Hàng ngàn khán giả bỏ chạy tán loạn khi đang xem bóng chày ở Mỹ vì súng nổ
Giữa lúc hàng ngàn khán giả đang theo dõi trận bóng chày ở thủ đô Washington (Mỹ) tối 17-7 giờ địa phương, nhiều tiếng súng vang lên bên ngoài sân vận động, khiến nhiều khán giả hoang mang bỏ chạy.
Khán giả rời sân vận động National Parks sau khi trận đấu bị hoãn do vụ nổ súng bên ngoài sân – Ảnh: AFP
Phóng viên của AFP có mặt tại sân vận động Nationals Park ghi nhận nhiều khán giả đã vội vã chạy tới lối thoát sau khi nghe hàng chục tiếng súng bên ngoài sân. Trong khi đó, nhiều khán giả vẫn ngồi yên tại chỗ dù phát thanh viên liên tục kêu gọi mọi người mau chóng ra ngoài.
Đèn từ xe cảnh sát thắp sáng đường phố và có thể nghe thấy tiếng còi từ bên trong sân vận động, nơi trận đấu giữa 2 đội Washington Nationals và San Diego Padres đã bị hoãn. Trận đấu sẽ tiếp tục vào ngày 18-7 (giờ Mỹ).
Nhiều khán giả ngồi yên tại chỗ chờ đợi sau khi trận đấu bị hoãn do vụ nổ súng – Ảnh: AP
Báo Washington Post dẫn lời cảnh sát cho biết 2 trong số 4 người bị bắn không bị nguy hiểm tới tính mạng. Một người đàn ông bị bắn vào chân và một người phụ nữ bị bắn vào lưng.
Còn 2 người bị thương khác đã đi bộ tới bệnh viện để điều trị vết thương. Chưa có thông tin về tình trạng của 2 người này.
Video đang HOT
Không ít khán giả lập tức bỏ chạy sau khi nghe thấy tiếng súng ngoài sân vận động – Ảnh: AP
Hãng tin AFP dẫn lời cảnh sát cho biết “không có mối đe dọa nào đang diễn ra” và họ đang điều tra tích cực về vụ việc.
Hiện chưa có thông tin về thương vong của khán giả – Ảnh: TWITTER
Mỹ có lịch sử lâu dài và nhiều đau thương về bạo lực súng đạn, chủ yếu là các vụ xả súng nhắm vào trường học, trung tâm mua sắm hay các địa điểm công cộng khác.
Từ đầu năm đến nay, thủ đô Washington của Mỹ ghi nhận hơn 100 vụ giết người, nhiều vụ trong số này liên quan đến súng.
Nhóm vũ trang ngang nhiên đối đầu cảnh sát Mỹ
Thành viên Rise of the Moors cho rằng nhóm mình có quyền sống ngoài vòng luật pháp Mỹ, tự trang bị vũ khí và sẵn sàng đối đầu cảnh sát.
Người dân Mỹ ngày 3/7 chấn động với thông tin cảnh sát và một nhóm vũ trang "tận răng" đối đầu căng thẳng xuyên đêm trên xa lộ liên bang 95, gần thị trấn Wakefield, bang Massachusetts.
Cuộc chạm trán xảy ra vào rạng sáng, khi cảnh sát phát hiện nhóm nam giới mang súng đỗ xe trên làn khẩn cấp và yêu cầu họ xuất trình giấy phép sở hữu súng. Nhóm này trả lời đầy thách thức rằng họ không cần giấy phép vì vốn dĩ không công nhận luật pháp của bang.
11 người mang súng sau đó tháo chạy vào khu rừng ven đường, buộc cảnh sát phải thiết lập vòng vây truy bắt và yêu cầu tăng cường lực lượng. Đội phản ứng nhanh lập tức được tăng viện đến hiện trường.
Tình thế đối đầu căng thẳng trong cuộc truy lùng kéo dài gần 9 tiếng buộc cảnh sát Massachusetts phải phong tỏa một phần xa lộ liên bang 95 và yêu cầu người dân trong khu vực ở yên trong nhà. Nhóm này sau đó bị bắt với 8 khẩu súng bị thu giữ, trong đó có ba khẩu súng trường bán tự động AR-15.
Một phần xa lộ liên bang 95 tại Wakefield, bang Massachusetts, Mỹ bị phong tỏa vào ngày 3/7. Ảnh: AP.
Theo cơ quan điều tra, các tay súng này là thành viên tổ chức dân quân tự phát "Rise of the Moors" (Sự trỗi dậy của người Moor), tự nhận là hậu duệ của người Hồi giáo Moor tại Bắc Phi.
Với lập luận rằng người Mỹ gốc Moor là "dân tộc tiền nhân của vùng đất", nhóm tuyên bố mình là "những công dân có quyền chủ quyền", tự nhận là một quốc gia có chủ quyền riêng trong lòng nước Mỹ và do đó không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Mỹ.
Tổ chức này đặt đại bản doanh ở Pawtuket, bang Rhode Island, với số lượng thành viên chính thức không được công bố. Tính đến cuối tuần qua, nhóm có khoảng 1.000 người theo dõi trên Facebook, 5.000 người trên Instagram và hơn một triệu lượt xem trên YouTube.
Trung tâm South Poverty Law (SPLC), chuyên nghiên cứu về các nhóm cực đoan và kích động thù hằn tại Mỹ, năm ngoái đưa nhóm vào danh sách 25 tổ chức chống chính phủ và cổ súy tư tưởng "công dân có quyền chủ quyền".
"Họ tự cho rằng bản thân có quyền tách biệt với nước Mỹ. Họ từ chối đóng thuế, không xin cấp bằng lái xe, không đăng ký sử dụng súng và cố thuyết phục các thành viên khác thách thức luật pháp liên bang", Freddy Cruz, chuyên gia tại SPLC, chia sẻ.
"Chúng tôi chưa biết liệu nhóm có quy mô hoạt động toàn quốc không. Rất khó để truy dấu mối liên hệ giữa nhóm và những tổ chức khác vì họ thường hoạt động bí mật", ông nói.
Trong một nghiên cứu vào năm 2016, học giả Mark Pitcavage thuộc Trung tâm về Chủ nghĩa cực đoan, cho hay nhóm này tin rằng người gốc Phi có đặc quyền ở Mỹ nhờ một "hiệp ước" với Morocco vào thập niên 1780 sau cách mạng giành độc lập của Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định không có "hiệp ước" nào giữa Mỹ và Morocco cho người gốc Phi được hưởng đặc quyền "tự trị" như vậy. "Hiệp ước đó không hề tồn tại, họ chỉ tưởng tượng ra nó để được tung hoành trong lòng nước Mỹ mà không phải là công dân của nước Mỹ", Ken Gray, một cựu đặc vụ FBI, nói.
Nhóm cũng lập luận họ không phân biệt màu da mà chỉ cần là hậu duệ của "người Moor" - dân tộc kết hợp giữa người Berber, Bắc Phi, Arab. Họ xuất hiện theo phong trào xuất hiện từ thập niên 1970 đòi "công dân có quyền chủ quyền" và phản đối sự kiểm soát của chính phủ liên bang.
Lực lượng phản ứng nhanh có mặt tại hiện trường vụ chạm trán giữa nhóm "Rise of the Moors" và cảnh sát Mỹ. Ảnh: AP.
Trong cuộc chạm trán ngày 3/7, một số thành viên nhóm khẳng định họ trên đường đến Maine để huấn luyện "trên đất tư nhân". Những tổ chức theo trào lưu tương tự cũng thường đưa người về các vùng nông thôn, xa khu vực đông dân cư để huấn luyện hoạt động kiểu quân sự. Theo mô tả của cảnh sát tuần tra, ngoài việc sở hữu súng trái phép, nhóm 11 nghi phạm còn mặc trang phục tác chiến và có nhiều thiết bị quân sự chuyên nghiệp.
"Những nhóm này thường tổ chức khóa huấn luyện từ hai đến ba ngày cho thành viên. Theo chúng tôi biết, nhóm có chương trình tập huấn bán quân sự nhưng địa điểm tổ chức vẫn là bí ẩn", Freddy Cruz chia sẻ.
Trong vài năm qua, một số vụ tấn công nhắm vào cảnh sát Mỹ được tiến hành bởi thành viên phong trào ly khai này. Năm 2017, Markeith Loyd, tự xưng là người Moor độc lập, bắn và tông xe vào hai cảnh sát ở Orlando trong quá trình bị truy nã về tội giết người.
Trước đó một năm, thành phố Baton Rouge, bang Louisiana chấn động với vụ Gavin Eugene Long, thành viên nhóm "công dân có quyền chủ quyền Moor" Washitaw Nation, phục kích 6 cảnh sát và giết ba người trong số đó bằng súng trường.
Theo SPLC, số lượng nhóm dân quân chống chính phủ tại Mỹ tiếp tục gia tăng trong năm 2020. Tổ chức "Rise of the Moors" cũng tăng cường hoạt động trong năm qua, khiến giới quan sát thêm lo ngại.
Điểm đặc biệt là làn sóng đòi "công dân có quyền chủ quyền" đã tự phát triển và vượt khỏi ranh giới của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Những tổ chức kiểu mới đang nhắm đến cả người da màu và người Mỹ bản xứ để tuyển mộ thành viên.
"Nhìn chung, tư tưởng của họ là xã hội không còn công bằng nữa. Họ tìm kiếm những cá nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống, chèo kéo với lời hứa hẹn về một xã hội công bằng và bình đẳng hơn xưa", Cruz nhận định.
"Tôi cho rằng họ là thành viên của một nhóm cực đoan", cựu đặc vụ FBI Gray nói. "Công dân đòi quyền chủ quyền thường không dùng đến vũ lực, nhưng họ là một nhóm điên khùng".
Đấu súng tại Mỹ khiến ít nhất 9 người bị thương Ít nhất 9 người đã bị thương, trong đó 3 người bị thương nặng, trong một vụ đấu súng xảy ra tối 13/5 tại bang Rhode Island (Mỹ). Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ đấu súng ở bang Rhode Island, Mỹ ngày 14/5/2021. Ảnh: INDEPENDENT/TTXVN Cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra trước 19h giờ địa phương ở khu Đông Nam...