Hãng nào xuất xưởng nhiều smartphone nhất trong quý 2/2020?
Nhìn chung trong quý 2 năm 2020, doanh số smartphone đạt 20,4% với khoảng 294,7 triệu chiếc được xuất xưởng, thấp hơn so với mức 370,3 triệu chiếc trong quý 2 năm ngoái.
Trong đó, Samsung và Huawei chiếm 20% thị phần, Apple đứng ở vị trí thứ ba với 13,5% thị phần.
Cụ thể hơn, Samsung đã xuất xưởng 54,7 triệu điện thoại, thấp hơn so với con số 75,1 triệu chiếc trong quý 2 năm 2019 và 60 triệu chiếc trong quý 1 năm 2020.
Trong khi đó, Huawei đã xuất xưởng 54,1 triệu chiếc, chênh lệch không đáng kể so với con số 58 triệu trong quý 2 năm 2019 và chiếm 42,6% doanh số smartphone tại thị trường Trung Quốc.
Apple vẫn giữ phong độ ổn định nhất với 38,3 triệu điện thoại được xuất xưởng trong quý 2 năm 2020, gần như không thay đổi so với mức 38,5 triệu điện thoại trong quý 2 năm 2019.
Video đang HOT
Các thương hiệu còn lại là Xiaomi với 10,2%, gần giống với kết quả Q1 2020 với 10,7% và Oppo với 8,6%. Trong khi đó, Realme là thương hiệu duy nhất đạt mức tăng trưởng hai con số với 11% so với quý 2 năm ngoái.
Theo dữ liệu từ Omdia, Apple iPhone 11 là điện thoại bán chạy nhất trong nửa đầu năm 2020 với 37,7 triệu chiếc. Galaxy A51 của Samsung vẫn là sản phẩm bán chạy thứ hai với 11,4 triệu chiếc, còn Redmi Note 8 và Note 8 Pro của Xiaomi theo sau với doanh số lần lượt là 11 và 10,2 triệu. Tiếp theo là IPhone SE (2020) của Apple với 8,7 triệu chiếc, kế đến là iPhone XR với 8 triệu chiếc, 11 Pro Max với 7,7 triệu chiếc và iPhone 11 Pro là 6,7 triệu chiếc.
Smartphone - vũ khí giai đoạn hậu cách ly
Smartphone được nhận định sẽ đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn sự bùng phát các ổ dịch mới khi các nước nới lỏng lệnh cách ly.
Khi các quan chức California muốn biết người dân có tuân thủ quy định giãn cách xã hội, họ tìm đến nguồn dữ liệu mới - bản đồ do Facebook cung cấp. Bản đồ này thống kê địa điểm được chia sẻ lên Facebook của hàng chục triệu smartphone, cho thấy rất đông người vẫn tụ tập tại bãi biển và công viên hồi giữa tháng 3. Ngay sau đó, thống đốc bang Gavin Newsom ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà để ngăn chặn Covid-19.
Động thái của Newsom chỉ là một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác giữa các quan chức chính phủ và công ty công nghệ trong cuộc chiến chống "kẻ thù chung". Làn sóng này diễn ra trên toàn cầu, dù gây lo ngại bởi hoạt động hàng ngày của người dùng như họ làm gì, với ai... có thể bị thu thập thông qua smartphone.
Các biện pháp truyền thống, như xét nghiệm diện rộng và truy tìm các ca F1 dựa trên lịch sử dịch tễ của F0, vẫn là cách hiệu quả nhất để kiểm soát dịch. Tuy nhiên, khi lệnh phong toả, cách ly bị gỡ bỏ và người dân trở lại cuộc sống bình thường, công nghệ có thể "chung tay".
Dữ liệu vị trí trên smartphone đang được nhiều chính phủ nhắm tới để ngăn chặn các ổ dịch mới khi nới lỏng lệnh cách ly.
Trước những hậu quả khó lường của đại dịch, người dân cũng bắt đầu chấp nhận các công cụ giám sát. Khảo sát của Pew Research công bố cuối tuần trước cho thấy hơn một nửa số người tham gia tại Mỹ "phần nào chấp nhận" cho chính phủ sử dụng dữ liệu smartphone để xác định người dương tính với Covid-19 đã đi những đâu, tiếp xúc với ai. 45% đồng ý cho chính phủ thực hiện biện pháp này với những người có thể đã tiếp xúc gần với ai đó nhiễm virus. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ giảm xuống nếu chính phủ muốn kiểm soát smartphone để đảm bảo người dân tuân thủ lệnh giãn cách khi chỉ 37% chấp nhận bị theo dõi vị trí.
Đa số các giải pháp công nghệ, như bản đồ Facebook cung cấp cho California, sử dụng dữ liệu ẩn danh. Bang New Mexico cũng khai thác thông tin ẩn danh của điện thoại để dự đoán khi nào nhu cầu đến bệnh viện tăng lên.
Tuy nhiên, một số nước châu Á và châu Âu đang đi xa hơn. Ví dụ, nhiều người dân Israel nhận được tin nhắn từ cơ quan y tế, dựa trên lịch sử vị trí điện thoại, rằng họ từng ở gần một người mới phát hiện nhiễm Covid-19 nên cần cách ly trong 14 ngày. Hàn Quốc cũng sử dụng dữ liệu vị trí trên điện thoại để dựng lại quá trình di chuyển của người nhiễm bệnh, sau đó gửi cảnh báo tới người dân ở khu vực đó.
Biện pháp tương tự đang được phát triển tại Mỹ dù ít quyết liệt hơn. Đầu tháng 4, Apple và Google tuyên bố phát triển tính năng mới cho iOS và Android để hỗ trợ người dùng chủ động xác định có từng tiếp xúc với ca nhiễm virus mới hay không. Khác với Israel, cách này theo lời hai hãng là "hoàn toàn ẩn danh, tự nguyện" và được thiết kế để đảm bảo sự riêng tự của người dùng. Ứng dụng khai thác kết nối Bluetooth này cũng đang được châu Âu chú ý, như Đức dự kiến cho ra mắt cuối tháng 4 còn Pháp là đầu tháng 5. Việt Nam cũng đã công bố ứng dụng Bluezone từ ngày 18/4 nhưng hiện chưa được triển khai.
Tính hiệu quả ở giai đoạn hậu cách ly
Smartphone là kho dữ liệu, nơi các công ty viễn thông biết người dùng đang ở đâu bằng cách xác định cột sóng di động nào mà điện thoại của họ đang kết nối tới, nơi nhiều phần mềm, trong đó có Facebook, có thể thu thập dữ liệu GPS hay qua tín hiệu Wi-Fi. Đa số smartphone cũng có thể xác định khoảng cách của nó tới các thiết bị khác bằng cách quét sóng Bluetooth trong phạm vi gần. Những thông tin này có tiềm năng là dữ liệu hữu ích cho chính phủ xác định xu hướng di chuyển của người dân trong khu vực.
"Tôi không rõ liệu chúng ta có chấp nhận một cuộc sống mà chính phủ biết rõ sự di chuyển của chúng ta. Tôi không rõ liệu chúng ta có chấp nhận cho các công ty viễn thông cung cấp thông tin vị trí của chúng ta", Sarah Tuneberg, đứng đầu đội phản ứng nhanh của Colorado (Mỹ) trong việc phát triển công cụ công nghệ để phòng dịch, cho hay.
Bên cạnh những lo ngại về quyền riêng tư, các chuyên gia y tế cũng băn khoăn về tính hiệu quả của công nghệ. Dù được coi là một trong những vũ khí mới, chưa ai có thể đảm bảo liệu thời gian, tiền bạc và công sức đổ ra để xây dựng và triển khai những giải pháp công nghệ này có giúp người dân thực sự "chung sống an toàn" trong giai đoạn hậu cách ly. Singapore cũng áp dụng một số công nghệ theo dõi và từng được khen ngợi khi kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng hiện lại trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
"Trước khi triển khai ở quy mô lớn, chúng ta cần hiểu công nghệ đó hoạt động thế nào", Daniel Weitzner, cựu nhân viên Nhà Trắng và hiện tham gia phát triển công nghệ truy vết tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói. "Bạn sẽ không muốn đánh đổi nguy cơ về sự riêng tư mà không đạt được bất kỳ lợi ích gì. Chúng tôi muốn có bằng chứng rõ ràng về sự hiệu quả trước khi khuyến khích hàng triệu người sử dụng".
Chẳng hạn, giải pháp truy vết sử dụng kết nối Bluetooth được đánh giá là chính xác nhất trong số các công nghệ đo khoảng cách hiện nay, nhưng vẫn có hạn chế như nó coi hai người đứng cách nhau cả bức tường là "tiếp xúc gần", tạo ra những cảnh báo giả. Để tránh cảnh báo giả, các ứng dụng chỉ ghi nhận những trường hợp tiếp xúc diễn ra trong ít nhất vài phút. Nhưng ngược lại, việc thiết lập thời gian như vậy lại có nguy cơ bỏ sót những trường hợp phơi nhiễm, như một cái hắt hơi nơi công cộng đủ phát tán một lượng lớn virus chỉ trong vài giây.
"Rất nhiều công ty đang thu thập dữ liệu về chúng ta mà ta không hề hay biết", Beth Noveck, chuyên gia công nghệ ở New Jersey, nói. "Nhưng trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, dữ liệu đó có thể được sử dụng cho mục đích tốt, hỗ trợ phòng chống đại dịch".
Châu An
Viettel hỗ trợ giải pháp cho 11 quốc gia chống dịch Covid-19 Viettel đã hỗ trợ Chính phủ và người dân tại Việt Nam và 10 quốc gia mà Tập đoàn đang đầu tư để phòng, chống dịch Covid -19 theo nhu cầu của từng nước, kết nối cộng đồng trên thế giới ứng phó với khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu. Viettel Peru đã hỗ trợ smartphone và SIM để truy cập Internet cho...