Hàng ngày giao tiếp với con nhưng rất nhiều cha mẹ mắc phải những sai lầm này mà không hề biết
Liệu cách giao tiếp của bạn với con cái đã đúng hay chưa? Hãy nghe chuyên gia trong lĩnh vực phát triển trẻ em chia sẻ về vấn đề này.
Tiến sĩ Robyn Silverman – chuyên gia trong lĩnh vực phát triển trẻ em, chia sẻ rằng: “Tôi tin rằng trẻ em là những nhân tố quan trọng cần được phát triển, chứ không phải là để quản lý theo khuôn mẫu”. Chính bởi vậy, cô đã dành ra rất nhiều thời gian để quan sát và nghiên cứu cách trò chuyện với con trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Và dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất khi giao tiếp với con mình mà các ông bố bà mẹ thường vô tình không nhận ra, và tiến sĩ cũng sẽ hướng dẫn các bậc cha mẹ làm sao để trả lời con mình một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Sau đây là chia sẻ của tiến sĩ:
Hàng ngày, sẽ có ít nhất một đứa trẻ của tôi đến hỏi tôi một câu hỏi trong nhóm chủ đề khó dạng như: Cái chết là gì ạ? Tại sao bạn bè lại bắt nạt nhau? Tình dục là gì?… Ngay trong sáng nay, con trai của tôi đến hỏi tôi tại sao bạn của con lại nói từ “pê-đê” là xấu. Còn tuần trước, con gái của tôi tranh luận với tôi về việc tại sao con muốn sử dụng iPad hoặc các vấn đề liên quan đến tình bạn của cô nhóc.
Các câu hỏi thường đến từ tất cả mọi nơi, bất kì chủ đề nào. Với trách nhiệm là cha mẹ, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả mọi tình huống và câu trả lời. Ngay cả đối với tôi là một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển và nuôi dạy trẻ – người mà sẽ phải tập trung vào việc trò chuyện với con mình hàng ngày – cũng đôi lúc gặp khó khăn, đắn đo khi lựa chọn câu trả lời phù hợp. Đặc biệt là trong những ngày bạn mới đi làm về mệt mỏi hoặc cảm thấy không thoải mái trong người, bạn sẽ thiếu đi sự kiên nhẫn thường ngày vốn có của mình. Và chúng ta thường mắc phải những sai lầm phổ biến khi dập tắt câu hỏi của các con.
Hãy cùng thử phân tích một số tình huống dưới đây và tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để nối lại cuộc trò chuyện với các con mình.
Bạn nói cho trẻ biết chúng phải làm gì
Nếu con kể cho bạn rằng chúng đang gặp rắc rối với tình bạn ở lớp học, rằng bạn kia không thích con và không muốn chơi với con nữa, bạn bỗng hấp tấp hướng dẫn con mình phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Ý tôi là, bạn đã có kinh nghiệm để xử lý việc này rồi nên bạn nghĩ nhanh nhất sẽ là chia sẻ kinh nghiệm của mình cho chúng phải không?
Thực ra không ai muốn nhận một lời khuyên nào trừ khi họ thực sự cần nghe giải pháp, và trẻ con cũng vậy. Ngay cả khi con hỏi bạn: “Bây giờ con phải làm thế nào ạ?”, bạn hãy khoan đưa ra câu trả lời và thử thực hành theo lời khuyên dưới đây xem.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy dẹp lời khuyên, kinh nghiệm của bạn qua một bên và thực sự lắng nghe tâm sự của con mình trước. Kể cả bạn đã biết bước tiếp theo nên làm là gì, nhưng không có nghĩa là con của bạn cần nghe chúng. Có thể là con của bạn chỉ cần một người lắng nghe chúng tâm sự hoặc giãi bày về vấn đề chúng đang gặp phải; hoặc đơn giản chỉ là một cái ôm an ủi của bạn cũng sẽ giúp con của bạn giải tỏa được nỗi phiền lòng. Bạn cần quan sát và lắng nghe để hiểu được nhu cầu khi con tâm sự với mình, tránh việc bạn phản xạ tự động đưa ra lời khuyên và nhầm tưởng rằng mình đang giúp con mình.
Tiếp đến, bạn có thể bắt đầu gợi ý cho con bằng cách đặt những câu hỏi mở: “Vậy con cảm thấy như thế nào? Con định sẽ làm gì để hòa giải với bạn? Bố/mẹ có thể làm gì để giúp con không?”. Nếu trẻ chia sẻ rằng chúng chỉ muốn bạn lắng nghe câu chuyện của mình, hãy trở thành những người lắng nghe xuất sắc nhất.
Video đang HOT
Có một cách khác nữa là bạn có thể tập hỏi con của mình rằng: “Con có muốn nghe lời khuyên của bố/mẹ không?”. Bằng cách này, bạn sẽ hỏi sự cho phép của con mình và trẻ sẽ cảm thấy được mở lòng hơn với bạn. Theo các nghiên cứu khoa học, việc bạn hỏi đối phương có muốn lắng nghe lời khuyên của mình không cũng sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng và cởi mở hơn.
Bạn quên soi gương trước khi trò chuyện với trẻ rồi!
Là phụ huynh, thật khó để lúc nào chúng ta cũng nhận thức cảm xúc hiện tại của mình khi đang trò chuyện với trẻ, và đôi khi biểu cảm trên khuôn mặt chúng ta chính là vấn đề. Bạn cứ thử tưởng tượng khi trẻ đang hỏi bạn về những vấn đề khó xử, còn khuôn mặt thì bạn đang tỏ ra sự lo lắng (của những vấn đề khác bạn đang phải suy nghĩ), điều đó vô tình sẽ khiến trẻ dừng câu chuyện đã làm phiền chúng lại và chúng sẽ tập trung lại vào điều gì đã khiến ba mẹ mình mệt mỏi thế kia.
Một ví dụ nổi tiếng khác là bạn đang trông con mình chơi trên sân, bỗng dưng trẻ bị té. Nếu bạn vẫn giữ được cảm xúc bình tĩnh, tỏ ra hết sức bình thường trên khuôn mặt của mình thì sau khi trẻ tự đánh giá được tình trạng của mình, trẻ sẽ tự đứng dậy và chơi đùa trở lại như bình thường.
Ngược lại nếu bạn tỏ ra hốt hoảng trên khuôn mặt của mình và chạy đến dỗ dành con như các bà, các mẹ hay làm: “Ôi con có làm sao không? Đánh chừa cái đất này làm ngã con.”, chính cảm xúc lo lắng của bạn mới làm trẻ cảm thấy bất an theo và òa khóc vì hoảng sợ không biết việc gì đang xảy ra mà mẹ/bà của mình hoảng hốt như vậy.
Giải pháp trong trường hợp này là: Tốt nhất là bố mẹ cần làm chủ được cảm xúc của mình, hãy tập làm giãn cơ trên khuôn mặt của mình, nhất là đừng nhăn trán, nở nụ cười hàm tiếu trên gương mặt sẽ giúp bạn thư giãn tốt hơn. Hãy tập luyện trước gương để nhìn thấy rõ hơn cảm xúc và thái độ của mình lúc đấy. Bạn sẽ muốn gửi đến con mình một thông điệp ngầm qua biểu cảm của mình, để trẻ cảm thấy yên tâm tiếp tục trò chuyện mà không phải che giấu gì cảm xúc của chúng.
Bạn nhảy vào chế độ “sửa chữa” ngay lập tức
Các ông bố bà mẹ thuộc nhóm “máy bay trực thăng cứu hộ” hay “ xe cứu thương khẩn cấp” đã trở nên quá phổ biến ngày nay. Họ đóng vai “những nhân viên cứu hộ” xử lý tất cả mọi vấn đề của con mình gặp phải.
Tưởng tượng tình huống này: Khi con của bạn về nhà và nói chúng bị điểm kém khi làm bài tập nhóm, bạn bè của con không muốn làm bài với con và không ai chịu giúp con cả. Một vài phụ huynh có thể sẽ hành động ngay lập tức bằng việc gọi cho cô giáo của con, phàn nàn rằng tại sao con của bạn lại bị đối xử như vậy và không công bằng cho con một chút nào cả. Thậm chí là ngay ngày hôm sau, các phụ huynh này sẽ đến trực tiếp tận trường để gặp cô giáo chủ nhiệm, xem tại sao cô và nhà trường lại để việc này xảy ra, mọi người có đang thực sự quan tâm đúng mực đến con của bạn hay không? Tất cả những phản ứng này của các ông bố bà mẹ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không thể tự xử lý vấn đề này của mình.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy quán triệt rằng đây là vấn đề của trẻ, không phải của bạn. Bạn cũng sẽ bắt đầu hỏi con bằng những câu hỏi nhỏ để kích thích khả năng tự xử lý vấn đề của trẻ: “Con sẽ định làm gì tiếp theo? Con có nghĩ ra cách nào để cải thiện việc này không?”. Nếu trẻ muốn bạn đưa ra lời khuyên, cũng đừng vội nói ra mà hãy tập gợi ý nhỏ giống như cả bố mẹ và trẻ đang tập động não xử lý vấn đề cùng nhau vậy. Với hành động này, bạn còn tập cho trẻ sự tự tin và xây dựng niềm tin rằng con có thể tự mình xử lý vấn đề này.
Ngay cả khi quyết định của trẻ không chính xác đi chăng nữa, bạn cũng đừng vội chỉnh nếu trong lựa chọn đó không có gì quá nghiêm trọng, hãy để cho trẻ tự thẩm định lại trải nghiệm của mình sau khi trải qua vấn đề đó. Điều này sẽ giúp con chủ động hơn trong việc xử lý vấn đề, rằng con luôn luôn có thể thử bất cứ cách nào con muốn ngay cả khi ý tưởng đầu tiên không thành công đi chăng nữa, con sẽ học cách tự đứng dậy và thử lại.
Bạn nói rằng trẻ chưa đủ lớn để hiểu, sau này lớn lên con sẽ hiểu
Đây có thể là sai lầm thường gặp nhất của các bậc làm cha làm mẹ khi phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa hoặc những vấn đề nhạy cảm như: tình cảm, tình dục, chiến tranh, bạo lực… Khi bạn chưa tìm ra được câu trả lời phù hợp, bạn sẽ trả lời chống chế với trẻ rằng lớn lên con sẽ hiểu. Trên thực tế, hành động này thực sự nguy hiểm vì nó sẽ không kết thúc sự tò mò của trẻ, mà thay vào đó còn kích thích trẻ tự mò mẫm tìm ra câu trả lời – và thường đi kèm với những hậu quả ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Một ví dụ mà tôi thường được lắng nghe từ các ông bố bà mẹ đến chia sẻ khi gặp câu hỏi hóc búa của con mình về tình dục. Theo phản xạ, người lớn thường nói đó là chuyện của người lớn, khi nào con đủ lớn thì bố/mẹ sẽ nói chuyện với con về việc đó. Nhưng chỉ vài tuần sau, con của họ đã nói rằng chúng không cần biết nữa vì bạn bè của con đã… kể cho con nghe rồi. Và câu chuyện tiếp tục leo thang hơn nữa khi bạn của con hóa ra nghe từ ông anh trai – một đứa trẻ vị thành niên tự tìm kiếm thông tin trên google và tự mình xem phim khiêu dâm trên mạng khi không có sự kiểm soát của bố mẹ.
Khi con trẻ muốn hỏi chúng ta một vấn đề nào đó, đơn giản là các con muốn có được câu trả lời đúng mực. Đó cũng là cơ hội cho các bậc làm cha mẹ như chúng ta chia sẻ thẳng thắn với con của mình, bao gồm cả việc giáo dục cho trẻ và thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái đang ở tình trạng như thế nào. Khi các bố mẹ chọn cách dập tắt câu hỏi của trẻ bằng những câu trả lời không thuyết phục, sẽ vô tình khiến bố mẹ không còn được con cái cảm thấy tin tưởng và đặc quyền của bố mẹ sẽ có thể bị chuyển sang những đối tượng khác.
Giải pháp trong trường hợp này là: Khi con của bạn đặt câu hỏi như vậy tức là con đã đủ lớn để tiếp nhận câu trả lời. Vậy bạn hãy đừng dè dặt khi đưa câu trả lời cho con. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy nghiên cứu trước khi đưa ra câu trả lời.
Với kinh nghiệm của Anh Than – một người ba đặc biệt nhận trách nhiệm ở nhà nuôi con, đã có những chia sẻ của anh trên mạng xã hội về việc nuôi dạy con ngay cả khi con còn nhỏ:
“Khi bé chưa tròn 1 tuổi khóc giận vì ba mẹ bỏ bê, không ôm ấp, bế bồng thì làm gì? Thay vì chịu thua và đáp ứng ngay nhu cầu, bạn hãy tạo thử thách bằng cách ngồi gần nói chuyện, giải thích cho bé vì sao ba mẹ không thể ở bên con cả ngày được. Cứ nói chuyện như hai người trưởng thành với nhau. Bé không hiểu hết nhưng sẽ cảm được thông điệp và thích nghi dần với lối ứng xử văn minh và đầy trân trọng này của bạn.”
Vì vậy ở bất kì lứa tuổi nào, chúng ta đừng sợ con của mình không hiểu chuyện. Hãy cố gắng thay đổi điều này nhé!
Bạn dạy con một bài học
Và hành động cuối cùng mà các ba mẹ hay mắc phải trong quá trình trao đổi với con đó là thay vì thảo luận, trò chuyện với con thì bạn dạy con rằng con nên phải làm gì, hoặc bài học dành cho con là… Một cuộc trò chuyện, thảo luận luôn luôn có sự tham gia cả từ hai phía. Nhưng đứng ở cương vị là người lớn, bạn sẽ thường cho phép mình có đặc quyền của một người đã có kinh nghiệm và coi con mình chỉ là những đứa trẻ non nớt, chưa biết gì cả.
Khi bạn dạy con kiểu như vậy, bạn đang trao đổi thông tin 1 chiều, tức chỉ truyền tải thông tin của bạn tới con, chứ không phải trò chuyện, lắng nghe hay thảo luận vấn đề đó với con mình. Theo nghiên cứu, trẻ muốn bố mẹ mình lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với chúng nhiều hơn, chứ không coi bạn là một dạng như huấn luyện viên, thầy cô giáo ở trường. Mà chưa kể, bạn còn từ bỏ cơ hội lắng nghe suy nghĩ của trẻ, điều thực sự mà trẻ đang tư duy và sau đó sẽ hành động là gì.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy nhớ rằng đây là cuộc trò chuyện, tâm sự, chia sẻ. Nếu bạn chợt nhận ra bạn là người duy nhất nói trong cuộc đàm thoại với trẻ, hãy dừng lại, quan sát cảm xúc của trẻ và đặt cho trẻ những câu hỏi để gợi mở lại cuộc nói chuyện. Bạn cần thật sự tập trung vào việc lắng nghe, chia sẻ.
—
Và bây giờ, có thể là bạn chợt nhận ra từ trước đến nay, mình đã vô tình mắc phải một trong lỗi giao tiếp trên với con. Nhưng chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi cả. Tất cả những điều trên, các ông bố bà mẹ đều cần phải học hỏi và thực hành trong thời gian nuôi dạy con của mình. Bạn hãy luôn luôn nhớ rằng, bạn luôn có thể quay trở lại phía bên con mình và tìm cách bắt đầu cuộc trò chuyện với chúng. Có thể ở lần bắt chuyện này, mọi thứ về góc nhìn, cảm xúc và hành động của bạn đã khác rất nhiều. Mỗi ngày có thể bạn sẽ thầm cảm ơn con về việc cho bạn cơ hội mỗi ngày để lắng nghe, trò chuyện, kết nối và thực tập sự thay đổi nhận thức, hành động của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Hơn 400.000 ký đơn đòi luận tội Tổng thống Hàn Quốc vì Covid-19
Tính đến sáng nay, hơn 400.000 người Hàn Quốc đã ký vào lá đơn trực tuyến để đòi luận tội Tổng thống Moon Jae-in vì cho rằng chính phủ đã sai lầm trong xử lý dịch Covid-19.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: Yonhap)
Lá đơn xuất hiện trên trang web của văn phòng thống thống hôm 4/2, và cho đến hôm nay đã có hơn 400.000 ký.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc sẽ phải đưa ra câu trả lời chính thức về lá đơn này vì nó tập hợp được hơn 200.000 chữ ký trong vòng 1 tháng như quy định của luật Hàn Quốc.
Lá đơn chỉ trích chính phủ không cấm cảnh người nước ngoài đến từ các vùng miền của Trung Quốc.
"Dù Hàn Quốc thiếu khẩu trang, Tổng thống Moon cung cấp 3 triệu khẩu trang cho Trung Quốc, và không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để xử lý tình trạng giá khẩu trang tăng cao", lá đơn viết.
Những người kiến nghị cho rằng chính phủ Hàn Quốc không cấm công dân Trung Quốc vào Hàn Quốc, viện dẫn luật quốc tế, và cấm một cách muộn màng những người nước ngoài từng đến Hồ Bắc nhập cảnh, sau khi các nước khác đã cấm du khách từ Trung Quốc.
"Hơn 5 triệu người Trung Quốc đã ra khỏi Vũ Hán trước khi thành phố bị phong toả. Chỉ hạn chế những người nước ngoài từng đến Hồ Bắc gần đây không khác gì mở cửa cho tất cả người Trung Quốc", lá đơn viết.
Những người kiến nghị cho rằng Tổng thống Hàn Quốc phải bảo vệ người dân của mình.
Đây không phải lần đâù tiên có đơn kiến nghị luận tội ông Moon thu hút đủ số chữ ký để chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra câu trả lời chính thức.
Tháng 4 năm ngoái, lá đơn kiến nghị luận tội ông Moon về cách ứng xử với chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã tập hợp được hơn 200.000 chữ ký. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc khi đó nói rằng chính phủ khó trả lời đơn kiến nghị vì nguyên tắc phân chia quyền lực.
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn/Korea Herald
Các giáo sư tại ĐH Harvard, MIT chỉ điểm kỹ năng cốt lõi giúp con thông minh và giàu có trong tương lai, bố mẹ đọc ngay để biết Các giáo sư tại những đại học top đầu thế giới như Harvard, MIT và Pennsylvania đã nghiên cứu và chỉ ra được một kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp ích cho tương lai của trẻ. Để trở nên thông minh, giàu có trong tương lai, một đứa trẻ cần được trang bị nhiều kỹ năng như: Tự lập, biết lắng nghe,...