phải làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập…
Theo Tiền phong
Bộ Nội Vụ: Trả lời về việc 3000 giáo viên hợp đồng có nguy cơ "mất việc" tại Hà Nội
Ngày 20/9 tại trụ sở, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin và trả lời một số vấn đề báo chí, dư luận quan tâm trong thời gian qua. Trong đó, vấn đề tuyển dụng biên chế giáo viên thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Trương Hải Long phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: từ Bộ Nội vụ.
Trả lời về việc gần 3.000 giáo viên hợp đồng của thành phố Hà Nội không ai được xét đặc cách, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức cho biết, không riêng Hà Nội mà tất cả các địa phương đều phải thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 39, Nghị quyết số 19 của Trung ương và các quy định pháp luật hiện hành. Với tinh thần chung là không được sử dụng hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị cho ý kiến liên quan đến biên chế giáo viên, giáo viên hợp đồng và Bộ Chính trị đã có văn bản số 9028 chỉ đạo vấn đề này.
Theo đó, đối với viên chức đã được tuyển dụng, ký hợp đồng trước năm 2015 trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ và còn chỉ tiêu biên chế, Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định hình thức tuyển dụng phù hợp với tình hình địa phương.
Theo đó, liên quan đến việc điều chuyển giáo viên từ cấp học cao xuống cấp học thấp cũng là một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể những vướng mắc trong việc chuyển đổi đối với giáo viên, đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với vị trí việc làm đối với cấp học đó.
Cụ thể vấn đề thiếu giáo viên tại các địa phương năm học 2018-2019, ông Nguyễn Văn Lượng, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế cho biết, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 05 tỉnh Tây Nguyên.
Về biên chế của các địa phương sau khi tiến hành khi sáp nhập, hợp nhất các đơn vị thuộc khối đảng với chính quyền, các địa phương báo cáo Bộ Nội vụ điều chuyển biên chế từ khối chính quyền sang khối đảng, trên cơ sở tổng số biên chế giao cho địa phương không thay đổi.
Lương Minh
Theo congluan.vn
Cách làm bất nhất của Hà Nội khiến giáo viên hợp đồng 'sốc nặng' Giáo viên hợp đồng sẽ phải trải qua kỳ tuyển dụng viên chức bằng 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển như các ứng viên khác mà không được bất cứ ưu tiên nào. Theo kế hoạch xét tuyển viên chức, 8 quận, huyện của Hà Nội đã đăng ký tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển. Đó là Cầu Giấy, Đống...