Hàng loạt vụ chạm trán không an toàn giữa tàu chiến Mỹ – Trung
Hải quân Mỹ đã thống kê hàng loạt vụ chạm trán trên biển giữa các lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc tại Thái Bình Dương từ năm 2016, cho thấy phần nào sự căng thẳng trong quan hệ song phương.
Tàu USS Decatur của Mỹ (trái) và tàu Lanzhou của Trung Quốc chạm trán nhau trên Biển Đông hồi tháng 9. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
“Chúng tôi đã có ghi chép về 19 vụ chạm trán không an toàn và/hoặc thiếu chuyên nghiệp với Trung Quốc kể từ năm 2016 (trong đó có 18 vụ với Trung Quốc và 1 vụ với Nga)”, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nate Christensen nói với CNN.
Một quan chức quen thuộc với các số liệu thống kê của quân đội Mỹ cho biết năm 2017, năm làm việc đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đã chứng kiến những vụ chạm trán không an toàn và thiếu chuyên nghiệp nhất giữa các lực lượng quân sự của Mỹ và Trung Quốc tính từ năm 2016 đến nay.
Ít nhất 3 trong số các vụ chạm trán đã diễn ra vào tháng 2, tháng 5 và tháng 7 trong năm 2017 với sự tham gia của các máy bay chiến đấu Trung Quốc . Mỹ tố các máy bay Trung Quốc chặn “không an toàn” các máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ. Trong số 18 vụ chạm trán được ghi nhận, ngoài các lực lượng Hải quân Mỹ, lực lượng Không quân Mỹ cũng có liên quan tới ít nhất một vụ việc.
“Sự hiện diện liên tục của chúng tôi trong khu vực đã nhấn mạnh cam kết của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do, đồng thời thể hiện rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu, máy bay hoạt động bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép”, ông Christensen nói.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ trung bình thực hiện hàng trăm chiến dịch tuần tra trên biển và trên không hàng năm trên Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải và biển Nhật Bản. Các quan chức Mỹ cho rằng họ xem các vụ chạm trán với lực lượng quân sự Trung Quốc là vấn đề nghiêm trọng.
“Sự an toàn của các lực lượng Mỹ là tối thượng và bất kể khi nào có một vụ việc không an toàn/thiếu chuyên nghiệp, chúng tôi đều quan ngại. Để giải quyết những vấn đề này, Mỹ đã phản ứng thông qua các kênh ngoại giao và quân sự”, một quan chức Hải quân Mỹ nói với CNN.
Tần suất tương đối thường xuyên của các vụ chạm trán đã làm dấy lên nguy cơ xảy ra va chạm, từ đó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng hoặc thậm chí xung đột giữa hai siêu cường.
Năm 2001, một vụ va chạm giữa một máy bay trinh sát Mỹ và một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã dẫn tới cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh. Vụ chạm trán gần đây nhất giữa tàu chiến hai nước đã xảy ra khi tàu khu trục Mỹ USS Decatur di chuyển trong phạm vi 12 hải lý gần hai đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm thực hiện chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực hồi tháng 9.
Trong vụ chạm trán này, tàu khu trục Trung Quốc đã áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách chỉ 40m, buộc tàu chiến Mỹ phải chuyển hướng để tránh va chạm. Mỹ gọi hành động của tàu chiến Trung Quốc là thiếu chuyên nghiệp và không an toàn, trong khi Bắc Kinh nói Washington đã đe dọa an toàn và chủ quyền của Trung Quốc.
Mỹ đã nhiều lần chỉ trích các hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực này để thách thức cái mà Washington gọi là yêu sách quá đáng của Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi quyền của chúng tôi theo luật quốc tế và khuyến khích tất cả các đối tác của chúng tôi làm điều tương tự”, Joe Felter, phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, nói với các phóng viên hồi tháng 10.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc công bố biện pháp đối phó tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ
Ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã thể hiện sự lo ngại về tốc độ phát triển chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại với Mỹ và từ đó đưa ra cam kết đối phó với các tác động này.
Chủ tịch Tập Cận Bình dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan "đầu não" của Trung Quốc với 25 ủy viên do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu, ngày 31/10 đã nhất trí quan điểm rằng kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng về nguy cơ sụt giảm trong bối cảnh có "những chuyển biến sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Tuyên bố này của ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã cho thấy sự thay đổi so với 3 tháng trước đây khi Bộ Chính trị mới chỉ đề cập tới sự chuyển biến "đáng chú ý" từ môi trường bên ngoài. Theo SCMP, đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ những quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington nổ ra từ mùa hè năm nay.
Theo nhà kinh tế học Shen Jianguang, ban lãnh đạo Trung Quốc dường như đã thay đổi quan điểm về triển vọng của nền kinh tế nước này và đang chuẩn bị để ứng phó với những hệ quả kéo dài từ cuộc chiến thương mại. Chuyên gia Shen cho biết trong thông báo phát đi hôm qua, Bộ Chính trị Trung Quốc nhận định nền kinh tế nước này trong 3 quý đầu năm nay là "ổn định nhưng tăng trưởng ít".
Tuyên bố của ban lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra sau khi nước này chứng kiến sự đình trệ nằm ngoài dự tính trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất vào tháng 10. Đây là hệ quả của sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Trước đó, số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 19/10 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 của Trung Quốc thấp nhất trong gần 10 năm.
Bộ Chính trị Trung Quốc nhận định hiện tồn tại "nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp", đồng thời đề cập tới "sự xuất hiện của các rủi ro tích lũy suốt một thời gian dài".
"Chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới tình hình hiện nay và đưa ra những sáng kiến mới để ứng phó kịp thời. Chúng ta phải đề cao cải cách và mở cửa để tìm các giải pháp cho các vấn đề cốt lõi. Chúng ta phải giải quyết những vấn đề của chính chúng ta và thúc đẩy tăng trưởng", thông báo của Bộ Chính trị Trung Quốc nêu rõ.
Theo thông báo, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định tiếp tục "chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc "ổn định" thị trường việc làm, tài chính, thương mại, vốn nước ngoài, đầu tư. Tại cuộc họp lần này, Bộ Chính trị Trung Quốc cũng phát tín hiệu rằng Bắc Kinh sẽ ủng hộ khối doanh nghiệp tư nhân trong khi tại cuộc họp trước đó 3 tháng, Bắc Kinh đặt trọng tâm vào các khoản chi dành cho cơ sở hạ tầng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và không đề cập tới "kinh tế tư nhân".
Ngoài ra, Bộ Chính trị Trung Quốc cũng xác định sẽ kích thích sự phát triển năng động của thị trường chứng khoán nhằm thúc đẩy thị trường này phát triển ổn định về dài hạn. Ban lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh nước này cần mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Mỹ cáo buộc hàng loạt đặc vụ Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc một nhóm đặc vụ Trung Quốc tìm cách lấy cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ và đây là vụ việc thứ 3 xảy ra trong chưa đầy 2 tháng. Bên trong nhà máy chế tạo máy bay của Boeing tại Washington, Mỹ. (Ảnh: China Daily) Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ...