Hàng ngàn hộ dân HN sẽ tiếp tục mất nước trong 6 ngày tới
“Sau mỗi vụ mất điện tại nhà máy nước Hòa Bình, những hộ dân ở xa phải mất 6-7 ngày nước mới có lại bình thường được.”, ông Nguyễn Anh Việt – Giám đốc công ty CP đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) nói.
Vị giám đốc công ty nước cho biết hôm nay (22/5), điện lực Hòa Bình thông báo tạm thời cắt điện trong 3 giờ đồng hồ. Nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình sẽ không hoạt động được trong thời gian đó. Hậu quả là những hộ dân ở vùng xa, mất nước đợt vừa qua, có thể sẽ tiếp tục bị mất nước trong 6-7 ngày tới.
Như tin đã đưa, trong hơn 10 ngày qua, hàng ngàn hộ dân thuộc các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông (HN) bị mất nước sạch sinh hoạt. Khu vực mất nước nghiêm trọng nhất là khu vực phường Định Công, Hoàng Mai. Người dân phải tiết kiệm từng chậu nước, nhịn tắm giặt, đặt mua nước giếng khoan để dùng.
Người dân ở Định Công Thượng (Hoàng Mai) xin từng xô nước giếng khoan về dùng
Được biết, tối ngày 21/5, tình trạng mất nước tại các khu vực trên đã cơ bản được khắc phục. Chỉ còn một số hộ dân ở khu vực sâu trong ngõ, địa hình cao vẫn bị mất nước. Công ty nước sạch Viwaco đã điều xe Stec hỗ trợ cấp nước ngày 20/5.
Mỗi lần mất điện lại mất nước?
Trưởng phòng điều độ công ty điện lực Hòa Bình xác nhận khu vực xã Phú Minh, Kỳ Sơn (HB) – nơi đặt nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình mất điện ba lần. Cụ thể vào ngày 16-17/5, thời gian mất điện từ 15h30 đến 23h30, ngày 19/5 mất điện trong vòng 3 tiếng. Ngày 22/5, công ty cũng có kế hoạch cắt điện trong vòng 3 tiếng. Nguyên nhân mất điện để sửa chữa trạm biến áp bị sét đánh.
Video đang HOT
Vị này cho biết, nhà máy nước dùng đường điện riêng và cũng không có phương án ưu tiên đặc biệt về nguồn điện. Do đó, nếu có thiên tai hay sự cố bất thường xảy ra thì nhà máy vẫn mất điện.
Người dân phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh
Trước đó, ông Nguyễn Anh Việt – GĐ công ty nước sạch Viwaco giải thích một trong những nguyên nhân mất nước là do ở nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình mất điện 3 lần. Khi có điện, để khởi động cho nhà máy nước hoạt động cũng phải mất một thời gian nhất định. Sau đó, sẽ mất ít nhất từ 3-4 ngày để nước chảy đến những hộ ở cuối nguồn, lâu hơn có thể 6-7 ngày.
Chiều ngày 21/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Sở xây dựng TP Hà Nội tổ chức họp với các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố, về việc cung ứng nước cho người dân mùa hè.
Tại cuộc họp, Ông Lê Văn Dục, giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội nêu lên hàng loạt “điểm đen” sẽ thường xuyên mất nước là: phường Định Công (quận Hoàng Mai) và 2 xã phía bắc Thanh Trì; các khu vực ngõ từ 378 đến 530 Thụy Khuê, số nhà 909 Đê La Thành 1, 297 Đê La Thành 3 cùng khu vực ngoài đê Chương Dương… Nguyên nhân được giải thích là do cốt địa hình cao và nằm ở cuối nguồn.
Nhà máy nước Sông Đà Hòa Bình là nhà máy nước lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy thuộc dự án đưa nước sạch từ sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội, cung cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông do Tổng công ty CP Vinaconex làm chủ đầu tư. Công trình này là một trong hai công trình mà Vinaconex được trao tặng “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam” năm 2010. Nhà máy nước được đưa vào sử dụng từ năm 2008, sau ít năm vận hành, đường ống dẫn nước này liên tục bị vỡ khiến hàng chục ngàn hộ dân tại Hà Nội khốn đốn, đảo lộn sinh hoạt vì mất nước.
Theo Khampha
Vỡ ống nước: Lộ "bí mật" khó tin của Vinaconex
"Khi dự án đường Láng - Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ "phớt lờ", không nghe..."
Nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội qua các lần đều được đổ lỗi là do nền địa chất trên Đại lộ Thăng Long không ổn định.
Trước sự việc này, trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Sỹ Trung, Kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải) khẳng định: Việc vỡ đường ống nước mà cứ "đổ" lỗi cho tuyến Đại lộ Thăng Long là không chính xác.
"Khi làm đường, chúng tôi đã phải xử lý nền đất yếu rất tốn kém và mất thời gian, chờ đến khi nền ổn định mới xây dựng công trình nên bây giờ có thể khẳng định, tuyến đường rất ổn định. Tôi khẳng định đường ống không nằm trong nền đường cao tốc, mà đặt cách vai đường Láng - Hòa Lạc tới 12 mét, độ sâu từ 4-6 mét so với mặt đất tự nhiên. Mặt khác, độ rung từ mặt đường cao tốc do ô tô đi lại gây ảnh hưởng đến đường ống về mặt định lượng gần như bằng không", ông Trung khẳng định.
Một trong số những lần khắc phục sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Vậy trước khi thực hiện dự án đường ống nước sông Đà, chủ đầu tư Vinaconex có khảo sát và được cảnh báo về nền đất yếu?
Ông Trung cho hay: Khi dự án đường Láng - Hòa Lạc và đường ống nước sông Đà cùng thực hiện, tôi đã nhiều lần cảnh báo chủ đầu tư cùng đơn vị thiết kế dự án nước sạch sông Đà về địa chất yếu, nhưng họ "phớt lờ", không nghe mà cứ làm khi không xử lý nền đất yếu.
"Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Vật liệu này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải". - Ông Nguyễn Sỹ Trung, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
Theo ông Trung, tuyến đường này có chiều dài gần 30km, chạy qua nhiều vùng địa chất khác nhau. Đặc biệt, có 5,4km chạy qua nền đất yếu, nằm rải rác tại 29 điểm với độ sâu trung bình từ 5-30m, dài 20-200m.
"Có lẽ do "ngại" việc đội chi phí cùng việc mất thêm nhiều thời gian mà chủ đầu tư cứ làm cho kịp tiến độ mà không xử lý móng của tuyến ống nên mới có kết cục vỡ đường ống nhiều lần. Chính những điểm xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước đều trùng khớp với các điểm có nền đất yếu mà chúng tôi từng cảnh báo chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công dự án nước sạch sông Đà", ông Trung nói rõ nguyên nhân.
Trên trang website của Tổng Công ty CP Vinaconex có giới thiệu: ống dẫn nước là ống cốt sợi thủy tinh do Vinaconex sản xuất. Liệu loại ống này có được dùng phổ biến trong để làm đường ống dẫn nước sinh hoạt?
Nói về vấn đề này, ông Trung cho hay ở các nước tiên tiến trên thế giới, đường ống dẫn nước sinh hoạt đều không áp dụng công nghệ vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản vật liệu ống sợi thủy tinh này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải.
Theo kỹ sư Nguyễn Sỹ Trung, với nền đất yếu không được xử lý từ trước thì bây giờ việc khắc phục vỡ ống đường dẫn nước chỉ là việc làm thụ động. Và khó tránh khỏi việc đường ống dẫn nước này sẽ còn tiếp tục vỡ nhiều lần nữa.
Nhà máy nước Sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội thuộc dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư. Công trình này là một trong hai công trình mà Vinaconex được trao tặng "Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam" năm 2010. Tuy nhiên, chỉ sau ít năm vận hành, đường ống dẫn nước này liên tục bị vỡ khiến hàng chục ngàn hộ dân tại Hà Nội và lân cận khốn đốn, đảo lộn sinh hoạt vì mất nước.
Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)
Vỡ đường ống: 280.000 dân chưa có nước sạch Đến sáng nay (18/12), hàng chục nghìn hộ dân tại Hà Nội vẫn đang thiếu nước sạch. Gần 3 ngày qua, hàng trăm nghìn người dân đang bị thiếu nước sạch vì sự cố vỡ đường ống nước. Như đã đưa tin, chiều (16/12), đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà về Hà Nội lại bị vỡ. Khoảng 70.000 hộ dân quận...