Hàng loạt tờ báo Rumani đăng thông tin “bôi nhọ” cá tra Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian gần đây, nhiều tờ báo mạng tại Rumani như: realitate.net, ziuanews.ro, bzi.ro, adevarul.ro, puppe.ro, secretulsanatatii.net… đã đăng tải nhiều thông tin không chính xác về sản phẩm cá tra Việt Nam gây bất lợi cho hoạt động XK của các DN cá tra Việt Nam sang thị trường này.
Đáng lo ngại, một tờ báo còn khuyến nghị người dân không ăn, không gọi các món có liên quan đến cá tra Việt Nam tại các nhà hàng, thậm chí còn cáo buộc cá tra được sử dụng dưới nhiều tên gọi khác nhau để tránh người tiêu dùng Rumani phát hiện.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Agifish An Giang – Ảnh: T.T.D.
Một số trang mạng khác khuyến nghị người dân nước này tẩy chay cá tra và các nhà hàng có thực đơn món cá này.
Theo VASEP, việc nhiều tờ báo Rumani đăng thông tin nhằm bôi xấu hình ảnh cá tra Việt Nam có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm XK chiến lược này của Việt Nam sang thị trường Rumani.
Đặc biệt, trong số các trang báo đăng tải có nhiều tờ báo lớn như: Adevarul.ro, Realitatea.ro với lượng độc giả truy cập lớn tại Rumani khiến thông tin sai lệch này lan truyền nhanh hơn.
Mặc dù, Rumani chỉ là một thị trường XK cá tra nhỏ của DN Việt Nam tại phía Đông Nam châu Âu với giá trị XK trong 3 năm trở lại đây dưới 5 triệu USD/năm. 6 tháng đầu năm 2018, giá trị XK cá tra sang thị trường Rumani đạt 1,75 triệu USD, trong đó chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh (thuộc HS 0304).
Tuy nhiên, các doanh nghiệp XK cá tra lo ngại, những thông tin sai lệch này có thể bị phát tán và lan truyền không kiểm soát thông qua mạng internet, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mặt hàng cá tra XK của Việt Nam.
Đầu năm ngoái, Đài truyền hình Cuatro (Kênh 4) của Tây Ban Nha cũng phát sóng một phóng sự chủ đề nuôi trồng, buôn bán cá tra và tội phạm qua mạng trong chương trình En el punto de mira. Phóng sự đã đưa những hình ảnh theo mục đích và kịch bản có sẵn tại một số cơ sở nuôi trồng cá tra, có đối chiếu so sánh với một cơ sở nuôi trồng tại Tây Ban Nha để thấy ở Tây Ban Nha chất lượng tốt hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, họ cũng điều tra về tình hình kiểm soát phân phối và tiêu thụ cá tra tại Tây Ban Nha, trong đó có việc một số nơi bán cá tra đội lốt cá khác để bán giá cao hơn.
Cá tra đang chiếm phân khúc quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ ở thị trường phương Tây. Ảnh minh họa: I.T
Sau sự việc cá tra Việt Nam lại tiếp tục bị bôi xấu, ông Simon Bush, Giáo sư Nghiên cứu Chính sách Môi trường tại Đại học Wageningen (Hà Lan) cho rằng: “Pangasius đã là chủ đề gây quan ngại về an toàn thực phẩm và an ninh môi trường, nhưng nếu xem xét kỹ thì các lời cáo buộc đó đều thiếu căn cứ.”
“Phân tích của chúng tôi cho thấy các cáo buộc quyết liệt về cá pangasius không phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khoa học. Đó là, cá tra có rủi ro về an toàn thực phẩm rất hạn chế và ảnh hưởng đến môi trường hạn chế. Trong thực tế, pangasius là một loại cá tương đối mới ở thị trường phương Tây, nhưng chiếm một phân khúc quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ và các điểm bán dịch vụ thực phẩm, do đó có lẽ đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công của nó”- ông Simon Bush nhận định.
Hiện VASEP tiếp tục theo dõi và tìm hiểu thông tin về sự việc thông qua Tham tán thương mại Việt Nam tại Rumani để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động XK và hình ảnh sản phẩm chiến lược của quốc gia.
Theo Danviet/ Lê Thu (Báo Hải quan)
Hàn Quốc ra quy định mới ngặt nghèo, tôm Việt lo gặp khó
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam đang lo xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tới đây sẽ khó khăn hơn, thậm chí có thể chững lại do những quy định mới trong yêu cầu chế độ gia nhiệt của nước này.
Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mới đây Hàn Quốc đã ban hành quy định mới nhằm kiểm soát chặt hơn các sản phẩm tôm nhập khẩu. Trong đó, Hàn Quốc yêu cầu chế độ gia nhiệt bắt buộc đối với sản phẩm tôm hấp nhập khẩu.
Yêu cầu xử lý nhiệt bắt buộc đối với sản phẩm tôm hấp để được cấp chứng thư vệ sinh (HC) vào thị trường Hàn Quốc (có hiệu lực từ 9.4.2017) được quy định rất ngặt nghèo và gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào nước này.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về nhập khẩu tôm của Việt Nam. Ảnh: Thuận Hải
Để được cấp HC cho nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, các sản phẩm giáp xác hấp phải được xử lý nhiệt ở nhiệt độ 90C trong ít nhất 20 phút (hoặc trong bất kỳ thời gian/nhiệt độ tương đương đã được chứng minh khử IHHNV).
Ngoài ra, các sản phẩm giáp xác hấp phải được xử lý nhiệt ở nhiệt độ 70C trong ít nhất 30 phút (hoặc trong bất kỳ thời gian/nhiệt độ tương đương đã được chứng minh khử TSV)...
Theo đánh giá, với quy định trên thì điều kiện băng chuyền hấp của các công ty thủy sản Việt Nam hiện nay không đáp ứng được. Nguyên nhân là vì thông thường, thiết kế cho băng chuyền hấp chạy chậm nhất chỉ được 5 phút 20 giây. Kể cả trong trường hợp băng chuyền có chạy được thì sản phẩm sau gia nhiệt cũng bị ảnh hưởng rất lớn về cảm quan, không còn đạt được yêu cầu về cơ thịt, mùi vị, màu sắc,... nên khách hàng không chấp nhận. Chi phí sản xuất cũng quá cao dẫn đến giá bán sẽ tăng, ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng.
Trước tình hình này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), VASEP và các doanh nghiệp thủy sản đã họp bàn và dự kiến sẽ cùng phối hợp làm thử nghiệm các chế độ gia nhiệt trên sản phẩm tôm để có bằng chứng chứng minh với Hàn Quốc là các chế độ gia nhiệt trong thời gian ngắn hơn vẫn có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của thị trường Hàn Quốc khá cao và ổn định, giá xuất khẩu thuận lợi, lại có lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc so với các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng trưởng tốt nếu DN kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm cùng với sự đồng hành của cơ quan nhà nước để những yêu cầu của thị trường này được đáp ứng đầy đủ.
Thế nhưng, với quy định liên quan đến chế độ gia nhiệt này có thể làm tăng chi phí sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm tại thị trường Hàn Quốc. Điều này sẽ tăng thêm các khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi thời gian qua, cơ quan chức năng Hàn Quốc phát hiện nhiều lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép.
Hàn Quốc đã ban hành quy định mới nhằm kiểm soát chặt hơn các sản phẩm tôm nhập khẩu. Ảnh: Thuận Hải
Trước đó, Nafiqad thông tin, trong tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc cử đoàn công tác sang Việt Nam đánh giá hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong chế biến, xuất khẩu tôm vào Hàn Quốc.
Theo Nafiqad, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã gửi 2 công thư trong tháng 4 thông báo phát hiện liên tiếp dư lượng Nitrofurans (một loại kháng sinh cấm dùng trong thủy sản) trong các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam dù đã áp dụng chế độ kiểm tra 100% từ năm 2017.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng nhập khẩu từ Việt Nam cũng bị phía Hàn Quốc phát hiện có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng.
Hiện, Hàn Quốc đứng thứ 5 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 11,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 190,4 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu tôm sang thị trường này từ năm 2017 đến nay luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số.
Cũng theo VASEP, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng từ Việt Nam với tỷ trọng tôm chân trắng chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc. Trong đó, Hàn Quốc có nhu cầu cao với tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03). 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm 67% tổng xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Hàng năm, Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 80.000 tấn tôm từ các nước trên thế giới. Trong 3 năm trở lại đây, giá trị nhập khẩu vào Hàn Quốc liên tục tăng trưởng. 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu tôm vào thị trường này đạt gần 307,6 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm thị phần áp đảo 55,4% trong khi các đối thủ khác như Thái Lan chỉ chiếm 22% thị phần, Ecuador 9,8% và Trung Quốc chỉ đạt xấp xỉ 5%.
Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với tôm Trung Quốc, Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế so với các nguồn cung đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thách thức mà Hàn Quốc dành cho tôm Việt Nam là sự siết chặt hơn về vấn đề chất lượng.
Theo Danviet
Xuất hiện cơ hội cho tôm Việt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Nhu cầu thị trường tăng cùng với những rào cản về thuế mà phía Mỹ sắp áp dụng đối với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc giúp các doanh nghiệp Việt Nam kì vọng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ. Dẫu vậy, các rào cản khác như thuế chống bán phá giá, chương trình SIMP... vẫn đang làm khó các nhà...