Hàng ngàn người dân Tây Nguyên rời quê bằng xe máy
Hàng ngàn người dân Tây Nguyên, chủ yếu là công nhân và sinh viên đang làm việc và học tập tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM… đã rời quê trở lại nơi làm việc bằng xe máy.
Nhiều người dân Tây Nguyên chọn xe máy làm phương tiện về quê và trở lại nơi làm việc dịp Tết
Ngày 9/10 (tức mồng 10 Tết), quốc lộ 14 trở nên náo nhiệt với dòng người từ các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông và Bình Phước (thuộc Đông Nam Bộ) đổ về các tỉnh thành lân cận để bắt đầu những ngày làm việc đầu năm.
Do kinh tế khó khăn, nhằm tiết kiệm chi phí đi lại nên nhiều người đã chọn cách chạy xe máy để về quê ăn Tết và cũng chính phương tiện này lại đưa họ quay lại nơi làm việc, học tập.
Việc sử dụng xe máy giúp nhiều người tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể và chủ động trong việc đi lại
Áo quần nhuốm đầy bụi, gương mặt thấm mệt, chị Hồ Thị Mai (quê Đắk Lăk) cho biết: “Quãng đường từ nhà đến TPHCM dài hơn 400km nên từ mờ sáng tôi và nhiều người khác đã khởi hành bằng phương tiện xe máy. Dù đi đường dài cũng mệt nhưng tiết kiệm được nhiều chi phí và đỡ phải chịu cảnh nhồi nhét của xe khách đầu năm”.
Cũng theo chị Mai, nếu đi xe máy thì tiết kiệm được phân nửa tiền, bởi cứ một chiếc xe máy thì có hai người đi và chi phí xăng xe, ăn uống dọc đường chỉ mất khoảng 500 ngàn đồng. Trong khi đó, nếu đi xe khách thì hai người mất gần 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Hành trình dài nên khoảng 60km các nhóm nghỉ bên đường 1 lần
Ghi nhận dọc tuyến đường quốc lộ 14, hàng ngàn phương tiện xe máy chia nhau thành từng nhóm nhỏ để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố. Để vượt qua quãng đường dài vài trăm km trong khi tuyến đường quốc lộ 14 đang thi công, mặt đường ổ gà, “ổ voi”… nhiều công nhân, sinh viện đã rất vất vả.
Dọc tuyến đường quốc lộ 14, những quán nước giải khát, những rừng thông, lùm cây có tán rộng cho bóng mát luôn là điểm dừng chân lý tưởng để người dân nghỉ ngơi trên chặng đường dài.
Thế Phong
Theo Dantri
Hàng tết "dài cổ" chờ khách mua
Chào hàng từ ngày ông Công ông Táo, nhưng hết ngày 27 Tết lượng bán ra vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không ít tiểu thương méo mặt: "Vài người đến hỏi để thăm dò giá rồi bỏ đi, sức mua năm nay èo uột quá!".
Ngoài lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống tất yếu thường ngày, các mặt hàng tết "để trưng, để chơi" trong dịp tết như mai, đào, dưa, bưởi, hoa các loại... cũng ùn ùn đổ về TPHCM. Từ chợ hoa cho đến công viên, vỉa hè, sắc xuân tràn ngập, hàng hóa đủ chủng loại "thượng vàng hạ cám", nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mấy mặn mà.
Người mua chỉ ngắm chứ chưa "mặn mà" mua
Dắt cả gia đình vào công viên Hoàng Văn Thụ để đi chợ hoa ngày cận tết, ông Nguyễn Văn Hào (ngụ tại quận Phú Nhuận) lượn quanh ngắm các gốc mai đã bắt đầu bung những bông hoa vàng rực. Nhìn dáng cây và sắc hoa, vị khách có vẻ ưng ý nhưng sau khi trao đổi, chủ hàng báo gốc mai ông vừa xem có giá 5 triệu đồng thì vị khách chỉ đứng gật gù rồi... quay gót. "Thời điểm này giá còn cao quá, mua về thì sợ "hớ" để mai mốt xem thế nào, nếu giá mềm thì mua về chơi, không thì chuyển sang chơi loại hoa khác" - ông Hào cho biết.
Mai là loại cây cảnh đặc trưng cho ngày xuân đất Sài thành, tuy nhiên giữa thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn nên không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua hoa chơi trong vài ngày tết. Tuy nhiên, những cây đẹp có giá hàng chục triệu đồng ngay sau khi chào hàng đã tìm được chủ. "Nhiều cây lớn, dáng đẹp phù hợp để chưng ở công sở, hay để những "đại gia" mua làm quà xuân cho bạn bè, tuy số lượng ít nhưng thời điểm này anh em tôi bán khá đắt hàng. Song loại cây chỉ có mức giá tiền triệu chiếm số lượng lớn trong các chậu cảnh của cả vườn thì bán lại rất chậm." Anh Nguyễn Đăng Bình, chủ một vườn mai tại quận 12 hiện đang thuê mặt bằng để bán trên đường Thành Thái, quận 10 cho biết.
Hết ngày 27 tết nhưng nhiều người bán hoa, trái cây còn ngồi chờ khách
Trong khi đó, các mặt hàng đào, quất nơi xứ Bắc chuyển vào có giá từ vài triệu đồng một cây hiện chưa có mấy khách hỏi mua. Những loài hoa khác như hoa cúc, hướng dương, mào gà, vạn thọ... gần như mới chỉ mang ra chào hàng. "Thời tiết năm nay khá mát mẻ rất thuận lợi cho cây hoa bung nở và giữ được hương sắc dài ngày nhưng có lẽ vẫn còn hơi sớm để người chơi mua về chưng bởi họ sợ hoa bị tàn trước tết." Chị Nguyễn Thị Thùy Trang chủ một sạp hoa trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3 chia sẻ.
Một trong những mặt hàng tết cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng là các loại trái cây. Dưa hấu, bưởi, xoài, dừa, cam... nhập về từ các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ phần lớn đang còn nằm lăn lóc trên sạp hàng. "Đồng ý rằng đây là những mặt hàng chủ yếu dùng để chưng trong ngày tết nhưng sức mua năm nay èo uột quá, hôm nay đã là ngày bán thứ tư của gia đình tôi nhưng số lượng bán ra mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng biết những ngày tới nhu cầu sẽ ra sao nên tạm thời tôi không dám nhập hàng về thêm." Chị Huỳnh Thị Hoa, tiểu thương bán dưa hấu tại chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình ngao ngán.
Người mua thì ít, người đến tham khảo giá thì nhiều
Khác với các mặt hàng để chơi, người dân đang tập trung vào việc mua sắm lương thực, thực phẩm để trữ sẵn cho mấy ngày tết, nên mỗi buổi sáng các chợ hoặc siêu thị đều đông nghẹt người. Tại siêu thị Big C, quận Tân Bình chị Ngô Thị Minh cho biết: "Mọi năm, thời điểm càng cận tết, giá thịt cá và các mặt hàng thực phẩm khác càng tăng giá nên gia đình tôi tranh thủ đi mua về làm giò, chả và trữ sẵn trong tủ lạnh để dùng dần."
Tại siêu thị, các xe đẩy đều được chất đầy hàng.
Vân Sơn
Theo Dantri
Đón Xuân trên cánh đồng hoa Những ngày cuối năm, khi mùa Xuân mới đang về, người trồng hoa miệt mài "thổi hồn" cho làng hoa Tết. Năm nào cũng vậy, họ đón năm mới trên cánh đồng hoa của mình. Những luống hoa sẵn sằng phục vụ Tết Làng hoa Thái Phiên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) hình thành từ năm 1956, Thái Phiên là khu dân...