Hàng loạt vật dụng có thể chứa cả “ổ” vi khuẩn gây bệnh trong nhà
Những vật dụng trong nhà nếu không được vệ sinh đúng cách vô tình chứa cả ổ vi khuẩn gây hại sức khỏe.
Những vật dụng như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn bằng gỗ… có thể gây hại cơ thể nếu làm sạch và bảo quản sai cách. Các loại đồ dùng này sẽ gia tăng lượng vi khuẩn tích tụ trong cơ thể, từ đó gây bệnh. Do đó, bạn hãy chú ý đến những vật dụng sau để bảo quản và làm sạch đúng cách nhé.
Dụng cụ ăn uống bằng gỗ
Những loại đồ dùng bằng gỗ như thìa, bát, đũa nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị mốc. Dùng những loại đồ này sẽ dễ gây ra các vấn đề tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng… Thêm vào đó, nấm mốc cũng là tác nhân gây hại gan.
Để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý rửa sạch và phơi khô đồ dùng bằng gỗ sau mỗi lần sử dụng. Khi các loại đồ dùng này có dấu hiệu nứt xước, mốc hỏng, bạn cũng nên mua mới thay vì tiếp tục sử dụng.
Khăn mặt, khăn tắm
Khăn mặt hay khăn tắm đều là những đồ dùng để trong môi trường ẩm ướt. Nếu không thường xuyên làm sạch và phơi khô sẽ khiến vi khuẩn dễ tích tụ trên khăn. Thói quen này cũng khiến các loại khăn dễ bị mốc và không hề có lợi cho da khi sử dụng. Bạn nên chú ý giặt khăn thường xuyên và phơi chúng ở những nơi khô thoáng. Những chiếc khăn bị ố màu hay mốc nên được loại bỏ để tránh gây hại.
Video đang HOT
Bàn chải đánh răng
Thật bất ngờ, nhưng những chiếc bàn chải đánh răng lại tiềm ẩn cả “ổ” vi khuẩn đấy nhé. Thói quen để bàn chải ở những nơi ẩm ướt hoặc gần phía bồn cầu sẽ khiến vi khuẩn gia tăng. Dùng những chiếc bàn chải này vô tình khiến chúng ta đưa cả tá vi khuẩn vào người. Do đó, bạn hãy đặt chúng ở những nơi thoáng mát, xa phía bồn cầu. Ngoài ra, bạn cũng nên thay mới bàn chải định kì và làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.
Hộp nhựa đựng thức ăn
Nhiều người có thói quen dùng hộp nhựa đựng đi đựng lại thức ăn. Tuy nhiên, việc dùng những chiếc hộp có nhựa kém chất lượng hoặc tái sử dụng từ hộp thực phẩm cũ lại không tốt cho sức khoẻ chút nào. Những chiếc hộp này sau một thời gian dùng có thể làm thôi nhiễm hoá chất độc hại vào thực phẩm, đặc biệt là khi đựng những thực phẩm muối chua. Để không gây hại sức khỏe, bạn nên đựng thức ăn trong những loại hộp chuyên dụng. Thói quen tái sử dụng hộp nhựa cũ cũng nên được loại bỏ.
Điện thoại
Do tiếp xúc với tay và môi trường nhiều nên điện thoại cũng ẩn chứa vô số bụi bẩn và vi khuẩn. Nhiều người có thói quen áp điện thoại lên má, dùng chúng khi ăn uống mà không hề biết những việc làm này vô cùng có hại. Chúng có thể khiến mụn trên da mặt gia tăng và vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào người. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh điện thoại và tuyệt đối tránh những thói quen trên.
Theo Helino
Nhiễm sán lá gan từ thói quen ăn đồ sống
Sán lá gan lá loại sán có hình dạng như chiếc lá, thường sống ký sinh chủ yếu ở trâu, bò, chó mèo, ốc.
Ảnh minh họa
Mới đây, anh P.T.M. (30 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) thể trạng hoàn toàn bình thường, đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện đa khoa Medlatec phát hiện ổ sán lá gan lớn khu trú trong gan. Theo chia sẻ, bệnh nhân có thói quen ăn lẩu, gỏi cuốn, rau sống, và rất có thể sán trong thức ăn đã chui vào gan và âm thầm phá hủy cơ quan quan trọng này.
Rất may, bệnh nhân đi khám bệnh và được phát hiện kịp thời khi kích thước khối áp xe còn nhỏ (3cm) nên đã được can thiệp kịp thời, giúp giảm các biến chứng nguy hiểm như vỡ áp xe, nhiễm độc hoặc xơ gan, nguy cơ ung thư gan gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sán lá gan là loại sán có hình dạng như chiếc lá. Sán lá gan phân ra thành hai nhóm: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ (do kích thước khác nhau). Sán lá gan thường sống ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... và cả ở chó, mèo, ốc.
Ấu trùng sán thường đóng kén trên các thực vật thủy sinh như rau cải xoong, rau muống, rau ngổ, rau rút... hoặc thông qua nguồn nước nhiễm ấu trùng, chờ thời cơ thì xâm nhập cơ thể người. Nếu người sử dụng (uống nước lã, ăn rau sống, ăn ốc luộc) từ nguồn nước có chứa ấu trùng sán thì có nguy cơ bị nhiễm bệnh sán lá gan. Tại đây, ấu trùng thoát kén, đi xuyên qua thành dạ dày và tìm đường đến gan, đến đường mật, ở đó chúng định vị và thành sán trưởng thành.
Triệu chứng của nhiễm sán lá gan:
- Mệt mỏi, sốt vặt, có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ liên tục;
- Đau nhẹ ở hạ sườn phải;
- Đôi khi thấy đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, đi khám bệnh sẽ thấy gan bị sưng to và đau;
- Một số trường hợp rối loạn tiêu hóa bất thường như đột ngột chán ăn, tiêu chảy;
- Một số khác bị dị ứng da như mọc nốt sần trên da đùi, da mông, lưng...;
- Một số người bệnh lại bị ho kéo dài đi kèm với đau tức ngực.
Người thường xuyên ăn rau sống, gỏi cuốn hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm sán lá gan cần đi khám ngay để được điều trị tránh lây lan, biến chứng nguy hiểm. Không tự ý dùng các thuốc giun sán thông thường.
Cách đơn giản nhất để phòng tránh các bệnh do ký sinh trùng gây ra là: thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân và định kỳ tẩy giun sán 12 tháng/lần; Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín.
Linh Chi
Theo vtv.vn
Đoán bệnh qua vị trí mọc mụn trên mặt Mụn trên trán cảnh báo các vấn đề về tiêu hóa và gan, mụn trên má là do bạn ăn nhiều đường hoặc hệ hô hấp không tốt, theo Brightside. Có rất nhiều yếu tố gây ra mụn trứng cá, trong đó một số xuất phát trực tiếp từ bên trong cơ thể chúng ta. Chính vì thế, các bác sĩ da liễu...