Hàng nghìn gia súc mắc kẹt ngoài khơi khi khủng hoảng Biển Đỏ trở lại
Hàng nghìn con cừu và gia súc đang bị mắc kẹt ngoài khơi Australia sau khi chính quyền nước này ra lệnh cho tàu vận chuyển hàng hóa là vật nuôi thuộc sở hữu của Israel phải quay trở lại do lo ngại bị tấn công ở Biển Đỏ.
Cừu mắc kẹt ngoài khơi Tây Australia. Ảnh: WAFarmers
Theo đài truyền hình CNN, hơn 16.000 con vật trên tàu hàng MV Bahijah đã lênh đênh trên biển hơn 3 tuần qua. Tàu đang neo đậu ngoài khơi Tây Australia và các con vật phải hứng chịu cái nóng oi ả trong khi chính phủ Australia vẫn chưa có quyết định cuối cùng trong việc khởi hành đi tiếp hay cho phép tàu cập lại bến cảng.
Trong một tuyên bố ngày 31/1, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia cho biết họ đang xem xét yêu cầu từ nhà xuất khẩu bỏ hàng hóa động vật ở lại rồi tiếp tục hành trình với những hàng hóa còn lại. Những người ủng hộ quyền lợi động vật nói rằng việc đưa các con vật rời khỏi tàu là một vấn đề cấp bách. Trước đây, hoạt động thương mại xuất khẩu động vật sống của Australia vẫn luôn là một vấn đề gây tranh cãi đối với các tổ chức quyền động vật và những người này cho rằng các hoạt động thương mại ưu tiên doanh thu hơn phúc lợi động vật.
Mặc dù chính phủ Australia đã cam kết chấm dứt xuất khẩu cừu sống nhưng vẫn chưa đưa ra thời điểm cụ thể cho kế hoạch.
Video đang HOT
Theo một thông báo từ chính phủ Australia, tàu hàng MV Bahijah đã rời cảng Fremantle ở Tây Australia vào ngày 5/1 để đến Trung Đông.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, một cuộc khủng hoảng đã bao trùm tuyến đường vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, khi lực lượng Houthi ở Yemen tấn công các tàu thương mại, với lý do đáp trả chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza.
Tuy nhiên, sau khi con tàu đã đi được 15 ngày, yêu cầu chuyển hướng con tàu đi vòng quanh châu Phi giống như các tàu khác để tránh tên lửa, máy bay không người lái của Houthi, đã bị từ chối. Ngày 20/1, trong một thông báo, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia cho biết để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi trên tàu MV Bahijah, bộ đã chỉ đạo nhà xuất khẩu trả lại lô hàng ngay lập tức về Australia.
Đầu tuần này, chính phủ cho hay họ đang làm việc với nhà xuất khẩu để có một kế hoạch thay thế. Tuy nhiên, đến ngày 31/1, khi nhiệt độ ngày một tăng cao, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra.
Các con vật vẫn đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Ảnh: WAFarmers
John Hassell, Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Tây Australia (WAFarmers), đại diện cho ngành nông nghiệp của bang, bày tỏ quyết định lẽ ra phải được đưa ra vài ngày trước.
Hassell cho biết ông nhận được những bức ảnh từ con tàu cho thấy các con vật trong tình trạng tốt, trái ngược với những lo ngại rằng điều kiện đang xấu đi. Những bức ảnh được chia sẻ với CNN cho thấy gia súc được gắn thẻ trên tai, được giữ trong khu vực thông thoáng. Ông Hassell chỉ ra việc đưa vật nuôi xuống tàu sẽ chỉ khiến chúng căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, Suzanne Fowler – Giám đốc khoa học Hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật hoàng gia (RSPCA) – cho biết vấn đề cấp bách là phải đưa các loài động vật xuống tàu. “Những con vật này hiện đã ở trên tàu tối thiểu 26 ngày, trong khi nhiệt độ ở Perth hôm nay bắt đầu chạm tới mốc 40 độ. Việc đưa các con vật xuống tàu là rất khẩn cấp và chúng tôi không thể không lo lắng hơn được nữa”.
Trong một thông báo cập nhật ngày 31/1 của Bộ Nông nghiệp Australia, báo cáo từ bác sĩ thú y trên tàu cho thấy vật nuôi vẫn có sức khỏe tốt.
Các tàu hàng tới Tây Ban Nha chậm 10-15 ngày do khủng hoảng Biển Đỏ
Ngày 29/1, Giám đốc cảng Barcelona (Tây Ban Nha), ông Lluis Salvado cho biết các tàu cập cảng này đang bị chậm từ 10 đến 15 ngày, vì phải đi vòng quanh châu Phi để tránh các cuộc tấn công trên Biển Đỏ.
Khói bốc lên từ tàu chở dầu MV Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên biển Arab, ngày 27/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc Salvado, sự chậm trễ đã ảnh hưởng đến các tàu chở tất cả các loại sản phẩm, bao gồm cả khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Barcelona hiện là một trong những bến cảng tiếp nhận LNG lớn nhất tại Tây Ban Nha. Ông nhấn mạnh mặc dù vậy, tình trạng hiện nay ảnh hưởng đến các cảng ở phía Đông Địa Trung Hải nhiều hơn, do khu vực phía Tây Địa Trung Hải, trong đó có cảng Barcelona gần các tuyến đường vòng quanh châu Phi hơn nên khoảng thời gian chậm trễ cũng ngắn hơn.
Biển Đỏ là một trong những tuyến đường biển được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới để vận chuyển dầu mỏ và nhiên liệu. Từ cuối năm 2023, lực lượng Houthi tại Yemen đã tăng cường tấn công vào tàu chở hàng liên quan đến Israel di chuyển qua tuyến đường biển nối châu Á với châu Âu và Mỹ này, nhằm gây sức ép để Israel dừng chiến dịch quân sự tại Gaza.
Một số công ty vận tải biển đã tạm dừng vận chuyển dọc theo tuyến đường Biển Đỏ để tránh các cuộc tấn công của Houthi.
Nhiều tàu chở nhiên liệu vẫn tiếp tục sử dụng tuyến đường này, trong khi QatarEnergy, nhà xuất khẩu LNG lớn thứ hai thế giới đã ngừng gửi tàu chở dầu qua Biển Đỏ do lo ngại về an ninh.
Sri Lanka sẵn sàng điều tàu tới Biển Đỏ để bảo vệ tàu hàng Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á ngày 8/1, Hải quân Sri Lanka cho biết lực lượng này sẵn sàng triển khai tàu chiến tới Biển Đỏ để bảo vệ tuyến đường biển dành cho tàu chở hàng khỏi mối đe dọa từ lực lượng Houthi ở Yemen. Các thành viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Yemen tuần tra trên Biển Đỏ,...