Hàng ngàn người đi xem hát bị lừa
Đêm 15/12, hơn 2.000 người dân tỉnh Bến Tre hồ hởi đi xem ca nhạc nhưng nơi thì đơn vị tổ chức đã ôm tiền bỏ trốn khi chưa diễn tiết mục nào, nơi thì không có ca sĩ như quảng cáo. Người dân chờ đợi rồi phẫn nộ đập phá đến tận 1h sáng 16/12.
Chương trình được quảng cáo có Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, danh hài Hoài Linh. Nhưng chẳng những không có mà người mua vé cũng không được xem tiết mục nào – Ảnh: Thúy Hằng
Tờ bướm quảng cáo chương trình “Đỉnh cao âm nhạc – giải trí xuyên đất Việt” với tên các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, danh hài Hoài Linh… Trong ảnh: ông Phan Văn Thuận – người làm thuê – bị vạ lây vì ông bầu bỏ trốn – Ảnh: Thúy Hằng
Đêm diễn do Công ty TNHH biểu diễn nghệ thuật Thanh Phong đứng ra tổ chức tại Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre và sân vận động thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri (Bến Tre). Theo tờ bướm quảng cáo, chương trình chúc mừng năm mới 2013 này có sự góp mặt của các ngôi sao Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng, danh hài Hoài Linh và 13 ca sĩ, nhóm hài nổi tiếng khác. Từ 17h ngày 15/12, có khoảng 400 người dân đã mua vé (giá 80.000 đồng/vé) xem hát ở Trung tâm văn hóa tỉnh. Tại sân vận động thị trấn Ba Tri có hơn 1.600 người mua vé (giá 60.000 đồng/vé) để được gặp các thần tượng.
Điểm diễn trở thành… “chiến trường”
Sáng 16/12, quang cảnh tại Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre chẳng còn một dấu tích gì của đêm hỗn loạn vì toàn bộ vật dụng có thể lấy được đều bị người đi xem hát “hốt” hết, kể cả các panô quảng cáo. Từ sớm, nhiều nạn nhân với vẻ mặt thất vọng lẫn phẫn nộ quyết gặp lãnh đạo Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre để đòi lại tiền vé. Ai cũng bày tỏ sự tức giận vì bị lừa gạt ngay chính Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre trực thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh.
Video đang HOT
Bà Võ Thị Trang – nhà tận xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm – mắt đỏ hoe kể lại hôm qua cả nhà bà và những nhà hàng xóm kéo nhau lên đây coi hát. Đoàn của bà đã mua 22 vé, thuê 22 cái ghế hết 220.000 đồng, tính tổng cộng hết gần 2 triệu đồng (chưa tính tiền xe cộ, bánh trái) nhưng chẳng xem được tiết mục nào. “Nghe nói có Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh về, cả nhà tui mê quá trời mới tranh thủ phơi lúa thóc, tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ đẹp rồi rủ rê hàng xóm đi coi hát. 6h chiều là nhà tui đã mua vé và giữ ghế chờ sẵn rồi, vậy mà…” – bà Trang bùi ngùi nói.
Những người dân quá khích đã “gom” hết tài sản của đoàn hát nhưng không ai ngờ cả dàn âm thanh, ánh sáng, sân khấu đều do ông bầu đi thuê bên ngoài. Bà Ngô Thị Nhung – ở huyện Củ Chi, TPHCM, chủ nhân dàn âm thanh, ánh sáng và 700 cái ghế nhựa – cho biết bà cho ông bầu Tuấn thuê hai dàn này (ở TP Bến Tre và Ba Tri) với giá 12 triệu đồng, nhưng chỉ đưa trước có 3 triệu đồng. “Giờ ông bầu Tuấn không liên hệ được, tui mất trắng hết 400 triệu đồng rồi”.
Trong khi đó tại huyện Ba Tri, có sáu ca sĩ, nhóm hài biểu diễn được hơn mười tiết mục. Đến lúc người dân nằng nặc đòi ca sĩ Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Linh biểu diễn thì ông bầu hoảng quá biến mất. Sau đó khung cảnh hỗn loạn lại diễn ra. Người dân tưởng những người làm thuê cho bà Nhung là người của ban tổ chức nên rượt đánh. Ông Phan Văn Thuận, người làm thuê cho bà Nhung, kể lúc dân xúm lại đánh, ông nhanh chân tẩu thoát. Do không có tiền đi xe nên ông cùng hai người nữa phải đi bộ từ huyện Ba Tri về TP Bến Tre đến gần sáng mới đến nơi.
Công ty Thanh Phong “có dấu hiệu lừa đảo”
Theo các ca sĩ tham gia đêm diễn ở Ba Tri, chương trình do ông bầu Nguyễn Minh Tuấn (còn gọi là Tuấn “bánh cam”) đứng ra tổ chức. Ca sĩ hát xong ở Ba Tri định về TP Bến Tre hát tiếp nhưng không thấy ông bầu đâu nên bỏ về luôn. “Mình chưa được trả xu nào tiền catsê. Lúc nghe có ca sĩ Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng mình cũng bất ngờ. Sau vụ này chắc không dám về Bến Tre nữa” – ca sĩ Lương Gia Huy cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Văn Hùng, phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bến Tre, cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố như thế này. Sở VH-TT&DL tỉnh Bến Tre căn cứ vào giấy cấp phép lưu diễn của Sở VH-TT&DL TP.HCM cho Công ty TNHH biểu diễn nghệ thuật Thanh Phong (từ ngày 6/11/2012 đến 6/2/2013) mà cấp giấy phép biểu diễn chứ không kiểm duyệt lại nội dung chương trình.
Theo danh mục biểu diễn trong giấy cấp phép, các tiết mục ca nhạc, ca cổ không hề có các ca sĩ mà chương trình quảng cáo. Khi chúng tôi hỏi Sở VH-TT&DL tỉnh Bến Tre về những quảng cáo rầm rộ từ ngày 7/12 với những mỹ từ như “chương trình đỉnh cao âm nhạc, giải trí xuyên đất Việt với các ngôi sao lừng danh”… không đúng với nội dung cấp phép, ông Hùng thừa nhận phía sở phát hiện chậm trễ và cũng lúng túng chưa biết xử phạt thế nào. “Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nhưng bước đầu có thể xác định công ty này có dấu hiệu lừa đảo. Sở sẽ tiếp tục điều tra và liên hệ với Sở VH-TT&DL TP.HCM để làm rõ vụ việc. Đây là bài học rất đắt giá, sở sẽ có biện pháp xử lý nghiêm đơn vị sai phạm và có câu trả lời hợp lý để trấn an bà con. Đồng thời sở cũng sẽ thông báo đến sở VH-TT&DL các tỉnh ĐBSCL để tránh xảy ra tình trạng tương tự” – ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Thanh Sang, chánh thanh tra Sở VH-TT&DL Bến Tre, cho biết chương trình biểu diễn này chỉ được phép tổ chức ở Trung tâm văn hóa tỉnh Bến Tre vào đêm 15/12, còn ở sân vận động thị trấn Ba Tri là vào đêm 16/12. Sở đang làm rõ lý do vì sao chương trình tại sân vận động thị trấn Ba Tri lại được phép diễn ra sớm hơn một ngày so với thời gian công ty này đã đăng ký.
Xem xiếc… hụt ở Kon Tum
Đêm 15/12, hàng ngàn người dân tỉnh Kon Tum lục tục kéo về rạp 16-3 (đường Hoàng Văn Thụ, P.Quyết Thắng, TP Kon Tum) để xem “Chương trình ảo thuật – xiếc hài đặc biệt” do Công ty tổ chức biểu diễn Ngọc Viên (TP.HCM) phối hợp với Hội Cựu chiến binh TP Kon Tum tổ chức. Giá vé được bán 100.000 đồng/hai người. Trên tấm vé ghi rõ thời gian biểu diễn lúc 19h30 ngày 15/12. Thế nhưng đến giờ biểu diễn, phía trên sân khấu vẫn trống trơn. Khán giả càng chờ đợi càng vô vọng. Đến hơn 20h, khán giả đã hết kiên nhẫn để chờ tiếp, một số người quá khích đã có hành vi gây rối.
Khi ban tổ chức rạp phải nhờ lực lượng công an đến can thiệp, khán giả mới chịu ra về trong sự bức xúc. Trong đó có nhiều người dân tận huyện Đăk Glei đã vượt hàng trăm cây số để về TP Kon Tum xem xiếc. Nhiều thầy cô giáo tại các xã vùng sâu vùng xa của huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi… đi theo đơn vị trường cũng đành lủi thủi ra về. “Họ đến bán vé tại hầu hết các trường trên địa bàn huyện, thầy cô chúng tôi phải bỏ ra cả trăm ngàn để có được vé xem, giờ thì… chẳng thấy bóng dáng đoàn xiếc đâu” – một cô giáo bực bội nói.
Ông Thiều Anh Hà – phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Kon Tum – cho biết chương trình này do hội phối hợp với Công ty tổ chức biểu diễn Ngọc Viên thực hiện nhằm gây quỹ hỗ trợ xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội, đơn vị đã phát hành tổng số 2.500 vé. Đến 21h30, khi khán giả đã ra về hết thì chiếc xe khách chở đoàn biểu diễn mới trờ tới, ông Nguyễn Văn Đức – giám đốc Công ty tổ chức biểu diễn Ngọc Viên – phân bua: “Đoàn rời TP.HCM lúc 3h sáng 15/12, tuy nhiên do đường quá xấu nên không lường hết được và nhiều lần bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ dẫn tới sự cố này…”.
Ông Đức nói sẽ bàn với ông Hà tìm cách khắc phục, tuy nhiên tới chiều 16/12, cả hai ông vẫn chưa cho biết sẽ khắc phục bằng cách nào.
Theo Dantri
Ngừng bán vé tàu Tết qua mạng
Ngày 14/12, ga Sài Gòn thông báo ngưng nhận đặt chỗ tàu Tết qua mạng kể từ 18h ngày 14/12. Theo kế hoạch, số chỗ tàu Tết còn lại sẽ chuyển đến các ga để bán trực tiếp từ ngày 20/12.
Trong ngày đầu tiên mở bán (10/12), mạng bán vé tàu Tết gặp nhiều trục trặc dẫn đến nghẽn mạng trong buổi sáng. Ngay sau đó, đơn vị quản lý website bán vé tàu đã có nhiều biện pháp khắc phục và hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường.
Tính đến 16h ngày 14/12, số vé tàu Tết đã bán trên toàn hệ thống ngành đường sắt là hơn 98.000 chỗ (kể cả vé khứ hồi), trong đó vé chiều ra Sài Gòn - Hà Nội chiếm 80%.
Rất đông người chờ đợi đặt vé tàu qua mạng ngay tại ga Sài Gòn trong ngày 14/12
Theo ghi nhận của PV Dân trí, trong suốt buổi sáng 14/12, tại hai điểm truy cập internet miễn phí của ga Sài Gòn vẫn có rất đông người dân tập trung đặt mua vé qua mạng, đa phần là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng.
Anh Đoàn Hữu Khá (quê Quảng Trị, sinh viên trường đại học Sài Gòn), cho biết: "Sau nhiều ngày truy cập nhưng tôi vẫn không thể đăng ký được, hôm nay là ngày cuối cùng hy vọng sẽ mua được tấm vé để về quê". Thế nhưng, nỗi thất vọng đã lộ rõ trên khuôn mặt của anh Khá khi trang web phản hồi là không có chỗ theo yêu cầu của anh.
Trong khi đó, tại tầng hai của nhà ga Sài Gòn có rất đông người đến chờ đợi thanh toán để nhận vé. Đại diện ga Sài Gòn cũng liên tục thông báo "Quý khách đã đăng ký thành công vé tàu qua mạng và đã thanh toán tiền tại ngân hàng có thể ra về, chỉ cần có mặt trước lúc tàu chạy 2 giờ đồng hồ để nhận vé là được, nhằm tránh áp lực cho nhà ga". Tuy nhiên, lượng khách chờ tại ga vẫn không giảm.
Chán nản chờ đợi để có 1 tấm vé về quê ăn Tết
Dự kiến đến ngày 20/12, những chỗ còn lại trên hệ thống website và những chỗ đã đặt thành công trên mạng nhưng không thanh toán tiền đúng thời hạn, hoặc trả lại chỗ sẽ được chuyển về các ga để bán trực tiếp cho hành khách. Tuy nhiên, điều ngành đường sắt lo ngại là sẽ diễn ra tình trạng "tranh mua" tại ga trong ngày bắt đầu bán vé trực tiếp này.
Theo Dantri
Mạng bán vé tàu Tết đã thông, gần 40.000 chỗ đã được đặt Sau ngày đầu tiên (10.12) bán vé tàu tết Quý Tỵ qua mạng gặp phải sự cố nghẽn mạch khiến nhiều người không đặt được chỗ, ngày 11.12, mạng đã thông trở lại nên số người đặt được chỗ vé tàu tết tăng vọt. Tính đến khoảng 14 giờ ngày 11.12 đã có gần 40.000 chỗ vé tàu tết đi vào những cao...