Hàng nghìn dân TP HCM di dời trước khi bão đổ bộ
Được dự báo là một trong những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 13, TP HCM tổ chức di dời hơn 2.000 dân Cần Giờ, học sinh một số trường nội thành được nghỉ học…
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 4h sáng 6/11, tâm áp thấp nhiệt đới còn cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 410 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp mạnh cấp 7 (50 – 61 km/h), giật cấp 9.
Trong 12 giờ tới, áp thấp di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng tây, với tốc độ 25 – 30 km và sẽ mạnh lên thành bão. Đến 16h chiều nay, tâm bão nằm trên vùng ven biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa – Vũng Tàu với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8 (62 – 74 km/h), giật cấp 10.
Bão Pakhar đổ bộ vào TP HCM vào đầu năm ngoái khiến 500 căn nhà trên địa bàn thành phố bị đổ sập. Ảnh: Hữu Công
Đêm hoặc sáng sớm ngày mai, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 7/11, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, sức gió giảm xuống còn cấp 6 rồi đi vào vịnh Thái Lan.
TP HCM được dự báo là một trong những địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 13, vì vậy 5h sáng nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã có công điện khẩn gửi các sở, ngành để chủ động đối phó.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng chấp hành lệnh nghiêm cấm xuất bến kể từ 9h ngày 6/11 cho đến khi có lệnh mới. Thông báo cho các chủ bến và chủ phương tiện về diễn biến của cơn bão số 13 để chủ động tổ chức các biện pháp phòng, tránh, ứng phó bão; khẩn trương sắp xếp các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến được an toàn trước ảnh hưởng của bão.
Video đang HOT
Dự báo chiều và tối nay TP HCM và các tỉnh ven biển sẽ có mưa đến mưa lớn. Ảnh: NCHMF
Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng còn hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa; yêu cầu nhanh chóng điều khiển phương tiện cập bến an toàn, tránh để xảy ra sự cố do ảnh hưởng của sóng to, gió lớn, mưa bão gây ra.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP cho biết, đã yêu cầu các hiệu trưởng phối hợp với phụ huynh không cho học sinh ra đường, nghiêm cấm di chuyển bằng đường sông từ nay cho đến khi cơn bão đi qua. Các trưởng phòng giáo dục thuộc các quận huyện, hiệu trưởng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được giao quyền cho phép học sinh nghỉ học trong trường hợp không an toàn. Hiện một số trường tại TP HCM đã cho các em ở nhà trong chiều nay.
Trước đó, chiều 5/11 Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP HCM đã có công điện khẩn yêu cầu UBND huyện Cần Giờ bằng mọi biện pháp thực hiện thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền chấp hành lệnh nghiêm cấm ra khơi kể từ 19h tối cùng ngày.
Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cũng yêu cầu các đơn vị, sở ngành, quận huyện triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng tránh, không được chủ quan. Riêng huyện Cần Giờ, lãnh đạo thành phố yêu cầu lên phương án di dời 2.000 người dân tại xã đảo Thạnh An và khu vực trũng thấp trên địa bàn huyện khi có yêu cầu.
Đầu năm ngoái, sau nhiều năm, cơn bão Pakhar bất ngờ đổ bộ vào TP HCM và các tỉnh miền đông Nam Bộ gây thiệt hại khá nặng. Riêng tại TP HCM, gần 500 căn nhà bị đổ sập và tốc mái, hơn 400 cây xanh bị đổ, 11 ghe tàu bị chìm, 85 hệ thống đường điện bị hư hỏng, 8 điểm ngập có độ sâu từ 30 đến 50 cm.
Tại cuộc họp rút kinh nghiệm sau bão Parkhar, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua cho rằng công tác phòng chống bão lụt của một số đơn vị, quận, huyện còn trong tư thế bị động, chưa sẵn sàng đối phó với tình huống đặc biệt. Riêng người dân chưa có khái niệm bão đổ bộ vào nội thành là do chưa được tập huấn kỹ năng, kiến thức về phòng tránh bão.
Theo VNE
Bão số 13 tấn công Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Sáng qua - 5.11, áp thấp nhiệt đới đã vào khu vực Biển Đông và mạnh lên thành bão trong hôm nay, trở thành cơn bão số 13. Cơn bão đe dọa tấn công vùng biển phía nam nước ta - nơi được cảnh báo có quá nhiều bất lợi khi bão vào. Cùng với đó là một cơn bão khác đang ở ngoài khơi Thái Bình Dương và sẽ có khả năng vào Biển Đông, khiến tình hình về bão càng trở nên phức tạp.
Bão số 13 càng vào bờ càng mạnh thêm. (Ảnh NCHMF)
Theo TT Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư (NCHMF), chiều 5.11, cơn bão hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương đã đi vào Biển Đông. Với tốc độ khá nhanh 30km/h, bão số 13 di chuyển lệch theo hướng tây tây bắc, mạnh cấp 8 -9, giật cấp 10 - 11, đặc biệt càng gần bờ càng mạnh thêm.
Giám đốc NCHMF Bùi Minh Tăng cho biết, sớm thì 15 - 16h chiều nay, muộn thì 19 - 20h sẽ đổ bộ. Do vậy, mọi công tác chống bão phải hoàn thành trước 12 - 13h ngày 6.11, vì lúc đó bão chỉ còn cách đất liền khoảng 100km.
"Vùng ảnh hưởng của bão là từ Phú Yên đến Cà Mau nhiều nơi có dông, lốc xoáy. Bão đổ bộ vào chiều tối, đúng vào lúc triều cường lớn nhất tháng 11, nên ven biển như đề phòng ngập lớn. Trưa chiều từ mùng 6 - 7.11, mưa lớn sẽ tập trung ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lượng mưa khoảng 100 - 300mm ở vùng ảnh hưởng trực tiếp" - ông Tăng nhấn mạnh.
Trong khi đó, cơn bão mang tên Hải Âu đang mạnh giữa cấp 11 - 12, giật cấp 14 và dự kiến sẽ vào Biển Đông vào chiều và đêm 8.11 với cường độ mạnh, tốc độ nhanh. Theo NCHMF, nhiều khả năng bão sẽ đi vào phía bắc quần đảo Trường Sa vào nửa đêm 9.11. Cơ quan này lưu ý tàu thuyền hoạt động ở Trường Sa chỉ có thể di chuyển ngay vào bờ trú tránh chứ không thể đi lên phía bắc như các cơn bão trước.
Cấp tập chống bão
Tại cuộc họp trực tuyến của BCĐ PCLBT.Ư và các tỉnh chiều 5.11, hiện khu vực Nam Trung Bộ có khoảng 34.000 phương tiện và 1.700 tàu tham gia khai thác giữa Biển Đông và gần khu vực biển Trường Sa.
Theo Tổng cục Thủy sản, do đang là thời điểm đầu mùa khai thác cá ngừ nên tàu thuyền đang tập trung đông nhất trong năm tại đây. Trước tình hình này, Bộ Ngoại giao đã có công hàm khẩn cấp với Malaysia, Trung Quốc đề nghị cho tàu thuyền VN trú tránh.
Đối với Nam Trung Bộ, nếu bão đổ bộ vào như dự kiến, toàn bộ khu vực nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hưởng do đang đến mùa thu hoạch. BCĐ lưu ý số lồng bè nuôi trồng. Tại Khánh Hoà, tuy mấy chục năm qua không có bão nhưng đề nghị không chủ quan. Tại Quảng Nam, hiện có 64 tàu xa bờ với 2.000 lao động đang hoạt động trên biển.
Đến nay các hồ thủy điện đã đưa về mực nước đảm bảo chống lũ. Tính đến chiều 5.11, tại quần đảo Trường Sa có 161 tàu thuyền với 3.155 lao động đang hoạt động, trong đó Quảng Ngãi có 126 tàu. Toàn bộ số tàu thuyền đã thông tin liên lạc với đất liền.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu NCHMF cần theo dõi sát và thông báo kịp thời diễn biến của bão số 13 và cơn bão Hải Âu, bởi diễn biến của bão rất nhanh, đường đi phức tap. Các địa phương cần tập trung thông báo tàu thuyền, cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
"Hiện đang là vụ đánh cá, khoảng 34.000 tàu, vì thế cần rà soát từng chiếc tàu xem đi đâu, hướng nào, nếu neo đậu thì kiên quyết đưa ngư dân lên bờ. Các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ cần nhanh chóng tỉa cành, chằng chống nhà cửa, những khu vực đe dọa dân cư chuẩn bị sơ tán" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về diễn biến của mưa, Phó Thủ tướng lưu ý cần tính đến mọi tình huống nghiêm trọng để có chỉ đạo chặt chẽ. Hiện Nam Trung Bộ có 55 hồ chứa và Tây Nguyên có 51 hồ chứa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do mực nước đã đầy, vì thế cần nhanh chóng đưa danh sách cụ thể để có phương án xử lý. Phó Thủ tướng đã cử đoàn công tác của Bộ NNPTNT, BCĐ PCLBT.Ư phối hợp cùng các bộ đi ngay từ chiều 5.11, mọi công tác xong trước 15h chiều nay
Theo Laodong
Hơn 5.000 lao động đang lênh đênh ngoài khơi, trong vùng bão Chiều 5/11, bà Mai Kim Thi - Chi cục trưởng chi cục KT-BVNLTS Bình Định cho biết, hiện còn gần 6 ngàn tàu cá với trên 5.460 lao động đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão số 13. Cụ thể, trên vùng biển Hoàng Sa hiện còn 27 tàu/216 lao động, vùng biển giữa Hoàng Sa còn 60 tàu/604 lao động,...