Hãng mẹ Mercedes thua kiện Nokia
Theo phán quyết của tòa án, Daimler đã sử dụng không xin phép công nghệ của hãng di động Phần Lan trên các mẫu xe có kết nối.
Nokia đã đấu tranh với Daimler về phí sử dụng bản quyền và giành chiến thắng tại một phiên toàn ở Đức hôm 18/8. Thẩm phán nói rằng hãng ôtô nội địa đã không nghiêm túc nỗ lực giải quyết vấn đề với công ty Phần Lan.
Vụ kiện là một trong số những tranh cãi giữa các công ty công nghệ và ngành công nghiệp ôtô về những công nghệ sử dụng trong hệ thống định vị, kết nối và xe tự lái.
Công nghệ trên các mẫu xe kết nối của Mercedes, thương hiệu con của Daimler, được cho là sử dụng công nghệ của Nokia, theo phán quyết hôm 18/8. Ảnh: Mercedes
Những rắc rối kiểu này gây thiệt hại lớn đối với Nokia, khi mỗi năm hãng kiếm được khoảng 1,67 tỷ USD từ việc cho phép công ty khác sử dụng tư liệu bản quyền hoặc bằng sáng chế.
Tại phiên tòa ở Mannheim, Đức, thẩm phán nói rằng cả Daimler cũng như các bên liên quan đều “phải chuẩn bị nghiêm túc hoặc sẵn sàng thu xếp một thỏa thuận” với Nokia theo những điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, tại phiên tòa tương tự hồi tháng 2, phán quyết lại không đứng về phía Nokia. Vẫn còn 8 vụ kiện khác đang chờ tại các tòa án Đức, với vụ thứ ba dự kiến diễn ra ngày 5/9.
Theo phán quyết hôm 18/8 vừa qua, Nokia có thể buộc Daimler dừng bán ôtô ngay tại Đức. Nhưng điều này khiến công ty Phần Lan phải nộp gần 8,4 tỷ USD nhằm cam kết thu xếp mọi thiệt hại trong trường hợp lệnh cấm bị đảo ngược, vì thế hành động được cho là khó xảy ra.
Đại diện hãng Đức Daimler nói rằng không hiểu tại sao tòa lại có thể ra kết luận như trên, và rằng hãng có thể sẽ kháng cáo.
Video đang HOT
Phía Nokia cho rằng tòa án đã khẳng định họ phải hành động theo một cách công bằng để giữ bản quyền, và rằng Daimler đang sử dụng các công nghệ của Nokia mà không được sự cho phép.
Hãng lốp Continental, một bên liên quan trong vụ việc, cũng chỉ trích quyết định của thẩm phán.
Tòa án Đức cũng loại bỏ kiến nghị từ Cơ quan cạnh tranh liên bang Đức (FCO), rằng vụ việc nên đưa lên tòa án tối cao châu Âu ở Luxembourg, cho rằng điều này khó có khả năng được chấp thuận.
Đằng sau thiệt hại, dịch Covid-19 mở ra hướng đi mới cho các hãng ôtô
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới và cả ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, dịch này lại mở ra hướng đi mới hiệu quả hơn cho các hãng xe.
Sau 4 tháng xuất hiện, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và ngành công nghiệp ôtô cũng không ngoại lệ. Đối mặt với khó khăn này, nhiều hãng sản xuất ôtô phải đóng cửa nhà máy, doanh số cũng sụt giảm nghiêm trọng. Covid-19 còn ảnh hưởng cả những sự kiện liên quan đến xe như các triển lãm, lễ hội.
Hình thức ra mắt xe "ảo" bùng nổ vì Covid-19
Paris Motor Show là triển lãm ôtô quốc tế mới nhất thông báo hủy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dù đến tháng 10 sự kiện mới diễn ra. Trước Paris Motor Show, hàng loạt triển lãm xe trên khắp thế giới cũng thông báo hủy hoặc hoãn. Những triển lãm đã thông báo hủy như triển lãm ôtô Bắc Mỹ, triển lãm Geneva và tại châu Á là triển lãm Bangkok, triển lãm Manila. Một số sự kiện như lễ hội Goodwood Festival of Speed, New York Auto Show và triển lãm Bắc Kinh cũng đã phải dời lịch đến ít nhất là tháng 9.
Tuy nhiên, việc các triển lãm ôtô danh giá trên thế giới bị hủy chưa hẳn là tín hiệu xấu đối với các hãng xe. Sau khi thông báo hủy triển lãm Geneva Motor Show 2020 được phát đi, các hãng xe nhanh chóng chuyển sang hình thức ra mắt trực tuyến hoặc tổ chức ra mắt ở một nơi độc lập.
Mercedes-Benz phải thu dọn gian hàng triển lãm do Geneva Motor Show 2020 bị hủy bỏ vào phút cuối. Ảnh: Autonews.
Những mẫu xe được ra mắt trực tuyến đáng chú ý là McLaren 765LT, Bugatti Chiron Pur Sport, Porsche 911 Turbo S 2020, Mercedes-Benz E-Class 2020, BMW Concept i4, Bentley Mulliner Bacalar hay Ducati Streetfighter V4 2020. Trong khi đó, Kia Sorento thế hệ mới được giới thiệu riêng tại quê nhà Hàn Quốc và Hyundai Elantra được ra mắt tại một địa điểm độc lập ở California (Mỹ).
Ra mắt xe trực tuyến rẻ và hiệu quả hơn triển lãm
Dù tình hình dịch Covid-19 đã diễn biến từ trước, việc các hãng xe ứng phó tương đối nhanh chứng tỏ họ đã có kế hoạch về việc ra mắt trực tuyến từ lâu. Thực tế, các hãng xe đã không còn mặn mà với các triển lãm từ vài năm trước. Tại Frankfurt Motor Show 2017, có đến 9 hãng xe không tham gia và các hãng xe này chiếm đến 20% doanh số toàn châu Âu.
Trước khi triển lãm ôtô Bắc Mỹ 2020 thông báo hủy, hàng loạt hãng xe như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Volvo, Porsche, Jaguar, Land Rover, Mitsubishi và Mini tuyên bố không tham gia.
Mercedes-Benz E-Class 2020 được ra mắt trực tuyến sau khi Geneva Motor Show 2020 bị hủy. Ảnh: Carscoops.
Những năm gần đây, chi phí tham gia các kỳ triển lãm xe ngày càng tăng nhưng lại không tác động tích cực đến doanh số của các hãng xe. Với một kỳ triển lãm có quy mô quốc tế như New York, Geneva hay Paris, các hãng xe có thể tiêu tốn đến 1 triệu USD cho mỗi màn ra mắt xe mới. Chưa kể các chi phí thuê mặt bằng và duy trì gian hàng trong nhiều ngày liền. Theo ước tính, tổng chi phí mà các hãng xe lớn như Mercedes-Benz hay Volvo tiêu tốn cho một kỳ triển lãm lên đến 10 triệu USD. Các hãng nhỏ hơn cũng chi ra con số tối thiểu khoảng 5 triệu USD.
Tuy nhiên, lượng khác tham quan các triển lãm lại giảm dần đều qua mỗi năm. Các triển lãm cũng mất dần sức hút đối với khách tham quan. Những màn ra mắt xe mới với âm nhạc ồn ào, ánh sáng chói mắt và những đám đông chen lấn làm nản lòng nhiều người.
Với sự phát triển của Internet, khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà và click chuột, không cần phải di chuyển hàng giờ đồng hồ, tiêu tốn hàng chục USD để đến chen lấn tại triển lãm. Do đó, lượng khách tham quan các triển lãm giảm khoảng 10% qua từng năm.
Thay vì vung hàng triệu USD cho các kỳ triển lãm, các hãng xe lựa chọn phương thức hiệu quả, trực tiếp và ít tốn kém hơn. Với những dòng xe chiến lược hoặc xe mới, các hãng xe tổ chức một sự kiện ra mắt riêng - tương tự các buổi ra mắt iPhone.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Ford và Tesla cùng ra mắt 2 mẫu SUV điện là Mustang Mach-E và Cybertruck tại một bãi đỗ máy bay tại thành phố Hawthorne (California, Mỹ).
Ford ra mắt chiếc SUV chạy điện Mustang Mach-E tại một bãi đỗ máy bay. Ảnh: Chicago Tribune.
Với địa điểm có giá thuê tương đối rẻ, các hãng xe tiêu tốn tối đa khoảng 1 triệu USD cho cả buổi ra mắt. Các sự kiện ra mắt riêng lại mang đến hiệu quả truyền thông tốt hơn khi sản phẩm của họ là trung tâm. Giới truyền thông chỉ phải tập trung vào một sản phẩm, không phải chạy đôn chạy đáo giữa các gian hàng.
Với các dòng sản phẩm không mang tính chiến lược, các hãng xe chỉ tổ chức ra mắt trực tuyến, có thể livestream chiếc xe ngay tại hãng, dựng các bảng LED thông tin về xe hay chỉ đơn giản là gửi hình ảnh và thông cáo báo chí cho các đơn vị truyền thông trên khắp thế giới. Chi phí cho buổi ra mắt trực tuyến còn không đáng để các hãng xe nhắc đến.
Dù hiệu quả hơn, ra mắt trực tuyến không thể thay thế triển lãm truyền thống
Bên cạnh những lợi ích, các buổi ra mắt trực tuyến hay tổ chức sự kiện riêng cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc không thu hút giới truyền thông, hình thức ra mắt mới này không để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng. Nếu tại triển lãm, khách hàng được sờ tận tay, cảm nhận từng đường nét của xe thì nay họ chỉ nhìn qua hình ảnh phẳng.
Dù hình thức ra mắt ảo mang lại nhiều lợi ích cho các hãng xe, khách hàng vẫn cần tương tác vật lý với chiếc xe. Ảnh: Autoblog.
Trước đây, làng xe thường nôn nao khi các hãng xe tung teaser trước triển lãm hàng tháng trời. Điều đó tạo nên tâm lý mong đợi cho cả giới truyền thông và khách hàng - như một món "đặc sản" trước mỗi triển lãm. Hiện nay, các buổi ra mắt trực tuyến không tạo được không khí đặc trưng đó vì buổi ghi hình thường được lưu lại trên YouTube.
Không phải sinh ra từ Covid-19 nhưng hình thức ra mắt xe trực tuyến lại bùng nổ từ dịch này. Dù có nhiều lợi ích và hiệu quả hơn, hình thức ra mắt xe "ảo" này vẫn nên được tổ chức song song với hình thức ra mắt xe "thật". Việc tương tác vật lý giữa người và xe cần được duy trì để mang đến những trải nghiệm thật nhất cho khách hàng, thay vì chỉ được nhìn qua các hình ảnh.
Thượng Tâm
Vắng khách tới đại lý vì dịch bệnh, Nissan Philippines tung chiêu Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khách hàng ngại đến showroom xem xe, Nissan Philippines quyết định mang showroom đến tận nơi phục vụ khách. Đại lý ô tô vốn là nơi để các hãng xe tương tác với khách hàng tiềm năng để chốt giao dịch, nhưng dịch Covid-19 đã khiến nhiều đại lý rơi vào cảnh vắng hoe....