Hàng ngàn người đổ về lễ hội Chùa Bà Bình Dương
Từ trưa ngày 4/3 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về Chùa Bà Thiên Hậu để hành hương, cầu khẩn và tham dự lễ hội lớn nhất trong năm.
Tuy không nhiều lễ hội như những nơi khác nhưng tỉnh Bình Dương có nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên tại các đình thần, lễ hội đua thuyền truyền thống…
Tuy nhiên tiêu biểu nhất là lễ hội chùa Bà hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu mà người dân khắp nơi thường gọi là lễ hội Chùa Bà. Đây là một nơi tín ngưỡng dân gian quan trọng của hàng ngàn người dân Bình Dương và các vùng lân cận.
Hàng năm, Chùa Bà Thiên Hậu tổ chức lễ hội rước kiệu Bà vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch, đây được xem là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương. Tâm điểm của lễ hội là Lễ cúng Vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng.
Lễ cúng Vía Bà xong sẽ diễn ra lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền. Kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
Khách đến hành hương vào chiều 14 tháng Giêng sẽ vào Chùa Bà theo cổng phụ hai bên
“Năm nào tôi cũng đến đây lễ viếng tại Chùa Bà để cầu bình an, sức khỏe cho cả gia đình, cầu cho công việc thuận lợi cả năm” – Bà Nguyễn Thị Hoàng (quê Bình Phước) chia sẻ.
Tại chánh điện, rất đông người dân đến lễ viếng
Ghi nhận thực tế cho thấy, tại quanh khu vực Chùa Bà vẫn khá thông thoáng, lực lượng chức năng, bảo vệ được bố trí để hướng dẫn khách đến hành hương.
Vấn đề an ninh, phòng chống trộm cắp, móc túi mỗi khi đi lễ Chùa Bà luôn là nỗi bất an của nhiều người dân. Tại lễ hội Chùa Bà năm nay, ông Lý Lai Phát, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Chùa Bà Bình Dương cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có vài vụ trộm cắp vặt xảy ra, bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng gần 200 người, gồm: Công an Phòng chống tội phạm, Công ty bảo vệ, Dân phòng… làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực Chùa Bà. Ngoài ra, công tác phòng chống cháy nổ, giữ gìn và làm sạch vệ sinh môi trường được Ban Tổ chức đặc biệt quan tâm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các “hiệp sĩ” Bình Dương luân phiên nhau tuần tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng nghi vấn để kịp thời ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm cho khách đến chùa.
Một số hình ảnh tại ghi nhận tại Chùa Bà vào chiều 14 tháng Giêng:
Khu vực trước Chùa Bà được trang trí lộng lẫy, hàng ngàn người dân đang đổ về đây để dự Lễ cúng Vía Bà sẽ diễn ra vào đêm nay
Khách hành hương chuẩn bị nhang vào cúng Chùa Bà
Thả chim phóng sinh là một “thủ tục” không thể thiếu của nhiều người dân khi đi lễ Chùa Bà
Thành tâm cầu khấn cho một năm bình an
Viết vào sổ giải hạn để mong mọi biến cố trôi qua
Xin lộc tại Chùa Bà
Chánh điện Chùa Bà luôn đông đúc người dân đến lễ viếng.
Trung Kiên – Xuân Hinh
Theo Dantri
Nỗ lực để có một lễ hội Đền Trần đẹp hơn
Để có một lễ hội đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương, Ban tổ chức lễ hội Đền Trần năm 2015 đã lên kế hoạch ngăn chặn những thực trạng phản cảm như "chặt chém" du khách, chen lấn, xô đẩy, cướp lộc cầu may, khất thực...
Năm nay lễ hội Đền Trần sẽ phục dựng thêm nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ rước kiệu đặt bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường. Một nghi thức rất quan trọng, trang trọng của Vương triều Trần bị mai một từ rất lâu, bây giờ mới được phục dựng.
"Đội quân" hành khất làm xấu hình ảnh lễ hội Đền Trần.
Song song với việc tổ phục dựng để tạo ra một lễ hội Đền Trần đầy đủ bản sắc, lễ hội Đền Trần năm 2015 cũng được Ban tổ chức làm chặt chẽ hơn về vấn đề an ninh trật tự, để có một lễ hội đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương, Ban tổ chức sẽ giảm tải những tình trạng phản cảm tại lễ hội Đền Trần.
Cụ thể, về tình trạng "chặt chém", ép giá, tăng giá, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, liên tục đi kiểm tra, yêu cầu các chủ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ trên địa bàn thành phố Nam Định và các điểm lân cận Đền Trần, yêu cầu không được nâng giá, ép khách.
Bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nam Định, Trưởng ban tổ chức lễ hội Đền Trần năm 2015 cho biết "Hiện nay chúng tôi cũng đã niêm yết, thông báo công khai các địa chỉ ăn, nghỉ uy tín trên địa bàn thành phố Nam Định, đồng thời sẽ bố trí lực lượng để xử lý ngay nếu du khách phản ánh việc bị chặt chém, ép giá".
Những người bán hàng trên đường phân cách lối vào Đền Trần năm 2014.
Ở lễ hội Đền Trần năm 2014, người hành khất được đưa vào những trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định, giúp giảm đáng kể tình trạng người ăn xin làm phiền lòng du khách. Năm 2015, Ban tổ chức cùng các cơ quan chức năng đã tổ chức xe, kinh phí đưa toàn bộ số người ăn xin về quê hoặc gửi vào các trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Nam Định.
Từ trước đó 1 tuần, Công an thành phố Nam Định và Công an phường Lộc Vượng đã tổ chức các chốt trực để cấm, dẹp các hàng quán bán hàng trên các trục đường giáp Đền Trần. Việc chen lấn, xô đẩy ở Đền Trần, UBND tỉnh đã thông qua phương án bảo vệ an ninh, trật tự đêm khai ấn. Các lực lượng như CSGT, CSCĐ, an ninh trật tự sẽ tiến hành phân làn giao thông ngay từ các cửa ngõ vào Đền Trần để tránh ách tắc. Khu vực nội điện, nơi diễn ra lễ khai ấn là sân đền Thiên Trường sẽ được tổ chức an ninh chặt chẽ nhất.
Nhiều người dân và du khách lấy lộc trên điện thờ ngoài sân Đền Trần năm 2014.
Số lượng quan khách được giới hạn phù hợp với khu vực tổ chức lễ khai ấn. Công an Nam Định sẽ bố trí các khu vực cụ thể cho từng thành phần tham dự lễ khai ấn như quan khách, báo chí, người dân địa phương tham gia đoàn rước, vị trí rước kiệu và tổ chức khai ấn.... Việc chen lấn, xô đẩy đứng gần kiệu rước ấn, ném tiền vào kiệu rước ấn hiện Ban tổ chức cũng đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân và du khách thập phương.
Năm nay, Ban tổ chức cũng quyết định tiến hành phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương sớm hơn một tiếng đồng hồ so với năm trước, tức là từ 6 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng. Địa điểm phát ấn vẫn diễn ra tại nhà Giải vũ và Nhà trưng bày Đền Trùng Hoa để tránh tình trạng chen lấn, tranh cướp ấn.
Đức Văn
Theo Dantri
Mùa Xuân đầu tiên đảo Lý Sơn hòa điện lưới quốc gia Tết Ất Mùi năm nay, hơn 22.000 người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ đón một cái Tết thật đặc biệt. Đây là Tết đầu tiên người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Đến Lý Sơn những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của người dân nơi đây. Để đón chào năm mới Ất Mùi,...