Hàng loạt tàu chiến Nga tiến ra Biển Đen và biển Caspi
Hơn 15 tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga và hơn mười tàu thuộc Hải đội Caspi đã ra biển trong khuôn khổ cuộc kiểm tra đột xuất về trình độ sẵn sàng chiến đấu, – như thông tin từ Cục Báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Nga.
Nga bắt đầu kiểm tra đột xuất tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trong số đó có khu trục hạm “Đô đốc Grigorovich”, casc tàu tên lửa “Samum” và “Mirazh”, tàu tuần tra “Smetlivyi”, các tàu cỡ nhỏ chống tàu ngầm “Aleksandrovets” và “Kasimov”, các tàu tên lửa, tàu đổ bộ cỡ lớn “Nikolai Phylchenkov “,”Azov”, “Yamal “, “Tsezar Kunikov”, “Saratov”.
Ngoài ra, theo dữ liệu của Cục Báo chí, Hải đội Caspian có trụ sở tại Astrakhan và biển Caspi đã phái ra biển hơn 10 tàu chiến, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ, kể cả các tàu tên lửa nhỏ mới nhất “Grad Sviyazhsk”, “Veliki Ustyug”, “Uglich”, tàu pháo và tàu quét mìn ven biển.
Theo Danviet
Mỹ giật mình trước sự trỗi dậy của hải quân Nga
Theo tình báo Mỹ, hải quân Nga đã có những bước phát triển vượt bậc, bắt kịp một số lĩnh vực từ trước tới nay vốn là độc quyền của Mỹ.
Video đang HOT
Tàu chiến Nga bắn thử tên lửa hành trình Calibr trên biển Caspian. Ảnh: Plymouth
Lần đầu tiên trong 24 năm qua, cơ quan tình báo hải quân Mỹ đưa ra một báo cáo cảnh báo về việc hải quân Nga đang tái vũ trang nhanh chóng và ngày càng có những hành động quyết đoán hơn, theo Daily Beast.
Bản báo cáo có tựa đề "Hải quân Nga: Thời kỳ chuyển giao mang tính lịch sử" dài 68 trang với những minh họa sinh động do Phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) tiến hành trong nhiều năm được công bố vào giữa tháng 12.
Những thông tin trong bản báo cáo cho thấy với sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Vladimir Putin, hải quân Nga đang nỗ lực thực sự để thách thức Mỹ, nước có sức mạnh hải quân vượt trội trên thế giới.
"Nga đã và sẽ có những bước tiến lớn trong định hình một lực lượng hải quân thế kỷ 21 có khả năng đáng tin cậy trong bảo vệ quốc gia và duy trì sự hiện diện ấn tượng nhưng có giới hạn ở các khu vực lợi ích xa xôi trên toàn cầu do một thế hệ sĩ quan và nhân viên mới điều hành", ONI nhận định.
Lần cuối cùng ONI lập báo cáo thường niên về sức mạnh hải quân Nga là vào năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Sau thời kỳ biến động đó, Mỹ không còn quan tâm nhiều đến sức mạnh trên biển của Nga, khi hàng trăm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của nước này nằm rỉ sét tại các căn cứ dột nát do thiếu kinh phí vận hành, bảo dưỡng.
Dưới thời Tổng thống Putin, Nga bắt đầu tái xây dựng lại lực lượng hải quân. Đầu năm 2014, việc hải quân Nga hỗ trợ cho hoạt động sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga báo hiệu "gấu Nga" đang trỗi dậy trở thành một cường quốc quân sự. Từ thời điểm đó, Lầu Năm Góc đã quyết định yêu cầu ONI phải lập báo cáo mới về hải quân Nga. Nhiệm vụ này được ONI giao cho George Fedoroff, chuyên gia hàng đầu về Nga của tình báo hải quân Mỹ.
Sau khi nghiên cứu dữ liệu thô, tính toán các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay mới, đánh giá chất lượng của các vũ khí mới và thủy thủ, sĩ quan chỉ huy của hạm đội và đặt nó trong các hệ thống quân sự, chính trị rộng lớn của Nga, Fedoroff khẳng định hải quân Nga đang trên đà phục hồi.
"Kể từ năm 2000, khi hệ thống chính quyền và nền kinh tế bắt đầu ổn định, Nga đã nỗ lực tập trung nguồn lực tài chính để hồi sinh sức mạnh cho quân đội, trong đó có lực lượng hải quân. Các chương trình đóng tàu từng bị đình chỉ giờ đây đang bước vào giai đoạn hoàn thành, còn các chương trình đóng mới đã bắt đầu cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm nền tảng thế kỷ 21 cho hải quân", theo Fedoroff.
Từ một lực lượng yếu kém với vài tàu chiến có khả năng vận hành dài ngày và tác chiến trên biển hồi đầu những năm 2000, đến nay hải quân Nga đã có 186 tàu nổi và tàu ngầm sẵn sàng chiến đấu đang hoạt động ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đen, biển Baltic, biển Caspian, Địa Trung Hải và thậm chí là cả Bắc Cực. Điều này biến hải quân Nga trở thành lực lượng hải quân lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Trong một số lĩnh vực nhất định, hải quân Nga đã gây ngạc nhiên lớn khi bắt kịp công nghệ của Mỹ. Trong tháng 10, các tàu chiến Nga ở biển Caspian đã bắn tên lửa hành trình Kalibr bay hơn 1.500 km đánh trúng các mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Trong tháng 12, một tàu ngầm lớp Kilo của Nga cũng phóng tên lửa hành trình vào Syria từ biển Địa Trung Hải.
Phiên bản xuất khẩu 3M-14E của tên lửa hành trình Calibr. Ảnh: Military
Trước đó, Mỹ là nước duy nhất có khả năng bắn tên lửa hành trình tầm xa từ tàu chiến và tàu ngầm tấn công các mục tiêu trên bộ. Các tên lửa hành trình phóng từ lòng đại dương là một hệ thống vũ khí quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào muốn tiến hành các cuộc can thiệp quân sự chính xác mà vẫn có thể bảo toàn lực lượng trước các rủi ro nghiêm trọng.
Fedoroff đã bị ấn tượng trước khả năng tấn công của các tên lửa Kalibr đến mức ông đã nhiều lần đề cập đến loại tên lửa này trong báo cáo của mình.
"Tên lửa Kalibr có thể được phóng đi từ các tàu cỡ nhỏ như tàu hộ tống, với khả năng tấn công đáng kể. Với việc sử dụng tên lửa này, tất cả các tàu đều có khả năng duy trì khoảng cách xa với các mục tiêu cố định trên bộ và sử dụng đầu đạn thông thường. Việc sử dụng phổ biến khả năng này trong hải quân Nga đang làm thay đổi sâu sắc khả năng răn đe, đe dọa, thậm chí hủy diệt các mục tiêu của đối thủ", chuyên gia tình báo này nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Hải quân Nga tham chiến ở Syria Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 7.10 thông báo các tàu chiến Nga ở biển Caspi đã nã tên lửa Klub vào các vị trí của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria. Tàu chiến Nga từ biển Caspian phóng tên lửa Klub tiêu diệt quân IS ở Syria, cách đó 1.500 km - Ảnh: TASS Thông tin này...