Hàng ngàn người sập bẫy đường dây lừa đảo, mất trắng cả trăm tỷ đồng
Với hình thức tuyển cộng tác viên, khoảng 5.000 người đã sập bẫy đường dây lừa đảo, qua đó các đối tượng chiếm đoạt của nạn nhân hơn 100 tỷ.
Ngày 19/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Hà Tĩnh cho biết vừa khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 41 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” dưới hình thức tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng Internet. Đây là đường dây đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng 5.000 người ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt ước tính hơn 100 tỷ đồng.
Các đối tượng trong đường dây “siêu lừa đảo”
Trước đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an Hà Tĩnh phát hiện một đường dây tội phạm hoạt động lừa đảo qua mạng với quy mô rất lớn nên đã xác lập chuyên án để đấu tranh triệt xóa. Đường dây này có hơn 50 đối tượng do Lê Bá Hải (SN 1990, quê ở Thanh Hóa, nơi ở tại phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) cầm đầu đã thực hiện hành vi lừa đảo của các bị hại ở khắp các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước.
Video đang HOT
Đối tượng cầm đầu Lê Bá Hải tại cơ quan điều tra.
Ngay sau đó, lực lượng Cảnh sát hình sự tinh nhuệ của Công an Hà Tĩnh đã được cử đến 35 tỉnh, thành phố để thu thập thông tin, tài liệu xác định các đối tượng trong đường dây. Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong Công an tỉnh và các đơn vị địa phương, cùng với Công an Thành phố Hà nội, Công an tỉnh Thanh Hóa huy động hơn 100 cán bộ, chiến sỹ đồng loạt bắt, giữ, khám xét 40 đối tượng (trong đó có 12 đối tượng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu) tại 40 địa điểm khác nhau ở Hà Nội và Thanh Hóa, thu giữ 1 ô tô, 64 điện thoại di động, 45 máy tính xách tay, 40 tài khoản ngân hàng, hơn 2 tỷ đồng tiền mặt và nhiều tài sản, tài liệu liên quan.
Kết quả điều tra bước đầu xác định, từ khoảng tháng 6/2021 đến khi bị bắt, Lê Bá Hải cùng đồng bọn đã lôi kéo hơn 50 đối tượng tham gia hoạt động lừa đảo qua mạng rồi tổ chức thành 11 nhóm (các đối tượng gọi là “Văn phòng”) hoạt động ở địa bàn TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa theo mô hình công ty có nhiều văn phòng hoạt động trực tuyến, phân công cho 11 đối tượng làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm tuyển dụng, hướng dẫn, điều hành hoạt động phạm tội của từng nhóm. Các nhóm này có phương thức, thủ đoạn tuyển cộng tác viên đăng bài bán bản vẽ thiết kế trên mạng Internet, sau đó đưa ra các thông tin gian dối, hứa hẹn hấp dẫn để lừa đảo chiếm đoạt tiền của cộng tác viên (người bị hại).
Ban chuyên án khám xét nơi làm việc của các đối tượng.
Quá trình điều tra xác định, đường dây tội phạm này được tổ chức chặt chẽ, hoạt động trực tuyến rất tinh vi, sử dụng giao dịch tiền ảo để rửa tiền chiếm đoạt, sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ, tài khoản mạng xã hội ảo để xóa dấu vết, đối phó với các cơ quan chức năng.
Bắt cựu cán bộ ngân hàng bị tố lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng
Từng là cán bộ ngân hàng, Khánh đã lợi dụng lòng tin, lừa đảo nhiều người dân giao tiền cho mình để làm dịch vụ đáo hạn vay ngân hàng lấy lãi, nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngày 5/11, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam một đối tượng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng bị khởi tố là Phạm Duy Khánh (SN 1991), trú tại thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch. Khánh nguyên là cán bộ kho quỹ phòng giao dịch của một ngân hàng tại địa bàn huyện Bố Trạch.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình thông báo lệnh bắt tạm giam Phạm Duy Khánh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh cơ quan công an cung cấp).
Theo điều tra từ cơ quan công an, từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2020, Khánh đã đề nghị nhiều người trên địa bàn huyện Bố Trạch giao tiền cho mình để làm dịch vụ đáo hạn vay ngân hàng lấy lãi. Các khoản vay đáo hạn có thời gian ngắn khoảng từ 2-7 ngày, nhưng lãi suất cao (theo thỏa thuận gói vay từ 1.000-2.000 đồng/triệu/ngày).
Được Khánh hứa hẹn và thanh toán ban đầu đầy đủ nên không ít người tin tưởng giao tiền cho Khánh nhiều lần, tổng số tiền lớn. Khi đã lấy được tiền, Khánh không thực hiện dịch vụ đáo hạn mà sử dụng vào mục đích khác để chiếm đoạt.
Được biết, đã có 13 người dân ở địa bàn huyện Bố Trạch tố cáo Phạm Duy Khánh về hành vi vay tiền để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt số tiền hơn 19 tỷ đồng.
Hiện vụ việc vẫn đang được Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục điều tra, mở rộng.
Khởi tố đôi nam nữ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng Dựng "bình phong" là đưa người đi xuất khẩu lao động, từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2019, Hiếu và Hằng đã dùng thủ đoạn gian dối, hứa hẹn, thu của mỗi bị hại từ 90 đến 127 triệu đồng. Ngày 4/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Tuyên Quang đã ra Quyết định khởi tố bị can, thi hành...