Hàng nghìn công nhân ở Quảng Ninh được tiêm vaccine Sinopharm
Các công nhân làm việc trong khu công nghiệp tại TP Móng Cái và huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã được tiêm vaccine Covid-19.
Từ ngày 11/7, tỉnh Quảng Ninh tổ chức tiêm vaccine cho các nhóm người dân đang sinh sống và làm việc tại khu vực gần biên giới. Trong đó, 3.930 công nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Long thuộc khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái.
Thành phố Móng Cái được phân bổ 30.000 liều vaccine Sinopharm. Đây là đợt tiêm chủng vaccine phòng covid-19 đầu tiên trong khối công nhân khu công nghiệp trên toàn tỉnh và là đợt tiêm thứ 5 tại thành phố.
Kiểm tra trực tiếp buổi tiêm vaccine, ông Hoàng Bá Nam (bên phải), Bí thư thành ủy TP Móng Cái, cho biết đợt đầu tiên sẽ tiêm cho toàn bộ công nhân tại khu công nghiệp, người dân 8 xã, phường dọc biên giới và các doanh nghiệp phục vụ xuất nhập khẩu…
Quy trình tiêm đều đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Y tế. Các công nhân đều được yêu cầu kê khai các thông tin tiểu sử phản vệ với vaccine như suy giảm miễn dịch, rối loạn đông máu…
Ngoài ra, công tác khám sàng lọc được yêu cầu triển khai nghiêm ngặt, nhiều trường hợp không đủ điều kiện để tiêm do có bệnh lý nền. Họ được yêu cầu quay trở về và sẽ tiêm bổ sung tại bệnh viện khi đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe hoặc được các bác sĩ tư vấn theo dõi.
Video đang HOT
Anh Phạm Văn Trường (công nhân Công ty Texhong), cho biết anh được yêu cầu giữ sức khỏe, ăn sáng đầy đủ trước khi tiêm chủng.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho người dân các phản ứng phụ và biểu hiện có thể xảy ra sau khi tiêm.
Chị Lan (công nhân), cho biết bản thân cảm thấy lo lắng trước khi tiêm. “Các bác sĩ tư vấn cho tôi tận tình nên cũng đỡ lo lắng hơn. Ngoài ra, công ty cũng tạo điều kiện sắp xếp cho tôi nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe”, chị Lan nói
Sau khi tiêm, toàn bộ công nhân phải ở lại phòng tập trung theo dõi sức khỏe trong 30 phút. Những công nhân có triệu chứng như nôn, chóng mặt được đưa đi cấp cứu, theo dõi ngay bên trong công ty.
Bác sĩ Lê Ngọc Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết bệnh viện cử 4 kíp cùng các trang thiết bị phục vụ cấp cứu, theo dõi cho bệnh nhân sau khi tiêm Vaccine. “Các bác sĩ đều đã được tập huấn xử lý các tình huống xảy ra sau tiêm. Xe cấp cứu chuyện dụng cũng được điều động đến khu công nghiệp để chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời”, ông Dũng nói.
Các công nhân sau khi hoàn thành thời gian theo dõi được thông báo thời gian thực hiện mũi tiêm thứ 2 và phát giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng Covid-19.
Trả lời Zing , ông Đào Huy (bên trái), Tổng giám đốc Texhong Ngân Long, cho biết ông đánh giá rất cao nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh. “Tôi rất cảm kích khi những doanh nghiệp FDI như chúng tôi được ưu tiên tiêm vaccine. Đây là thành quả giúp Quảng Ninh sớm tạo hệ miễn dịch trong cộng đồng, đặc biệt tại các khu công nghiệp lớn”, ông Huy nói.
Ngành y tế cũng đang triển khai tiêm chủng cho hơn 12.000 công nhân của công ty tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà).
Hải Hà, Móng Cái: Tăng cường phòng, chống cháy rừng
Trong điều kiện thời tiết hanh khô, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đã tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó tập trung tuyên truyền cho các chủ rừng, người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong PCCCR.
TP Móng Cái tổ chức diễn tập PCCCR cấp thành phố trong mùa hanh khô 2019-2020.
Hiện TP Móng Cái có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 55% tổng diện tích đất tự nhiên. Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh, bước vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái đã phối hợp với các địa phương, chủ rừng lớn triển khai kế hoạch công tác bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng lịch trực bảo vệ rừng, PCCCR và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân; củng cố các tổ xung kích chữa cháy rừng ở cơ sở; xây dựng phương án, huấn luyện PCCCR...
Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm thành phố cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, PCCCR tới các tầng lớp nhân dân, chủ rừng, trong đó thực hiện tốt việc rà soát đường băng cản lửa; thực hiện việc tu bổ hệ thống chòi canh, lán gác rừng; nắm vững diễn biến khí hậu thời tiết và nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. Các xã, phường tập trung tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân, đặc biệt là các chủ rừng, hộ sống gần rừng nêu cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Khi có sự cố cháy xảy ra, chính quyền và các chủ rừng đã chủ động nhanh chóng thực hiện những biện pháp khắc phục sự cố...
TP Móng Cái hiện có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, trong đó có hàng nghìn ha rừng thông do thực bì dày, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Huyện Hải Hà hiện có hơn 34.600ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 67,8% diện tích tự nhiên của huyện. Trong thời gian qua, do đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân dân trên địa bàn huyện Hải Hà đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Từ năm 2010, gia đình ông Đinh Văn Lâm, bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành, nhận giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ 60ha, trong đó có 40ha rừng thông hơn 19 năm tuổi.
Huyện Hải Hà tổ chức diễn tập PCCCR.
Ông Lâm cho biết: Đặc điểm của rừng thông là thực bì nhiều, dễ bắt lửa, dễ cháy vào mùa hanh khô. Từ khi nhận giao khoán, tôi đã phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương, kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ hồ Trúc Bài Sơn thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc toàn bộ diện tích rừng được giao. Với sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, tôi đã thực hiện nghiêm ngặt công tác tuần tra, gác lửa rừng; thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật PCCCR. Toàn bộ diện tích rừng thông được giao khoán luôn được phát dọn thực bì để hạn chế nguy cơ cháy rừng; phần diện tích rừng keo được chia thành 6 khoảnh và thiết kế đường băng cản lửa rộng từ 8-10m. Các khu vực rừng giáp ranh với những chủ rừng khác thì được trồng bạch đàn để phân ranh giới và tiện cho công tác bảo vệ, PCCC. Đồng thời tổ chức canh phòng 24/24h, không cho mọi người đi vào rừng săn bắn và sử dụng vật liệu dễ phát lửa dẫn đến cháy rừng. Chính vì thế nên không chỉ rừng của gia đình tôi mà rừng của mọi gia đình khác đều được bảo vệ an toàn trong mùa hanh khô.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà, cho biết: Để làm tốt công tác PCCCR, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng, thời gian tới chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt lực lượng để chữa cháy rừng tại cơ sở, đảm bảo PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ; đồng thời tổ chức tuyên truyền về công tác PCCCR và hướng dẫn cho các tổ đội xung kích ở các xã sử dụng các phương tiện, dụng cụ PCCCR một cách hiệu quả.
Hiện nay, huyện Hải Hà đã thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR.
Ngoài việc chủ động triển khai phương án phòng, chống cháy rừng trong nhân dân, huyện Hải Hà còn thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR với hơn 700 người tham gia, trong đó tập trung chủ yếu tại các xã có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất như Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành...
Trong năm, Hạt Kiểm lâm huyện còn tổ chức 12 cuộc tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn, bản, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia; tổ chức 2 đợt tập huấn nghiệp vụ quản lý lửa rừng, kiến thức, kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ gác lửa rừng cho cán bộ, chủ rừng và người dân; xây dựng, thẩm định bộ đề thi, phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp và các quy định PCCCR, thu hút hàng trăm học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện tham gia. Hải Hà còn tổ chức 2 cuộc diễn tập chữa cháy rừng cấp xã theo đúng quy định; đảm bảo các yêu cầu về phương án, kỹ thuật chữa cháy, an toàn về con người; tổ chức ký cam kết cho 96 hộ gia đình, cá nhân thôn Hải An và bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR...
Chiến trường Tây Nam chia lửa cùng biên cương phía Bắc Sau Tết Kỷ Mùi, tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 chúng tôi nằm chốt bảo vệ thị xã Kampong Chnang. Chiều ngày 17 tháng Hai năm 1979, ăn cơm xong, tổ thông tin chúng tôi kéo sang khẩu đội cối uống trà. Bỗng thấy anh Síu - chính trị viên - ôm cái radio chạy sang gọi...