Hàng nghìn cư dân khu tái định cư Đồng Tàu bị “bỏ rơi”
3 năm qua, cư dân khu tái định cư Đồng Tàu đã gửi nhiều đơn đến TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Công ty QL&PT Nhà đề nghị khắc phục tình trạng sụt lún, vỡ c ống nước thải nhưng đều bị “bỏ quên”, người dân vẫn phải sống chung với nguy hiểm và ô nhiễm.
Khu tái định cư (TĐC) Đồng Tàu nằm trên địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội được thiết kế gồm 10 tòa nhà (đã đưa vào sử dụng 9/10 tòa nhà) được đưa vào sử dụng từ năm 2006 phục vụ di dân dự án mở rộng nút giao thông Ngã Tư Sở, cải tạo ven sông Tô Lịch. Từng được hứa hẹn là nơi ở lý tưởng, có những điều kiện thuận lợi để “ an cư lạc nghiệp“, nhưng từ năm 2011 cho đến nay, các tòa nhà khu TĐC Đồng Tàu bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.
Nhiều căn hộ khu đầu hồi nhà N2 bị nứt, vỡ nền nghiêm trọng
Ghi nhận thực tế chiều ngày 10/2/2014 cho thấy, phần lớn diện tích sân, vỉa hè nằm tiếp giáp móng các tòa nhà đều bị sụt, lún, gãy, vỡ, “ hở hàm ếch” rộng từ 10 – 30cm. Do không được khắc phục kịp thời, sau nhiều năm “ phơi mưa, tắm nắng“, hệ thống thoát nước được bố trí từ sân lên nhà N7 đã bị gãy, vỡ, nằm chềnh ềnh trên lối đi khiến nước thải thường xuyên tràn ra đường gây ô nhiễm, hôi thối cả khu dân cư.
Móng nhà N7 sụt lún nghiêm trọng để “lộ thiện” hệ thống ống nước thải bị gãy, vỡ
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quang Khải – Tổ phó tổ dân phố 30B khu TĐC Đồng Tàu, sống tại phòng 304 nhà N2 cho biết: “Do hệ thống cống nước thải không được bảo trì, thông tắc thường xuyên nên nước từ các tòa nhà cứ đổ xuống cống là tràn ra đường, trong đó có cả nước bể phốt gây ra mùi xú uế không thể chịu đựng, trong đó nghiêm trọng nhất là nhà N3, N6, N7. Có những khu vực năm 2006 được thiết kế làm vườn hoa, ghế đá phục vụ cư dân tập thể dục nhưng không được quản lý tốt nên giờ đã biến thành bãi rác, hoặc nơi đi vệ sinh của chó mèo khiến cư dân bức xúc…”.
Tại khu nhà N9, tình trạng sụt, lún, nứt nền nhà đang ở mức rất nghiêm trọng. Nhiều khu vực tầng để xe bị lún sâu 10 – 20cm, hầu hết gạch lát đã bị gãy, vỡ. Trong dịp Tết Nguyên đán 2014, cư dân nhà N9 buộc phải rủ nhau mua vật liệu, thuê người khắc phục tạm thời. Không chỉ có vậy, một số cột bê tông kỹ thuật bị gãy, vỡ nhiều tháng đến mức chỉ còn trơ ra những ống nhựa thoát nước. Nhìn trần nhà vỡ nham nhở, khiến ai đi qua cũng phải chuẩn bị tâm lý đối mặt nguy cơ sập trần.
Công viên một thời trở thành bãi rác, là nơi để dắt chó đi vệ sinh hàng ngày
Đưa PV Dân trí đi thị sát các hạng mục bị xuống cấp, ông Trần Văn Sáu – Tổ trưởng tổ dân phố 30B khu TĐC Đồng Tàu tỏ rõ sự bức xúc: “Khi phát hiện công trình xuống cấp xảy ra tràn lan tại các tòa nhà, Tổ dân phố đều có văn bản kiến nghị gửi Công ty Quản lý & Phát triển (QL&PT) nhà Hà Nội, Sở Xây dựng, thậm chí cả UBND TP Hà Nội nhưng sau nhiều năm chờ đợi kiến nghị của người dân đều bị “bỏ rơi”. Công ty QL&PT nhà hứa sớm khắc phục, nhưng đến giờ tình trạng còn bi đát hơn. Ngay cả UBND phường Thịnh Liệt cũng nhiều lần gửi văn bản đến Sở Xây dựng, Công ty QL&PT nhà yêu cầu bảo trì, sửa chữa các hạng mục xuống cấp nhưng số lượng được sửa chữa rất ít…”.
Video đang HOT
Vẫn theo lời ông Sáu, khi hệ thống thoát nước thải tràn ra đường, Tổ dân phố đã báo ngay với lãnh đạo Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị (Công ty QL&PT nhà Hà Nội). Tuy nhiên, đơn vị quản lý lại giải thích việc tràn nước thải là do bể phốt đầy, nếu muốn tiêu thoát nước người dân phải tự bỏ kinh phí. “Tôi cho rằng cách giải thích như vậy là vô trách nhiệm, bởi Xí nghiệp đã đứng ra cho thuê hàng trăm ki ốt tại các tầng 1, thu về mỗi tháng hàng trăm triệu đồng thì phải có trách nhiệm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cư dân”, ông Sáu cho biết thêm.
Theo chỉ dẫn của ông Trần Văn Sáu hiện có cả chục điểm bị tràn nước thải như nhà N6
Trong lúc các tòa nhà xuống cấp bị thả trôi chậm khắc phục, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị lại “ngó lơ” cho Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, cùng một số đơn vị “xẻ thịt” một diện tích lớn vỉa hè, vườn hoa mở rộng bãi xe, hoặc làm nhà xưởng khiến cư dân càng thêm bức xúc.
Không chỉ xảy ra tình trạng xuống cấp, đe dọa đến an toàn và sức khỏe người dân, vấn đề an ninh ở khu TĐC Đồng Tàu cũng là điều nhức nhối. Từ năm 2011 đến nay, riêng nhà N2 đã bị mất 5 xe máy đắt tiền. Mới nhất, tháng 12/2013, chính gia đình ông Nguyễn Quang Khải bị mất chiếc xe máy SH có giá hơn 100 triệu đồng do tổ bảo vệ của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị lơ là.
Một phần vỉa hè bị Công ty khai thác điểm đỗ Hà Nội “xẻ thịt” mở rộng khu gửi xe
Để đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, cùng những quyền lợi hợp pháp cho hàng ngàn cư dân đang sinh sống tại khu TĐC Đồng Tàu, Tổ dân phố 30B khẩn thiết đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty QL&PT nhà Hà Nội sớm có biện pháp khắc phục tình trạng sụt, lún, tràn nước thải sinh hoạt của gần 1000 căn hộ do hệ thống thoát nước xuống cấp.
Dưới đây là những hình ảnh xuống cấp nghiêm trọng ở khu TĐC Đồng Tàu:
Nền tầng để xe nhà N9 bị sụt lún hàng chục cm
Nước thải tràn lênh láng sát móng nhà N3 bị “hở hàm ếch” nghiêm trọng
Một điểm bị tràn nước thải ở nhà N6
Nhà N7 là khu vực bị sụt lún kinh hoàng nhất
Cột bê tông kỹ thuật chỉ còn vài cái ống nhựa dưới lớp trần bong nham nhở ở nhà N9
Hình ảnh xuống cấp phố biến ở nhiều căn hộ
Những lời kêu cứu của hàng ngàn cư dân vẫn bị cơ quan chức năng “bỏ quên”
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Vinashin chính thức "cáo chung" từ ngày mai
Chiều 30/12/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, tên Vinashin chính thức được xóa từ 1/1/2014.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công trao quyết định cho tân lãnh đạo SBIC
Theo Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT về thành lập SBIC được công bố trước đó, Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (gồm Công ty mẹ và 8 công ty con là các doanh nghiệp chủ lực trong ngành đóng tàu); sắp xếp 234 doanh nghiệp thuộc Vinashin trước đây bằng các hình thức cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập doanh nghiệp, bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
"Cho đến nay, mọi thủ tục pháp lý để thành lập Tổng công ty đã hoàn thành. Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2014 với mô hình gồm công ty mẹ và 8 đơn vị chức năng, tập trung vào đóng và sửa chữa tàu" - Chủ tịch SBIC cũng chính là Chủ tịch Vinashin trước đây, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.
Cũng theo ông Sự, Tập đoàn đã hoàn thành tái cơ cấu cơ bản về các khoản công nợ, tình hình tài chính đã được rõ ràng, minh bạch hơn. Việc thành lập mới SBIC và chấm dứt hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế đã đánh dấu một bước thành công trong việc tái cơ cấu Vinashin.
Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Công khẳng định việc chấm dứt mô hình Tập đoàn và thành lập SBIC là một chủ trương hết sức đúng đắn, phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng yêu cầu SBIC phải khẩn trương triển khai Đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin. Ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, SBIC cần tiếp tục tái cơ cấu toàn diện cả về tài chính, sản xuất kinh doanh, lao động, tổ chức, nâng cao năng lực quản trị...
"Tổng công ty phải làm sao để thay đổi mô hình của Tổng công ty về chất. Chúng ta phải chứng minh được rằng những sai lầm trước đây chỉ là tạm thời. Chúng ta hoàn toàn có thể gánh vác, đảm nhiệm được nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển kinh tế biển cũng như đảm bảo thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Lam Thanh
Theo Dantri
'Cuộc chiến' ở các chung cư Tại TP.HCM, gần đây liên tục nổ ra các "cuộc chiến" giữa ban quản trị chung cư với chủ đầu tư, giữa cư dân với chủ đầu tư, giữa cư dân với ban quản lý... Chung cư Phú Thọ (Q.11) là điểm nóng về xung đột giữa Ban quản lý và Ban quản trị - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Trong tất cả các...