Hàng ngàn Phật tử, người dân đảnh lễ trước di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trong lễ nhập Kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhiều phật tử, người dân đã đảnh lễ trước di thể của ngài, sau 24 giờ viên tịch, di thể Thiền sư vẫn an nhiên như nằm ngủ.
Sáng nay 23.1, nghi lễ nhập Kim quan của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được cử hành tại Tổ đình Từ Hiếu (P.Thủy Xuân, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế).
Khi di thể của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được chúng đệ tử rước từ thất Lắng Nghe đến lễ đài đặt Kim quan, nhiều tăng ni Phật tử đã được chứng kiến tận mắt di thể của ngài an nhiên như người nằm ngủ.
Di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đưa vào nhập Kim quan vẫn an nhiên như nằm ngủ. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Nghi lễ nhập Kim quan và mọi hoạt động tẩm liệm cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh do đệ tử của ngài trực tiếp thực hiện.
Tăng chúng, phật tử cầu nguyện tại lễ nhập Kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Gương mặt của ngài vẫn điềm nhiên hồng hào và không có một chút thay đổi nào so với khi còn sống.
Sau nghi lễ nhập Kim quan, còn lại các nghi lễ vẫn theo truyền thống Phật giáo Huế.
Video đang HOT
Chương trình của lễ “Tâm tang” Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong ngày hôm nay 23.1 gồm các nghi lễ: thỉnh Giác linh an vị – Thọ tang; 11 giờ: Cung tiến Giác linh – Thọ trai trong chánh niệm (Khai thị – Đọc năm quán (tức quán ngũ uẩn giai không Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức đều không tướng và vô thường – PV) và ăn cơm trong im lặng).
Phật tử cầu nguyện tại lễ nhập Kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Phật tử đến đảnh lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Từ 14 giờ: lễ viếng và đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tùy nghi ngồi thiền, đi thiền cúng dường; 17 giờ: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm; 19 giờ: ngồi thiền và tụng kinh; 21 giờ: Chỉ tịnh (giữ thanh tịnh).
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch: 'Không có gì đã qua và đã mất'
"Không có gì đã qua và đã mất / Không có gì sẽ qua và sẽ mất / Và suối chim khuyên em hôm nay / Hãy vẫn cứ là bông hoa hát ca" - trích bài thơ "Bướm bay vườn cải hoa vàng", thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lần trở về Huế tịnh dưỡng vào năm 2020 - Ảnh: NHẬT LINH
Rạng sáng 22-1, vị thiền sư nơi cổ tự Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế) đã rời cõi tạm đến niết bàn. Và rồi những câu nói, bài thơ, lời pháp giảng của thiền sư được mọi người dẫn nguồn, chia sẻ (share) lại trên mạng xã hội để lan tỏa "tin buồn" này bằng một thứ năng lượng tích cực.
Một cội cây đã về với đất
Tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào sáng 22-1 khiến nhiều người không khỏi đau buồn. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI.
Từ khắp bốn phương, nhiều người đã bày tỏ niềm thương tiếc vị thiền sư qua những lời chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Anh Marcus Vũ Mạnh Cường, nhà sáng lập YxineFF, chia sẻ rằng "đêm qua, một cội cây đã về với đất". Anh Cường chia sẻ rằng trong đời anh đã từng gặp trực tiếp thiền sư 4 lần.
"Đó là những lần mà tôi có thể nhớ được. Còn tôi gặp Thầy mỗi ngày, trong hơi thở, như lời Thầy dạy: "Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày" - anh Cường chia sẻ trên trang cá nhân.
Còn với chuyên gia dự báo thời tiết Huy Nguyễn thì viết rằng: "Cám ơn Sư Ông đã đến với cuộc đời này, đã truyền dạy những điều tuyệt vời để hóa giải những cơn giận, để xoa dịu những nỗi đau và để thấu hiểu".
Nhiều người cũng trích dẫn lại các áng văn trong trẻo đầy tuệ giác của thiền sư trong tác phẩm "Nẻo về của ý". Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm viết: "Thầy đã sống một cuộc đời thật đáng sống, bởi thầy tỉnh thức trong từng phút giây. Di sản của thầy để lại cho tha nhân sẽ còn được truyền tụng mãi, vì những giá trị tư tưởng tuyệt đẹp hướng tới con người và giúp con người thoát khỏi bể khổ: đấy là chánh niệm, tỉnh thức và lòng đại bi. Trong rất nhiều những cuốn sách, những tư tưởng của thầy mà tôi đọc, tôi nghe, tôi xem; cuốn sách để lại cho tôi sự tỉnh thức lớn nhất, là "Nẻo về của Ý".
Bạn trẻ Đoàn Bảo Châu thì chia sẻ: "Cảm ơn người đã đến như vầng trăng dịu dàng và ủi an giữa cuộc đời hỗn loạn và một thế kỷ binh biến của nước Việt, để rồi làm tất cả tan đi, không biên giới, không tôn giáo, không cái anh cái tôi, chỉ còn lại là bao la tình thương".
Tang lễ là khóa tu im lặng và trực tiếp trên mạng xã hội
Một trong những lời thuyết giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh được chia sẻ đi nhiều nhất đó là: "Hôm nay chúng ta hãy sống với nhau cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc thì đó mới chính là good continuation (sự tiếp nối thực sự). Điều đó phải xảy ra từng ngày. Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó.
Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả".
Đoạn thuyết giảng trên được trang web chính thức của Làng Mai đăng tải và được nhiều người chia sẻ. Đây cũng là tâm nguyện của thiền sư trước lúc viên tịch.
Sau khi hay tin thiền sư viên tịch, nhiều tăng ni, phật tử ở Huế đã có mặt tại chùa Từ Hiếu từ rất sớm để hành lễ với vị thiền sư lần cuối. Công tác chuẩn bị cho tang lễ cũng diễn ra trong không khí yên lặng, nhẹ nhàng.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng chúng đệ tử trong lần trở về chùa Từ Hiếu vào năm 2018 - Ảnh: NHẬT LINH
Theo di huấn của thiền sư được ban tang lễ công bố, sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu từ ngày 26-10-2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh thâu thần thị tịch vào lúc 1h30 sáng 22-1, hưởng thọ 97 tuổi và 72 năm hạ lạp.
Lễ tâm tang của thiền sư sẽ diễn ra dưới hình thức là một khóa tu im lặng và được phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook...
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ và tham gia giúp đỡ tổ đình Từ Hiếu trong công tác tổ chức tang lễ thiền sư Thích Nhất Hạnh trang nghiêm, thành kính theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo di nguyện tâm tang của thiền sư.
Cách tri ân tốt nhất là tiếp tục công việc của thiền sư để mang lại hòa bình
Khi hay tin thiền sư Thích Nhất Hạnh qua đời, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã gửi thư chia buồn đến toàn thể chúng đệ tử Làng Mai cùng các tăng ni, phật tử ở Việt Nam cũng như toàn thế giới về sự mất mát này.
Trong thư, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết rất đau buồn khi hay tin người bạn, người anh tinh thần Thượng tọa Thích Nhất Hạnh qua đời. Thiền sư đã sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa.
"Với công cuộc vận động hòa bình, phản đối chiến tranh tại Việt Nam, sự ủng hộ của người đối với Martin Luther King và hơn hết là sự cống hiến của người trong việc truyền bá phương pháp Chánh niệm và Từ bi để không chỉ nhằm đạt được bình an nội tâm mà qua đó, mỗi cá nhân, bằng việc nuôi dưỡng an lạc trong tâm mình sẽ đóng góp cho nền hòa bình đích thực của thế giới. Thiền sư đã sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa.
Tôi tin chắc rằng cách tốt nhất để chúng ta thể hiện lòng tri ân của mình đối với thiền sư là tiếp nối những việc làm của người trong công cuộc thúc đẩy hòa bình trên thế giới" - trong thư viết.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ảnh hưởng và công đức của thiền sư Thích Nhất Hạnh Nhiều hãng truyền thông quốc tế ca ngợi về công đức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đưa tin ông viên tịch. Bài báo về Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên tờ National Catholic Reporter.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Đài CNN ngày 22.1 đưa tin về Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch và gọi ông là một thiền sư lỗi lạc, nhà...