Hàng ngàn hộ dân ngạt thở vì ô nhiễm
Hơn chục năm qua, hàng ngàn hộ dân ở phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) sống trong bầu không khí ô nhiễm nặng nề do hoạt động của Công ty TNHH Phương Anh (công ty Phương Anh) chuyên tái chế phế phẩm, trụ sở tại bến Dốc, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì.
Công ty Phương Anh bị tố thải khí độc hại ra môi trường
Theo phản ánh của các hộ dân, khu xưởng tái chế kim loại, nhựa phế liệu của công ty Phương Anh sử dụng các lò nung cỡ lớn, thải khí mùi khó chịu “bức tử” môi trường sống xung quanh trong thời gian dài nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý.
Anh Lại Đức Long (nhà số 46, tổ dân phố 16, phố Phúc Thịnh, phường Kiến Hưng) cho biết, hằng ngày từ 19 giờ, các lò đúc kim loại đồng loạt hoạt động, bụi sắt bay mù mịt, khí thải tỏa ra nồng nặc kèm theo mùi khét rất khó chịu.
“Mỗi khi khu xưởng nhả khí, các nhà dân xung quanh đều phải đóng kín cửa, người già và trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, phải sơ tán sang nhà người thân ở nhờ. Nhiều hôm đang bưng bát cơm, khói bụi xộc thẳng vào nhà không thể ăn được nữa”, anh Long bức xúc.
Chưa kể, theo anh Long, lò đốt thường xuyên phát ra những tiếng nổ chát chúa như bom mìn làm rung chuyển mặt đất khiến người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ giật mình thức giấc vào ban đêm.
Đáng nói là khói bụi từ xưởng sản xuất này theo gió bay xa hàng trăm mét, ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân đang sinh sống tại các vùng lân cận như khu chung cư cao tầng Sông Nhuệ, khu chung cư CT6 A, B, C, D đô thị Xa La…
Anh Nguyễn Văn Hải, ở ki ốt 45, tòa chung cư CT6 C kể: mỗi khi công ty xả khí, khói bụi dày đặc như sương mù bao phủ, hàng quán kinh doanh phải đóng cửa, cư dân cũng phải di tản tới nơi khác để “lánh nạn”.
Ông Phạm Ngọc Dị, tổ trưởng dân phố 16, phố Phúc Thịnh cho biết, người dân trong khu vực cùng đại diện các khu chung cư kể trên đã nhiều lần gửi đơn thư kiến nghị, kêu cứu chính quyền địa phương yêu cầu công ty Phương Anh ngừng xả khí mùi độc hại nhưng vẫn chưa có kết quả.
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Trần Đức, Phó chủ tịch UBND phường Kiến Hưng cho biết, đại diện UBND phường đã 2 lần làm việc với UBND xã Hữu Hòa yêu cầu công ty Phương Anh tuân thủ đúng quy trình sản xuất, không xả thải ra môi trường. Phía công ty cũng đã “hứa” đầu tư hệ thống lọc bụi, nước thải, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết.
Ông Lưu Viết Tuyến, Phó chủ tịch UBND xã Hữu Hòa thừa nhận, hoạt động sản xuất tái chế kim loại của công ty Phương Anh trên địa bàn thải khí mùi ra môi trường, gây ô nhiễm. Theo ông Tuyến, công ty Phương Anh “đang trong thời gian đặt hàng lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải theo qui chuẩn. Tuy nhiên, khi hoàn thiện, việc xả thải khí mùi chỉ giảm bớt chứ không hết hẳn. Trước đây, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an TP.Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước, khí thải của công ty này và phát hiện vi phạm, xử phạt 2 lần với tổng cộng mức phạt là 36 triệu đồng”.
Về việc có di dời xưởng tái chế ra khỏi khu dân cư mà chúng tôi đặt ra, ông Tuyến lý giải: việc này đang gặp khó do không bố trí được đất cho doanh nghiệp vì xã đã có qui hoạch làng nghề và hơn nữa, là do xưởng sản xuất có trước các khu chung cư, hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Theo Thanh Niên
Kho chứa ti tan gây ô nhiễm môi trường
Sau khi UBND tỉnh Bình Định có chủ trương cấm việc cho thuê kho chứa mì lát, ti tan tại Cụm công nghiệp Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) do gây ô nhiễm môi trường; các doanh nghiệp (DN) tiếp tục chuyển lên thuê kho, nhà xưởng tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Tài và KCN Long Mỹ. Tình trạng trên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân địa phương bức xúc...
Nhức nhối nạn ô nhiễm
Theo điều tra của PV TS, hiện nay, tại 2 KCN Phú Tài và Long Mỹ có trên 20 DN đang sử dụng kho, nhà xưởng để cho các tổ chức, cá nhân hoạt động ngoài KCN thuê làm kho chứa mì lát, ti tan.
Việc làm này không đúng chức năng quy định, làm phát tán mùi hôi thối, mối, mọt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN khác tại các KCN.
Cán bộ BQL KKT kiểm tra một DN cho thuê kho bãi trái phép để chứa mì lát tại KCN Phú Tài.
Mặt khác, hoạt động này còn làm cho hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng tại 2 KCN trên bị xuống cấp nghiêm trọng do xe tải chở hàng với mật độ dày, quá tải trọng hoạt động hàng ngày. Đáng quan ngại, một số phần tử xấu đã tụ tập tại các KCN trên để lấy cắp mì, xin đểu..., gây mất an ninh trật tự.
Theo bà Nguyễn Thị Tường Vi, Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn), tình trạng các DN trong KCN Phú Tài cho thuê kho bãi, nhà xưởng để chứa mì lát, ti tan đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân địa phương.
"UBND phường đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng của TP Quy Nhơn và các Sở, ngành chức năng để có biện pháp xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được vấn nạn này", bà Vi bức xúc.
Nhắc nhiều nhưng vẫn phớt lờ
Ông Huỳnh Thanh Tùng, Phó trưởng phòng quản lý DN, thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) tỉnh Bình Định cho biết, qua làm việc với các DN, họ biện minh với lý do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên tận dụng nhà kho, mặt bằng nhà xưởng để cho thuê chứa nhằm bù đắp một phần chi phí.
Ti tan chứa lộ thiên trong KCN Phú Tài.
Nhưng việc này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các DN khác trong KCN cũng như đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh.
BQL KKT đã thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở và có văn bản gửi các DN yêu cầu không được tiếp tục cho thuê kho, bãi. Thậm chí, đơn vị đã lập biên bản về hành vi vi phạm một số DN cố tình vi phạm nhiều lần, nhưng hầu như chưa ngăn chặn triệt để vấn nạn này.
Hiện nay, tại KCN Phú Tài có Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Quý Châu đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, công ty hầu như không đầu tư máy móc thiết bị để chế biến nông sản theo đăng ký ban đầu mà chỉ kinh doanh mua bán ti tan, cao su cốm và mì lát.
Đơn vị này đã sử dụng 1 nhà kho và 3 điểm tập kết ti tan với khối lượng khoảng 15.000 tấn ti tan và hàng trăm tấn mì lát.
Việc chứa ti tan với khối lượng lớn tại kho bãi của công ty nhưng không có biện pháp che chắn làm cho nguồn nước thải chảy ra các khu vực xung quanh, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sẽ rút giấy phép nếu tiếp tục vi phạm
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, BQL KKT tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp với các DN đang hoạt động chế biến nông sản tại KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ nhưng chưa đầu tư theo nội dung đăng ký kinh doanh mà chủ yếu dùng kho bãi, nhà xưởng để chứa mì lát, titan trái phép.
Tại đây, ông Man Ngọc Lý - Trưởng BQL KKT tỉnh Bình Định đã yêu cầu lực lượng thanh tra của đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở TN-MT, Cảnh sát môi trường, Thanh tra giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt các DN bên ngoài KCN vào thuê kho cố tình không chấp hành.
"Các DN phải chấm dứt hoạt động cho thuê kho trong KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ. Riêng đối với các DN hoạt động chế biến nông sản nhưng chưa đầu tư thiết bị, máy móc sản xuất theo đăng ký kinh doanh phải nhanh chóng lắp đặt thiết bị để hoạt động.
Thời gian lắp đặt thiết bị sản xuất chậm nhất đến 31/12/2014 phải hoàn thành. Sau thời gian trên, nếu các DN không chấp hành, BQL KKT sẽ kiên quyết rút giấy phép kinh doanh", ông Lý quả quyết.
Huyền Trang
Theo_VietNamNet
Nổ lớn, kho giấy 1.000 tấn cháy thành tro Giữa khuya, kho nhà xưởng bất ngờ phát nổ, lửa bùng lên thiêu rụi trên 1.000 tấn giấy của doanh nghiệp. Khoảng 1 giờ sáng ngày 13/3, tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trường Hoàng Vũ, đóng tại Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk (chuyên sản xuất giấy vụn, đóng...