Hàng loạt vụ tấn công các điểm bầu cử ở Yemen
Các thủ lĩnh của Phong trào ủng hộ ly khai miền Nam tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử bằng cách ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu.
Ngay 20/2, các nhóm vũ trang đã tấn công 3 điểm bầu cử tại khu vực miền Nam đầy bất ổn của Yemen – một ngày trước khi nước này tiến hành bầu chọn Tổng thống mới. Một số vụ đụng độ cũng đã xảy ra tại Yemen làm 4 người thiệt mạng.
An ninh trở nên lỏng lẻo hơn tại Yemen sau các cuộc biểu tình kéo dài gần 1 năm qua kêu gọi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức.
Canh sat đươc huy đông đê bao vê cuôc bâu cư (Anh: Tân Hoa xa)
Chỉ vài ngày trước khi diễn ra bầu cử, hàng loạt âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào các điểm bầu cử tại thành phố cảng Aden đã bị đập tan. Các thủ lĩnh của Phong trào ủng hộ ly khai miền Nam cũng tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử bằng cách ngăn cản các cử tri đi bỏ phiếu.
Trước những mối lo ngại về an ninh, Bộ Nội vụ và Quốc phòng Yemen đã đưa ra các kế hoạch đặc biệt để đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử. 100.000 cảnh sát và binh lính đã được triển khai tại 29.000 điểm bỏ phiếu trên khắp cả nước.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Yemen cũng thành lập các tổ theo dõi và giám sát tiến trình cuộc bầu cử./.
Theo VOV
Phiên tòa biểu tượng của người dân
Phong trào "Chiếm giữ London" (Anh) có ý định mở các phiên tòa xét xử những người bị cáo buộc gây ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
Một nhóm 50 người biểu tình của phong trào "Chiếm giữ London" ở Anh hôm 20-12 đã chiếm một tòa nhà bỏ hoang tại khu Hackney của London trong sứ mệnh đưa "những người chịu trách nhiệm" về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ra xét xử. Điều đáng nói là một số người biểu tình đã đi vào tòa nhà trên một chiếc xe tăng nhỏ mà họ gọi là "chiếc xe tăng của những ý tưởng".
Thay chính phủ thực thi công lý
Phong trào "Chiếm giữ London" cho biết họ chọn tòa nhà nói trên vì đây là một bất động sản đắt đỏ, được trang trí lộng lẫy và nằm ở một vị trí nổi bật nhưng lại bị bỏ hoang trong nhiều năm. Tòa nhà này từng là nơi đặt trụ sở của 2 tòa án và một sở cảnh sát trước khi bị bỏ hoang vào năm 1996. Tài liệu của cảnh sát cho biết nhà chức trách từng có ý định dùng tòa nhà này làm một tòa án cộng đồng để giúp giáo dục người dân về pháp luật nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ.
Các thành viên phong trào "Chiếm giữ London" chiếm một tòa nhà bỏ hoang hôm 20-12. Ảnh: Daily Mail
Phong trào "Chiếm giữ London" khẳng định với website tin tức The Huffting Post (Mỹ) đây không phải là những phiên tòa giả định do sẽ có những luật sư đủ trình độ chuyên môn xuất hiện. Ngoài ra, bất kỳ ai bị cáo buộc sẽ được mời đến để tự biện hộ. Danh sách những người và công ty bị xét xử sẽ sớm được công bố. Spyro Van Leemnen, một người phát ngôn của phong trào, nói: "Những phiên tòa này sẽ xét xử những công ty không đóng thuế hoặc những người kiếm tiền lợi dụng tình trạng suy thoái trục lợi. Chúng ta cần thấy công lý. Phiên tòa của chúng tôi sẽ là một phiên tòa biểu tượng của người dân". Ông nói thêm rằng người dân được hoan nghênh tham gia những phiên tòa này.
Adam Fitzmaurice, một trong những người đang chiếm giữ tòa nhà, cho báo Daily Mail (Anh) biết: "Chính phủ đã không thể đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý nên chúng tôi cho rằng người dân nên thay mặt họ làm điều này. Chúng tôi có một thẩm phán về hưu và những luật sư có trình độ để làm điều này". Dù vậy, Ronan McNern, một thành viên khác của phong trào, thừa nhận rằng khả năng "các bị cáo" xuất hiện tại phiên tòa là không cao, nên phong trào có thể phải xét xử họ vắng mặt.
Nơi chiếm giữ thứ 4
Cảnh sát cho biết các quan chức ở Hackney đã đến tòa nhà sau khi xảy ra vụ chiếm giữ nhưng chưa xảy ra vụ bắt giữ nào. Đây là nơi chiếm giữ thứ 4 của phong trào "Chiếm giữ London". Trước đó, các quan chức London đã đưa phong trào "Chiếm giữ London" ra Tòa án Dân sự Tối cao trong nỗ lực dọn lều trại của họ bên ngoài nhà thờ St Paul. Tại phiên tòa diễn ra hôm 19-12, đại diện thành phố nói với một thẩm phán rằng khu lều trại này gây ra tình trạng mất vệ sinh, đồng thời thu hút những đối tượng không tốt, như những người nghiện ma túy. Trong khi đó, phong trào này khẳng định sẽ chống lại nỗ lực nói trên của chính quyền London.
Chiếc xe tăng nhỏ được dùng trong vụ chiếm giữ. Ảnh: Daily Mail
Theo đài BBC (Anh), phong trào "Chiếm giữ London" bắt đầu cắm trại bên ngoài nhà thờ St Paul hôm 15-10 trước khi lập một khu lều trại thứ 2 ở quảng trường Finsbury vài tuần sau đó. Trong tháng 11, nhóm này còn chiếm giữ một tòa nhà văn phòng trống thuộc sở hữu của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) tại khu Moorgate.
Mỹ: Người biểu tình đốt lều trại
Cảnh sát thành phố Denver (Mỹ) vào khuya 19-12 (giờ địa phương) đã tiến hành dọn khu lều trại của phong trào "Chiếm giữ Denver" bên ngoài công viên Civic Center. Trước sự can thiệp quyết liệt của cảnh sát, một nhóm khoảng 40 người biểu tình đã rời khỏi khu lều trại sau khi đốt nó. Theo báo Denver Post, 2 người biểu tình đã bị bắt vì những cáo buộc phóng hỏa và 2 người khác bị bắt vì những cáo buộc không tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp.
Theo Người lao động
Người biểu tình Mỹ chiếm các hải cảng lớn Ý tưởng của cuộc tuần hành này nhằm thu hút sự chú ý của mọi người về việc thương mại hóa toàn cầu đã ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và người dân Mỹ. Ngày 12/12 theo giờ Mỹ, những người biểu tình hưởng ứng phong trào Chiếm phố Wall ở Mỹ đã tìm cách chiếm giữ và đóng cửa...