Hàng nghìn cây thông vườn quốc gia Tam Đảo bị cạo vỏ trộm
Cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc đang điều tra hàng nghìn cây thông tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) bị kẻ gian khai thác nhựa trái phép trong thời gian dài.
Hàng nghin cây thông trong vườn Quốc gia Tam Đảo bị cạo vỏ lấy nhựa
Ông Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo xác nhận, có hàng nghìn cây thông bị khai thác trái phép trong Vườn quốc gia trong suốt thời gian qua. Sự việc đã được lãnh đạo Vườn quốc gia báo cáo lên UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời có văn bản gửi Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT). “Chủ tịch UNND tỉnh Vĩnh Phúc đã lên kiểm tra, cơ quan công an tỉnh đang tiến hành điều tra”, ông Hải thông tin.
Cơ quan chức năng kiểm tra có 1.300 cây thông bị cạo vỏ lấy nhựa.
Theo tài liệu mà phóng viên có được, sau khi cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Kiểm lâm Tân Đồng, UBND xã Đạo Trù tiến hành xác định diện tích rừng thông tại khu vực Thai Léc, Khe Bòng thuộc thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù (thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo) phát hiện có 1.300 cây thông bị cạo vỏ lấy nhựa.
Cụ thể, khu rừng thông có diện tích 98 ha được giao khoán cho 4 hộ dân bảo vệ là Lê Xuân Cường (29,7ha), Lưu Văn Ba (26,9ha), Lưu Văn Hòa (16,2ha), Hoàng Văn Tám (25,2ha). Trong đó, tại khu rừng thông do ông Lê Xuân Cường quản lý, bảo vệ phát hiện 1.050 cây thông có đường kính 25cm bị cạo vỏ lấy nhựa. Trong đó có 800 cây bị cạo vỏ hình chữ V, chiều rộng vết cạo khoảng 4cm và 250 cây có vết cạo rộng từ 20 – 30 cm. Các vết cạo có chiều sâu hết vỏ cây. Tại khu vực giao ông Lưu Văn Ba quản lý có khoảng 50 cây có đường kính trên 20cm bị cạo vỏ lấy nhựa hình chữ V chiều rộng vết cạo là 4cm. Tại khu vực rừng Lưu Văn Hòa quản lý có khoảng 200 cây bị cạo.
Các cây thông bị cạo vỏ hình chữ V, chiều rộng vết cạo từ 20 – 30 cm.
Video đang HOT
Việc cạo vỏ cây thông lấy nhựa không được phép của Vườn Quốc gia Tam Đảo được xác định vi phạm khoản 11 điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 24/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Cho đến thời điểm xác lập sự việc, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương chưa xác định được các đối tượng vi phạm cạo vỏ cây thông lấy nhựa nêu trên. Để xảy ra sự việc trách nhiệm thuộc về các hộ dân được Vườn Quốc gia Tam Đảo giao khoán bảo vệ nêu trên và một phần trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm Tân Đồng. Việc cạo vỏ cây thông lấy nhựa không làm cây thông bị chết, gãy đổ nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Cho đến nay, lực lượng Kiêm lâm không xác định được mức độ ảnh hưởng.
Những cây thông có tuổi đời hàng chục năm, đường kính từ 50 – 100cm đã bị cạo vỏ, những lớp nhựa chưa kịp lấy hết vẫn chảy.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, tại khu rừng này còn những cây thông có tuổi đời hàng chục năm, đường kính từ 50 – 100cm đã bị cạo vỏ, những lớp nhựa chưa kịp lấy hết vẫn chảy. Việc khai thác diễn ra gần hai năm qua thậm chí gần trên đỉnh núi, lâm tặc dựng cả lều trại, nấu nướng thức ăn phục vụ cho việc khai thác nhựa nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý. Trong khi người dân vào đây kiếm những cành củi khô cũng có thể bị kiểm lâm bắt và tịch thu tài sản.
Được biết, nhựa thông được các đối tượng thuê thuê người dân nạo vỏ cây rồi dùng túi ni lông hứng. Đến sáng sớm cho người đi thu gom rồi chở đi tiêu thụ. Nhựa thông có giá dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/kg.
LONG VÂN
Theo tienphong.vn
Vì sao Vườn quốc gia Tam Đảo có sức hút với dự án của các đại gia?
Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng cho rằng, Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng và tuyệt đối không vì lợi ích này nọ mà đánh đổi..
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Thưa ông, dư luận hiện đang quan tâm đến VQG Tam Đảo, vậy VQG Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào với môi trường sinh thái của khu vực?
- Chúng ta cần phải tư duy: Đã là rừng thì rừng nào cũng quan trọng, bất kể phải là VQG hay không? Với tỉnh Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo ngoài quan trọng, nó còn nhiều mang nhiều ý nghĩa lớn lao hơn thế. Đây chính là môi trường sinh sống của 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành.
Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 83 loài quý hiếm đang bị đe doạ được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với nhiều loại động vật quý hiếm, Vườn Quốc gia Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn như: Vượn đen Đông Bắc, voọc má trắng, báo hoa mai, cá cóc...
Chưa kể môi trường cộng sinh của thảm thực vật nơi đây, trên cây có cây, hơn nữa phủ lên thân cây, rễ, đất và đá là một lớp rêu phong dày đặc. Nhờ thế rừng Tam Đảo là nơi tích tụ và dự trữ nước vô cùng quan trọng cho vùng hạ lưu, đặc biệt là 17 xã thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đang sinh sống xung quang đưới chân núi.
Một điều không thể bàn cãi, đó là rừng Tam Đảo giúp cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguồn oxi cho vùng đồng bằng xung quanh nó, đặc biệt trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm từ khí thải của các khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông thì rừng Tam Đảo như là một cứu cánh quan trọng.
Chính sự phong phú của hệ động thực vật của nơi này mà VQG Tam Đảo trở thành mục tiêu chính của nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ từ nhiều năm nay. Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà chúng ta còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.
Không chỉ Tam Đảo mà nhiều khu rừng khác cũng đứng trước nguy cơ bị xâm phạm, chẳng nhẽ chúng ta chỉ có thể "khoanh tay đứng nhìn" thôi sao, thưa ông?
- Đối với VQG Tam Đảo đây không phải lần đầu tiên bị xâm phạm, tôi nhớ đã có lần UBND tỉnh Vĩnh Phúc có đề án xây dựng nghĩa trang và xin lấy đất từ rừng đặc dụng của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã lên tiếng phản đối rất quyết liệt. Rất may là đề án đó không được thông qua nhưng không có nghĩa VQG Tam Đảo "an toàn" từ ngày đó hoặc trong thời gian tới.
Ở đây tôi không bàn tới những dự án xây dựng đang rất nóng thời gian qua ở Tam Đảo, tôi chỉ nhấn mạnh rằng: Khi xâm phạm rừng với diện tích lớn, từ 50ha trở lên phải được Quốc hội thông qua, được Chính phủ cho phép, không thể cứ nói lấy là lấy được ngay. Chúng ta đều biết việc xây dựng các công trình thủy điện là mang lại lợi ích cho quốc gia, nhưng cũng đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng việc xâm phạm rừng như thế nào.
Làm thủy điện tất nhiên phải chọn nơi đất dốc, cao, những nơi đó chỉ có thể là rừng. Nhưng chúng ta cũng đã thấy bài học rất đau xót từ của nước bạn Lào khi phát triển nóng thủy điện mà không tính toán quy hoạch hợp lý tài nguyên rừng.
Dù chúng ta đã có Luật quy định rất nghiêm về việc lấy đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... nhưng điều tôi lo ngại nhất là người ta đang lấy rừng bằng cách lách luật, mỗi lần lấy 1 ít, dưới mức phải xin phép. Và dần dần chúng ta mất rừng ngay trước mắt mà không làm gì được, đấy chính là nỗi đau vô cùng lớn lao.
Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, rừng bền vững?
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường. Là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi cho rằng, nên cân nhắc giữa các lợi ích.
Về phía nhà đầu tư, cũng có thể họ có lý khi cho rằng, công trình sẽ mang lại lợi ích lớn lao, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, sẽ phát triển du lịch, sẽ mang về tỷ đô cho đất nước... nhưng khi mất rừng cũng có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến môi trường sau này.
Rừng là cuộc sống, là tương lai, không thể vì bất cứ lợi ích nào để đánh đổi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Sư thầy nghi "gạ tình" phóng viên từng bị xử phạt vì phá rừng Tam Đảo Nhà sư Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) từng bị lập biên bản vi phạm hành chính vì thuê người khai thác gỗ và dự. Ngày 27/9, nguồn tin của phóng viên Dân trí cho biết, ông Lê Hữu Long (nhà sư Thích Thanh Toàn, SN 1976, quê quán ở huyện Gio Linh - Quảng...