Hàng ngàn người trẩy hội cầu duyên ở thác Pongour
Pongour được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất thác, là thác nước duy nhất của Việt Nam có ngày hội của riêng mình. Hàng năm, cứ đến rằm Tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người lại trẩy hội Thác Pongour để nguyện cầu những điều may mắn, tình yêu son sắt.
Dòng người trẩy hội Pongour
Ngày 19/2 (nhằm ngày rằm Tháng Giêng âm lịch), hàng ngàn du khách và người dân địa phương đã đến tham quan, trẩy hội cầu duyên ở Thác Pongour ( xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Thác Pongour cách Đà Lạt khoảng 50km về phía Nam. Thác cao khoảng 30m, trải rộng hơn 100m, hai bên là vách đá rêu phong dựng đứng, nằm giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp với những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo. Không chỉ một ngọn mà cả dãy thác liền kề; không chỉ đôi ba tầng mà có tới 7 tầng thác với những dòng nước ầm ào tuôn đổ.
Sức hút của thác nước này không chỉ ở vẻ đẹp mà còn từ điều huyền bí nào đó, chưa ai có thể cắt nghĩa đầy đủ được. Với người K’Ho, vào rằm Tháng Giêng – lần trăng tròn đầu tiên của mùa xuân ấm áp, sung túc, mọi người tụ họp ở Pongour để tưởng nhớ nàng K’Nai và các “ngài” tê giác.
Theo tiếng K’Ho, Pongour là thác bốn sừng tê giác (pon là bốn, gour là sừng). Có truyền thuyết rằng thuở xa xưa tù trưởng dân tộc K’Ho là nàng K’Nai xinh đẹp. Nàng không những cảm hóa, sai khiến được bốn chúa sơn lâm tê giác bạt núi san đồi tạo nên thác nước hùng vĩ, với tiếng gầm thét vang xa vạn dặm để uy hiếp kẻ thù, mà còn vượt qua bao nhiêu rào cản của luật tục lạc hậu để bảo vệ tình yêu.
Ngày hội khá xôm trò với múa sạp, xòe Thái, thi nấu cơm lam, tổ chức lửa trại, biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, tổ chức leo núi và nhiều trò chơi dân gian khác.
Video đang HOT
Du khách hào hứng nhày múa cùng người dân địa phương
Đối diện với thác là bãi Tiên Sa, khu vực có dòng nước chảy êm nhất với những phiến đá lớn ở Thác Pongour thích hợp cho việc tổ chức picnic và chơi các trò team building. Nhiều thanh niên rủ nhau tắm thác để cầu may.
Tắm thác để cầu may
Theo tienphong.vn
Hoa sen, chim phóng sinh... tăng giá mạnh dịp Rằm tháng giêng
Tại TP HCM, nhu cầu đi chùa cúng sao giải hạn của người dân tăng cao kéo theo các dịch vụ bán nhang đèn, chim phóng sinh, hoa sen... cũng hút khách.
Cứ đến dịp Rằm tháng Giêng (tết Nguyên Tiêu), đông đảo người dân tại TP.HCM đi lễ chùa, và phóng sinh cầu an cho năm mới. Theo ghi nhận của phóng viên vào tối ngày 14 âm lịch khắp các con đường gần chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, chùa Hoằng Pháp...đã tấp nập các điểm bán hoa sen, nhang đèn và chim phóng sinh .
Do nhu cầu của người dân cao, nên giá bán của những lễ vật cúng cao gấp đôi ngày thường, đặc biệt là .
Tại một số con đường gần chùa Vĩnh Nghiêm, Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi... nếu như ngày thường hoa sen một bó 5-6 bông chỉ với giá 30.000- 40.000 đồng tùy loại sen trắng hay sen đỏ thì nay giá bán tăng lên 70.000- 80.000 đồng/bó.
Cô Liên, một người bán hoa sen tại chùa Vĩnh Nghiêm cho biết vào rằm tháng giêng , hoa sen và nhang đèn là mặt hàng bán chạy hơn cả.
Hoa sen, nhang đèn... được bán khắp các con đường gần chùa. Ảnh: Thu Hà
"Việc bán 300-400 trăm bông sen trong một ngày là chuyện bình thường trong những ngày rằm. Từ sáng tới giờ, tôi ngồi gấp cánh sen liên tục mà không kịp hàng cho khách mua lễ Phật", cô cho hay.
Dù mỗi bó từ 70.000-80.000 đồng nhưng dịp rằm cô bán được hàng trăm bông hoa sen. Ảnh: Thu Hà
Tương tự nhang đèn cũng được dịp tăng giá cao hơn ngày thường 5.000- 6.000 đồng/ loại.
Nhang đèn được đông đúc người dân mua để lễ Phật. Ảnh: Thu Hà
Không chỉ thế, nắm được tâm lý của người mua đồ phóng sinh, đó là giá nào cũng sẽ mua, nhiều tiểu thương đã nâng giá bán lên gấp đôi. Nếu như ngày thường giá chim phóng sinh khoảng 15.000 - 30.000 đồng/cặp thì những ngày này giá tăng lên gấp đôi khoảng 40.000 - 50.000 đồng/cặp.
Một con chim có giá 20.000 đồng, vẫn được người dân mua để phóng sinh cầu an. Ảnh: Thu Hà
Gia đình anh Thiên (Quận 3, TP.HCM) vừa mua chim phóng sinh, vừa chia sẻ: "Biết là giá cao gấp đôi ngày thường, nhưng mà đầu năm nên cứ mua phóng sinh để cầu an lành".
Một em bé cùng ba mẹ thả chim để phóng sinh tại chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: Thu Hà
Ngoài các mặt hàng phổ biến thì sách tử vi để xem sao giải hạn cũng đắt khách. Cô T. chủ hàng bán sách tử vi trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm cho biết khách mua sách để xem sao chiếu mệnh và xem lễ để cúng giải hạn.
Theo khảo sát, giá sách thì niêm yết sau cuốn sách, trung bình từ 40.000- 50.000 đồng/cuốn. Đối với các tờ giấy coi sao, mệnh theo từng con giáp sẽ là 5.000 đồng/tờ. Cô T. cho hay những tờ giấy photo về tử vi theo con giáp được nhiều người mua hơn, bởi nhỏ gọn.
Sách tử vi, nhang đèn , hoa sen... đắt hàng ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ảnh: Thu Hà
Theo cafef.vn
Đang hí hửng vì sắp được vi vu tận hưởng gió biển nào ngờ chỉ một câu nói qua điện thoại của mẹ chồng đã làm tiêu tan mọi thứ! Làm dâu đã khổ, làm dâu trưởng còn khổ hơn nhiều. "Anh, anh ơi, vé Phú Quốc đang rẻ, hay em đặt rồi nhà mình đi...", mọi dự định cho 2 đứa con đi du lịch ra bãi biển, vợ chồng đổi gió sau một cái Tết quần quật tiêu tan khi mẹ chồng tôi lại ca lại điệp khúc cũ "cúng cả...