Hàng ngày dùng thớt nhưng bạn đã biết cách bảo quản và sử dụng cho thật bền và diệt khuẩn chưa?
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách sử dụng và bảo quản thớt sao cho bền và luôn sạch sẽ.
Trong các dụng cụ nấu ăn của người nội trợ thì luôn có một chiếc thớt dùng để cắt, chặt, thái rất nhiều nguyên liệu, đồ ăn. Thớt đã trở thành đồ vật không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nhà nào hầu như cũng phải có ít nhất 2 chiếc thớt trở lên. Tuy nhiên, sử dụng nhiều như vậy nhưng cách lựa chọn, sử dụng và vệ sinh sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết.
1. Thớt gỗ
Thớt gỗ là loại thớt được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp, ưu điểm của nó là có độ đàn hồi, nặng, giúp chặt – băm thức ăn một cách dễ dàng. Nhưng nhược điểm là dễ cong, nứt, thấm nước, ám mùi nguyên liệu, với điều kiện thời tiết miền Bắc còn dễ ẩm, mốc. Vậy cần phải bảo quản thớt gỗ như thế nào?
Khi mua thớt gỗ nên lựa chọn loại có sớ dọc. Thớt gỗ có sớ ngang tức là được cắt thành từng lóng, khi sử dụng để cắt thực phẩm thì nước hay thực phẩm sẽ thẩm thấu vào bên trong chiếc thớt. Chỉ chà rửa bình thường ở bề mặt cũng không làm sạch được tấm thớt vì chất bẩn đã thấm vào sâu bên trong rồi. Nếu tiếp tục sử dụng chiếc thớt này thì lâu ngày sẽ bị bong mùn gỗ, lẫn vào thức ăn gây ra những căn bệnh về hệ tiêu hóa, viêm đường ruột…
Ngay khi mua thớt về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ 200g muối/1 lít nước. Thời gian ngâm khoảng 1 ngày 1 đêm, rồi sau đó mang phơi khô. Việc ngâm nước muối vừa làm sạch bề mặt gỗ vừa làm cho thớt có đủ độ ẩm, thớt sẽ không thấm nước nhiều hay dễ rạn nứt khi sử dụng. Sau khi ngâm nước xong bạn phơi thớt cho khô hoàn toàn. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
Khử trùng thớt trong quá trình sử dụng, vài tuần bạn nên khử trùng thớt 1 lần để thớt gỗ luôn sạch sẽ. Đầu tiên, rắc ít muối lên bề mặt thớt sau đó dùng 1/2 quả chanh chà lên thớt, như vậy thớt sẽ sạch và chống vi khuẩn. Sau khi rửa sạch thì lau khô thớt bằng khăn mềm.
Để thớt không bị mùn hay có mùi khó chịu, không nên sử dụng các loại nước tẩy rửa bằng hóa chất, thay vào đó bạn có thể sử dụng chanh, muối, giấm trắng và nước sôi để khử nấm mốc rồi phơi thớt nơi khô ráo thoáng mát.
2. Thớt nhựa
Thớt nhựa được nhiều người ưa dùng vì không thấm nước, không mục, không mùn… Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động mạnh. Nên khi bạn chặt xương hay các nguyên liệu cứng thì thớt nhanh nứt vỡ, dao nhanh hỏng.
Video đang HOT
Khi sử dụng thớt nhựa, bạn cần lưu ý:
- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
- Khi thớt bị ố, ngả màu, nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
3. Thớt thủy tinh
Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị oxy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.
Sau khi sử dụng, cần treo thớt nơi khô thoáng, có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới. Khi chọn mua, nên chọn mua sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và niêm yết kiểm định đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nơi sản xuất.
Vệ sinh thớt sạch sẽ trước và sau khi chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng, vì thớt có ảnh hưởng rất lớn tới an toàn trong bữa ăn. Một chiếc thớt bẩn nếu không được vệ sinh kỹ sau khi sử dụng sẽ mang theo vi khuẩn có hại vào món ăn của gia đình bạn.
Khi vệ sinh thớt, bạn không nên sử dụng quá nhiều hóa chất tẩy rửa. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những chất tẩy rửa tự nhiên như chanh, muối hạt, giấm trắng, nước sôi để chà lên mặt thớt, giúp việc làm sạch nhanh và an toàn hơn.
Cần có các loại thớt riêng để dùng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín, không sử dụng lẫn lộn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
10 điều sai lầm mà nhiều người thường xuyên làm với ngôi nhà của mình, nếu cứ tiếp tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Dưới đây là những thói quen giúp nhà sạch sẽ nhưng lại gây hại cho sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Quét sàn
Với nhiều người, quét sàn là phương pháp nhanh chóng để làm sạch sàn nhà. Nhưng thực ra, dùng chổi quét sàn khó có thể làm sạch hết. Kiểu làm sạch này không loại bỏ được 1/10 tất cả bụi bẩn trong nhà. Các hạt bụi bay lên không khí và bám vào đồ đạc, trong khi các hạt mài mòn nhỏ khác lọt vào lớp phủ của sàn nhà, khiến nó trông bụi bặm. Đó là lý do tại sao không nên quét sàn mà thay vào đó là hút bụi. Hút bụi giúp nhà sạch sẽ trong một thời gian dài hơn.
Sử dụng thớt nhựa thay vì thớt gỗ
Có một lời đồn cho rằng thớt nhựa vệ sinh hơn thớt gỗ nhưng nó không hoàn toàn đúng. Thớt gỗ là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thớt nhựa vẫn an toàn hơn.
Rửa thớt bằng nước rửa chén
Nước rửa chén có tác dụng loại bỏ cặn thức ăn ở thớt. Nhưng các vết trầy xước và vết cắt trên thớt cũng chứa các mảnh vụn thức ăn siêu nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt - và sau khi hấp thụ nước rửa chén, chúng sẽ được chuyển sang bất kỳ thực phẩm nào khác được cắt nhỏ trên thớt. Tốt hơn là khử trùng thớt bằng hydro peroxide.
Đổ bã cà phê và nước sau khi luộc mì hoặc gạo vào bồn
Bã cà phê đổ vào bồn rửa thường gây tắc nghẽn cống. Điều tương tự cũng xảy ra với nước còn sót lại sau khi luộc mì ống hoặc gạo. Chất lỏng dính nhanh chóng lắng xuống các bức tường bên trong của các đường ống, nhưng tan khá chậm, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cống.
Dọn giường ngay sau khi thức dậy
Bất kỳ chiếc giường nào cũng có mạt bụi. Mạt bụi là những sinh vật cực nhỏ ăn các tế bào chết trên da người. Độ ẩm là một môi trường lý tưởng của chúng. Dọn giường có thể gây dị ứng, bao gồm hen phế quản, viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc.
Không đóng rèm cửa
Những người ở căn hộ ở phía nhiều nắng nên đặc biệt chú ý đến điều này. Nếu bạn muốn đồ nội thất và sàn gỗ bền, hãy đóng rèm cửa hoặc rèm trong những ngày nắng nóng. Tia UV có thể khiến đồ nội thất và sàn gỗ nhanh chóng bị xỉn màu và đổi màu.
Để khăn lông trong phòng tắm
Treo khăn lông trên móc phòng tắm có thể trở thành nơi chứa đầy nấm và vi khuẩn. Độ ẩm, nhiệt độ và khí oxy là nơi sinh sản lý tưởng cho chúng. Đó là lý do tại sao để không làm hại làn da, bạn cần thay khăn 2 ngày một lần. Và đừng quên làm khô khăn đúng cách hay dùng khăn giấy thay thế.
Đặt bàn chải nhà vệ sinh vào giá đỡ ngay sau khi làm sạch
Nếu bạn đặt bàn chải nhà vệ sinh vào giá đỡ ngay sau khi sử dụng, vi khuẩn ở nhà vệ sinh sẽ xâm nhập vào giá đỡ và bắt đầu sinh sản. Để tránh điều này, bạn nên treo bàn chải lên trên bát bằng cách đặt nó giữa bát và ghế trong một thời gian, để hơi ẩm thoát ra.
Đổ lá trà còn sót lại trong nhà vệ sinh
Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải. Nếu bạn tiếp tục làm điều này thường xuyên, bề mặt của bồn cầu sẽ chuyển sang màu nâu sẫm do chất tannin có trong trà. Sau đó khó có thể làm sáng bồn cầu như mới.
Phun chất tẩy rửa làm sạch trực tiếp lên bề mặt
Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt đồ nội thất và thủy tinh tạo ra một lớp màng mỏng vô hình trước mắt, khiến bụi bẩn bám vào nhiều hơn. Tốt nhất hãy đổ chất tẩy rửa lên một miếng giẻ hoặc miếng bọt biển trước khi làm sạch.
8 sai lầm rất hay gặp khi dùng nồi chiên không dầu Dùng cho thực phẩm không phù hợp, không dùng dầu ăn, cắt thực phẩm quá nhỏ... là những sai lầm rất phổ biến khi sử dụng nồi chiên không dầu. Nồi chiên không dầu được nhiều bà nội trợ coi là "vị cứu tinh" khi có thể giúp họ làm nhiều món ngon, hợp sở thích lũ trẻ mà không mất nhiều thời...