Hàng loạt tàu chiến Nga tiến đến sát Syria
Hải quân Nga đang tăng cường sức mạnh tại Biển Địa Trung Hải với việc triển khai thêm 3 tàu chiến tới vùng biển này, một quan chức hải quân cấp cao hôm 13/9 cho hay.
Tàu tuần dương tên lửa chỉ đường Moska, tàu khu trục Smetlivy và tàu tấn công đổ bộ Nikolai Filchenkov đang trên đường để gia nhập lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga hiện đã đồn trú tại Địa Trung Hải, Tư lệnh Hải quân Nga – Tướng Viktor Chirkov tuyên bố.
“Nhiệm vụ rất rõ ràng: để tránh mối đe dọa dù nhỏ nhất đối với các đường biên giới biển cũng như an ninh quốc gia. Đó là nhiệm vụ của tất cả lực lượng hải quân trên thế giới”.
Nga bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải từ năm 2012 để sẵn sàng sơ tán người dân nước này khỏi Syria. Khởi đầu từ tháng 12 năm ngoái, Hải quân Nga đã thiết lập một đội đặc nhiệm thường trực ở phía tây Biển Địa Trung Hải để đối phó với mối căng thẳng ngày một gia tăng trong khu vực do hệ lụy của cuộc nội chiến Syria.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga – Anatoly Antonov nói rằng, sự hiện diện ngày một dày đặc của tàu chiến nước này tại Địa Trung Hải là “một phản ứng dễ hiểu, tự nhiên và hợp pháp trước những diễn tiến đang xảy ra trong khu vực”.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của hải quân Nga ở Địa Trung Hải không nên được truyền đạt sai thành việc Moscow đang muốn nắm giữ “vai trò tích cực” trong các cuộc xung đột khu vực.
Video đang HOT
Từ ngày 1/5/2013, tất cả các tàu chiến Nga đang hoạt động trong khu vực đều được tập hợp lại thành một đội đặc nhiệm độc lập dưới sự chỉ huy chiến dịch hải quân.
Hiện đội đặc nhiệm hải quân Nga ở phía Tây Địa Trung Hải gồm 7 tàu chiến – tàu tấn công đổ bộ Peresvyet, tàu Đô đốc Nevelskoi, Minsk, Novocherkassk, Alexander Shabalin, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev và tàu khu trục nhỏ Neustrashimy.
Trong một tuyên bố trước đó, Hải quân Nga cho biết, tàu tuần dương tên lửa chỉ đường Moska đã đi qua Eo biển Gibraltar hôm 10/9, tiến sát tới Địa Trung Hải. Kênh truyền hình RT đưa tien, con tàu dự kiến sẽ gia nhập hạm đội Địa Trung Hải vào ngày 15-16/9 tới.
Theo_VnMedia
Cam Ranh có nằm trong dự định xây binh đoàn chiến dịch của Nga?
Tư lệnh Hải quânNgathấy cần thiết phải triển khai một binh đoàn chiến dịch hoạt động thường xuyên ở hai đại dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Căn cứ vịnh Cam Ranh, Việt Nam thời kỳ Liên Xô
Tờ "Phương Đông" Trung Quốc dẫn lời ông Viktor Chirkov, Tổng tư lệnh Hải quân Nga ngày 17/3 cho biết, khi cần thiết Hải quân Nga sẽ cân nhắc triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ông Chirkov nói: "Hải quân chúng ta từng có kinh nghiệm xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu cần, chúng ta sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ và Tổng thống triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở đó". Phát biểu "từng xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương" của ông Chirkov chính là chỉ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương là Hải quân Viễn Đông Nga, nhiệm vụ là bảo vệ biên giới Đông Á của Liên Xô và Nga sau này, nó được cho là căn cứ chủ yếu để bảo đảm lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Binh lực chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai ở 2 khu vực trọng yếu chiến lược là bán đảo Kamchatka và Primorsky Krai.
Thời kỳ đỉnh cao của Hạm đội Thái Bình Dương là vào thập niên 70 của thế kỷ 20, tổng binh lực đạt 130.000 quân, sở hữu khoảng 700 tàu chiến các loại. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, sự phát triển của Hạm đội Thái Bình Dương chuyển sang giai đoạn suy yếu.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
Thiếu tướng Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hóa Hải quân Trung Quốc cho rằng, lần này Nga có kế hoạch tái triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên - sẽ có khả năng tấn công rất mạnh.
Doãn Trác cho rằng: "Hiện nay, họ lấy biên đội tàu tuần tra, tàu khu trục làm hạt nhân, chẳng hạn tàu tuần dương động cơ hạt nhân, tàu này kết hợp với tàu tuần dương và tàu khu trục khác sẽ hình thành một biên đội tàu tuần dương-tàu khu trục, khả năng tấn công của nó tương đối mạnh.
Ngoài ra, họ còn có rất nhiều máy bay trực thăng có khả năng săn ngầm, trên thực tế cũng không thể loại trừ họ vẫn còn có một số tàu ngầm hạt nhân tấn công thường trú, tàu ngầm này trước đây từng triển khai dài ngày ở bờ biển phía tây nước Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga phân ra làm 2 loại, một loại là tàu ngầm hạt nhân tấn công chống tàu sân bay, còn loại kia là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình. Hai loại tàu ngầm này tạo ra mối đe dọa to lớn đối với Hải quân Mỹ, đây cũng là lực lượng được Nga triển khai lâu dài ở khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương, nhưng khả năng chủ yếu triển khai tàu chiến mặt nước là lớn hơn".
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga
Theo vietbao
Nga khôi phục sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã bắt đầu duy trì sự hiện diện thường xuyên tại khu vực Bắc Cực. Với sự xuất hiện của các tàu quân đội Nga tại phía đông biển Laptev ở Bắc Cực trong những ngày gần đây, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, tướng Arkady Bakhin ngày hôm qua (14/9) cho biết nước này...