Hàng nghìn ca ẩu đả trong ngày Tết, 11 trường hợp tử vong
Ngày 7/2 (tức ngày mùng 3 Tết), báo cáo của Bộ Y tế cho biết trong 5 ngày Tết (từ 28 âm lịch đến sáng mùng 3 Tết) trên hệ thống y tế cả nước tiếp nhận hơn 3.400 trường hợp khám, cấp cứu do ẩu đả. Trong đó, 1.820 ca phải nhập viện, 11 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các cơ sở y tế gửi về trong lĩnh vực khám chữa bệnh, tính riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 734 trường hợp. Trong đó phải nhập viện theo dõi là 435 trường hợp, giảm 21% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất.
Trong số các ca ẩu đả trong ngày Tết xác định được 98 trường hợp ẩu đả là do uống bia rượu. Có 97 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên, có 01 trường hợp tử vong so với 03 ca cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Theo Bộ Y tế, dù trong ngày 2 đến mùng 3 Tết, số ca tai nạn do ẩu đả có giảm nhẹ 1 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, nhưng vấn đề này vẫn là một tồn tại nhức nhối, gây ra những ca chấn thương, tử vong đau lòng trong những ngày đầu năm mới. Năm nào cũng vậy, trong dịp Tết, các ca thương vong do ẩu đả thường chỉ đứng sau tai nạn giao thông, trong đó nhiều trường hợp mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả vì say xỉn rượu bia.
Tổng hợp chung trong 5 ngày Tết (từ ngày 28 Tết đến 7h sáng Mùng 3 Tết) cả nước đã có 3.442 ca khám, cấp cứu tai nạn do đánh nhau, 1.820 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và 11 trường hợp tử vong.
Một vấn đề khác cũng gây nên những thương vong đau lòng trong dịp Tết, đó là tai nạn giao thông.
Tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 7.280 trường hợp, tương đương so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018. Số lượt TNGT phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 2.794 trường hợp tăng 2,7 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, chuyển tuyến trên điều trị 648 trường hợp.
Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên trước khi đến bệnh viện là 21 ca, giảm 8 ca (28%) so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Video đang HOT
Tính đến 7 giờ sáng Mùng 3, sau 5 ngày nghỉ Tết đã có 117 trường hợp tử vong do Tai nạn Giao thông.
Tai nạn do pháo nổ, chất nổ, ghi nhận trong ngày Mùng 2 Tết vẫn có 18 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 10 ca so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Ghi nhận 3 trường hợp nhập viện do chất nổ khác. Có 01 ca tử vong cháu trai 10 tuổi, bị bắn bằng súng tự chế tại Đồng Nai.
Trong 5 ngày Tết (tính đến 7h sáng ngày Mùng 3 Tết) đã có 275 trường hợp khám, cấp cứu do Pháo nổ các loại.
Tính chung trong hệ thống y tế cả nước, tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 7/02/2019 tức, số bệnh nhân vẫn đang điều trị tại các cơ sở y tế là hơn 90 nghìn trường hợp.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 40.569, nhập viện điều trị nội trú 127.119 bệnh nhân, chuyển viện 14.778 bệnh nhân, thực hiện 2.416 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 55 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Trong dịp Tết các cơ sở y tế cũng thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 3.409 trẻ chào đời và cho xuất viện 14.778 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết. Vận chuyển 1.073 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ô nhiễm không khí - 'Sát thủ' vô hình dắt từng người vô bệnh viện
"Bệnh hô hấp ngày càng có chiều hướng gia tăng. Trước đây, mỗi ngày BV đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) tiếp nhận khoảng 20 trường hợp khám bệnh, hiện tăng lên 30 trường hợp. Trong đó, số ca do ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí như khói, bụi... chiếm đa số".
Bác sĩ (BS) Phạm Văn Hùng, Trưởng khoa Nội tổng hợp BV đa khoa khu vực Hóc Môn, nói tại hội thảo "Môi trường không khí và các bệnh có liên quan" do Hội Y học và Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM tổ chức mới đây.
Ho, khó thở kéo dài
Là tài xế xe ôm nên ông NVT (48 tuổi, ở TP.HCM) dường như sống ở ngoài đường nhiều hơn trong nhà. Cách đây khoảng hai tháng, ông T. ho kéo dài, khó thở, liên tục khạc ra đàm. Không chịu đi BV vì sợ mất "sở hụi", ông T. ráng cầm cự và tiếp tục chạy xe. Đến khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thở hổn hển, khò khè..., ông T. mới tới BV.
"Sau khi khám, BS chẩn đoán ông T. bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do thường xuyên hít bụi và khói xe. Ông T. phải điều trị nội trú nhiều ngày" - BS Hùng cho biết.
Tương tự, bà TTTH (46 tuổi, ở tỉnh Tây Ninh) cũng bị bệnh suy giảm chức năng phổi do thường xuyên hít khói xe và bụi đường. Hơn 25 năm qua, do là công nhân vệ sinh nên bà H. thường xuyên ở ngoài đường quét rác. Cách đây hai tháng, bà H. cảm thấy tức ngực và thở khò khè. Chưa hết, bà H. còn luôn mệt mỏi và ho kéo dài. Điều đáng nói là sau khi ho mạnh, bà H. tá hỏa khi thấy máu trong đàm. "Với các biểu hiện trên cộng với những xét nghiệm, BS chẩn đoán bà H. bị suy giảm chức năng phổi do liên tục hít bụi đường và khói xe " - BS Hùng cho biết thêm.
Hoạt động giao thông ở TP.HCM là nguyên nhân chủ yếu phát sinh ô nhiễm không khí. Ảnh: TRẦN NGỌC
Ô nhiễm không khí gây tử vong hàng đầu
"Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, cao hơn lao phổi, sốt rét, AIDS..." - PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, cho biết.
Theo bà Lan, ô nhiễm không khí gây ho và đàm mạn tính, gây suy giảm chức năng phổi ở người lớn. Chưa hết, ô nhiễm không khí còn tăng tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở người lớn.
"Đối với trẻ em, do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên dễ nhiễm trùng hô hấp một khi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Điều quan trọng do phổi của trẻ đang phát triển nên bất kỳ một khiếm khuyết nào cũng sẽ ảnh hưởng cả cuộc đời" - bà Lan cho biết thêm.
Bà Lan còn cho biết các nghiên cứu ghi nhận sự phát triển của hệ hô hấp ở trẻ bị giới hạn nên trẻ dễ bị ho, khò khè, hen suyễn... do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. "Chưa hết, một khi trẻ phơi nhiễm với bụi , khí sulfur dioxide (SO2), khí nitrogen dioxide (NO2) thì sẽ bị ho và viêm phế quản cấp nhiều hơn" - bà Lan nói.
Ô nhiễm không khí gia tăng
TP.HCM đang đối mặt với những vấn đề của một đô thị có dân số tăng quá nhanh. Đó là ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí.
Ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu do tổng bụi lơ lửng và tiếng ồn từ hoạt động giao thông gây ra. Trong năm 2017, số liệu tại 12 vị trí quan trắc giao thông ghi nhận hơn 68% số liệu quan trắc tổng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn Việt Nam. Bên cạnh đó, trên 98% số liệu quan trắc mức ồn vượt quy chuẩn Việt Nam.
ThS NGUYỄN CẢNH LỘC, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT TP.HCM)
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
2 dịch bệnh chồng nhau ở TP HCM Bệnh nhi sởi tăng nhanh, trong khi dịch bệnh tay chân miệng vào mùa khiến nhiều viện nhi ở TP HCM quá tải. Chiều 5/10, giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM kiểm tra công tác điều trị trẻ bị tay chân miệng, sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và họp bàn về công tác phòng chống...