Hàng ngàn lao động Romania đổ sang Đức bất chấp dịch Covid-19
Khoảng 1.500-2.000 người lao động Romania đã tập trung tại sân bay quốc tế ở thành phố Cluj-Napoca để bay sang Đức làm việc thời vụ.
Hàng ngàn lao động phổ thông Romania đã quyết định lên đường mưu sinh ngay trước kì nghỉ lễ Phục sinh trong khi các hoạt động kinh tế của Romania gần như đình trệ hoàn toàn do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong khi đó, mặc dù đã có lệnh tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi nhưng Romania vẫn cho phép lao động thời vụ được xuất cảnh.
Hàng nghìn người tập trung tại sân bay. Ảnh: Romania-insider
Ngay trong ngày 9/4, một số chuyến bay đã hạ cánh tại các sân bay ở Đức và dự kiến sẽ tiếp tục có thêm nhiều chuyến bay thuê trọn gói nữa trong những ngày tới để đưa người lao động Romania tới Đức.
Trong khi đó, trước tình trạng khan hiếm lao động thời vụ, chính phủ Đức đã đạt được thỏa thuận tiếp nhận 80.000 lao động thời vụ nước ngoài trong tháng 4 và tháng 5 với những điều kiện kiểm soát hết sức nghiêm ngặt.
Ngay sau khi có thông tin về việc hàng ngàn người tập trung tại sân bay Cluj-Napoca và vi phạm các biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng, Thủ tướng Romania Ludovic Orban đã yêu cầu Bộ trưởng Giao thông và Bộ trưởng Nội vụ tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp và xử phạt tất cả những người chịu trách nhiệm gây ra vụ việc./.
Video đang HOT
Hái Đăng
Mỹ cố phong tỏa Nord Stream 2: Giới chức Đức nói thẳng
EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2. Dự án này có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU nở rộng.
Sputnik ngày 14/12 dẫn lời một số quan chức cấp cao của Đức cho rằng, chính phủ nước này đã không có thái độ kiên quyết đối với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ muốn nhắm vào các công ty liên quan đến dự án Nord Stream 2.
Markus Buchheit, một thành viên của Nghị viện Châu Âu tin rằng, sự chỉ trích từ chính phủ Đức đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ là chưa đủ.
"Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas tự giới hạn mình trong những tuyên bố nửa vời. Nhưng các lệnh trừng phạt của Mỹ trên thực tế là một sự xâm lấn trắng trợn đến chủ quyền quốc gia của chúng ta, nó phải bị lên án một các mạnh mẽ", ông Buchheit nhấn mạnh.
Đức không muốn phụ thuộc vào khí hóa lỏng từ Mỹ.
Theo chính trị gia người Đức, Nord Stream 2 là "một thành phần quan trọng" trong việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của đất nước, "đặc biệt là trong bối cảnh của tình hình quá cảnh khí đốt qua Ukraine vẫn chưa rõ ràng".
"Ngoài ra, chúng tôi không thể và không muốn trở nên phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn cung cấp khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ, điều này được thống nhất trong các quyết định của Hạ viện", ông Buchheit nói thêm.
Trong khi đó, tiến sĩ Gunnar Beck cho rằng, Ngoại trưởng Đức cần phải đưa ra những quyết định hết sức thận trọng. Nước Đức có quyền lựa chọn đối tác thương mại của mình, và đối tác đó chỉ phải chịu chi phối từ chính quyền và người dân Đức.
Ở một góc nhìn khác, Gerhard Mangott, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Innsbrook của Áo cho rằng, EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2 khi mà Ba Lan, Latvia, Litva và Romania kịch liệt phản đối dự án này. Nord Stream 2 có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU mở rộng.
Trước thái độ không rõ ràng của chính phủ Đức, ông Mangott cho rằng, Berlin đang lo ngại nếu phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nord Stream 2, Washington có thể trả đũa bằng các áp thêm thuế đối với các nhà sản xuất ô tô của Đức - vốn đang trong tình trạng khó khăn.
Công suất vận chuyển hàng năm của Nord Stream 2 lên tới 55 tỷ mét khối khí đốt. Nord Stream và Nord Stream 2 sẽ cung cấp 110 tỷ mét khối khí đốt của Nga tới châu Âu, biến Đức thành một trung tâm năng lượng quan trọng.
Mặc dù Washington đã nhiều lần đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty tham gia dự án Nord Stream, song Berlin vẫn tiến hành dự án. Tháng 10/2019, Đan Mạch cuối cùng cũng đã bật đèn xanh cho dự án này đi qua lãnh hải của mình. Sự kiện này giúp dự án Nord Stream 2 có thế sớm đi vào vận hành trong năm 2020.
Mới đây, Ủy ban quân lực Hạ và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Trong đó có đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với các đường ống Nord Stream 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Washington coi lệnh trừng phạt đối với hai đường ống này là một phần trong gói các biện pháp kiềm tỏa Nga, dưới cái cớ "bảo vệ" an ninh năng lượng châu Âu.
Trung Thành
Theo baodatviet.vn
Máy bay do thám không người lái "xịn nhất" của NATO đã đến châu Âu Chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4D đầu tiên đã được chuyển đến căn cứ Sigonella ở Sicily như một phần của chương trình Giám sát mặt đất của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo một thông báo của NATO ngày 24/11. Máy bay do thám không người lái RQ-4D Máy bay do thám không người lái...