Hàng loạt tàu biển vật vờ xin phá dỡ
Kinh tế khó khăn, nhiều công ty vận tải tàu biển lâm vào thua lỗ. Tàu mua về không hoạt động, hàng tỷ đồng vạ vật trên biển, tốn kém chi phí. Từ chủ tàu đến ngân hàng đều rơi vào thế lúng túng, không biết xử lý ra sao với những khối tài sản khổng lồ này.
Hàng loạt tàu biển đang xin phá dỡ bán trả nợ
Phá dỡ để trả nợ vì làm ăn thua lỗ
Theo thống kê của Cảng vụ hàng hải, hiện tại, nước ta đang có 41 tàu biển, trong đó có 10 tàu mang quốc tịch nước ngoài và 31 tàu mang quốc tịch Việt Nam neo đậu dài ngày trong vùng cảng biển, không đảm bảo đủ các điều kiện an toàn, an ninh hàng hải. Ngoài ra, đội tàu biển thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam neo đậu dài ngày ở nước ngoài có 54 tàu với trọng tải hơn 1.000 DWT, chiếm 14% tổng trọng tải đội tàu nước ta. Toàn bộ số tàu trên đều có tuổi quá quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam do vậy phải đăng ký mang quốc tịch nước ngoài. Trong đó có 12 tàu gồm cả 7 tàu biển của Vinashinlines đang neo chờ dài ngày ở các cảng biển nước ngoài trong tình trạng không được chủ tàu cung cấp kinh phí duy trì, bảo đảm điều kiện an toàn, an ninh.
Đáng kể là 7 tàu (trọng tải từ 8.700-65.000 tấn) của Cty TNHH vận tải viễn dương (Vinashinlines) như Hoa Sen, New Phoenix, Sea Eagle, Hoàng Sơn 28, Diamond Way… Chủ tàu không còn khả năng khai thác, tàu phải sửa chữa hoặc tàu bị bắt giữ đã nằm bờ nhiều tháng. Thậm chí, con tàu tải trọng 65.000 tấn Sea Eagle đã neo tại Trung Quốc suốt 6 năm nay.
Theo ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, việc tàu biển Việt Nam và tàu biển mang quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu doanh nghiệp Việt Nam không được đưa vào khai thác là do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sụt giảm. Vì thế, nhiều tàu không được đưa vào khai thác, phải nằm chờ dài ngày. “Theo quy định hiện hành, kể cả trong trường hợp tàu neo chờ, chủ tàu vẫn phải cung cấp đầy đủ nguyên nhiên vật liệu và bố trí thuyền viên để duy trì hoạt động, bảo đảm các điều kiện về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đồng thời phải đóng các loại phí, lệ phí liên quan”, ông Nhật cho biết.
Ngoài ra, ông Nhật cũng nhìn nhận, do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng cung cấp tài chính duy trì hoạt động của tàu và đóng các loại phí, nhiều chủ tàu đã bỏ rơi tàu dẫn đến tình trạng mất an toàn và gây hoang mang cho thuyền viên, ảnh hưởng đến uy tín của đội tàu Việt Nam trên trường quốc tế.
Lách luật rồi lại xin tháo dỡ?
Có thực trạng trên một phần do nhiều chủ tàu đã lách Nghị định 29 – CP của Chính phủ quy định về đăng ký và mua bán tàu biển đã qua sử dụng. Tại Việt Nam, tàu biển có niên hạn không quá 10 tuổi đối với tàu khách và không quá 15 tuổi với các loại tàu biển khác. Do vậy, các chủ tàu đã lách luật bằng cách mua lại những tàu trên rồi đăng ký mang quốc tịch nước ngoài để kéo dài niên hạn sử dụng và giá rẻ hơn. Khi không còn nhu cầu khai thác hoặc do tàu quá cũ không đủ điều kiện hoạt động nên chủ tàu muốn phá dỡ để thu hồi vốn. Song, khi các chủ tàu muốn phá dỡ để bán tàu, trả nợ ngân hàng thì lại vướng cơ chế.
Cũng bởi vậy, hiện nhiều ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty vận tải biển đang lúng túng khi xử lý phá dỡ loại tàu này. Theo Luật Bảo vệ môi trường quy định, cấm nhập khẩu phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ. Do thế, các chủ tàu muốn thanh lý tàu sẽ phải đưa tàu ra nước ngoài phá dỡ, tốn kém chi phí rất lớn và thường bị ép giá hoặc bị lừa đảo. Chính điều này đã gây ách tắc trong việc giải bán, phá dỡ tàu cũ của các doanh nghiệp Việt Nam làm phát sinh tình trạng chủ tàu bỏ rơi hoặc neo đậu dài ngày chờ giải quyết. Không ít chủ tàu đã phải bán lại tàu để cho người khác phá dỡ “chui” làm sắt vụn.
Để tháo gỡ thế bí này, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép tàu biển mang cờ nước ngoài của chủ tàu Việt Nam được phá dỡ trong nước. Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ TN-MT đề xuất sửa đổi quy định để phù hợp với thực tế hoạt động phá dỡ tàu cũ hiện nay.
Video đang HOT
Theo ANTD
"Quái chiêu" lách luật khi qua hầm Hải Vân
Trong quá trình vận hành đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hầm đường bộ Hải Vân, các phương tiện vi phạm đều được xử lý nghiêm.
Để qua mặt hệ thống mắt thần điện tử giám sát, cánh tài xế đã nghĩ ra nhiều quái chiêu...
Chết máy giữa đường hầm để tránh bị phạt
Theo quy định, các phương tiện khi lưu thông qua đường hầm đều phải chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h và tối đa 70 km/h. Các phương tiện không được chạy nhanh hơn, cũng không được chạy chậm hơn, đặc biệt là không được vượt tránh trong đường hầm.
Các phương tiện chuyên dụng sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra trong đường hầm.
Quy định là vậy, nhưng có nhiều lúc sự cố xe chết máy bất thường diễn ra trong đường hầm đã gây ách tắc giao thông.
Ngay lập tức, xe cứu hộ nhận lệnh vào đưa xe chết máy ra khỏi hầm để đảm bảo an toàn giao thông.
"Nếu không kịp thời xử lý phân luồng xe và chặn xe từ hai đầu đường hầm thì lập tức đường hầm sẽ bị ùn tắc. Nguy cơ cháy nổ cùng nhiều nguy hiểm khác cũng rình rập" - ông Cao Bá Giang cho biết.
Nhiều trường hợp xe tải nặng chạy chậm qua hầm, thấy nguy cơ bị phạt, tài xế liền cho xe chết máy để được xe cứu hộ vào kéo ra. Đây là "quái chiêu" của cánh tài xế đã làm đau đầu cơ quan quản lý vận hành hầm.
Lúc đầu, lực lượng quản lý vận hành cũng bó tay. Nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", sau một thời gian xe tải hạng nặng cứ chết máy giữa hầm, lực lượng vận hành đã tìm ra nguyên nhân và xử lý nghiêm.
Đoàn xe tải hạng nặng vượt tải đang đậu phía nam hầm để chờ nhau kéo thành đoàn vượt hầm.
"Đối với những phương tiện chết máy do sự cố, sau khi xe cứu hộ đưa ra khỏi hầm sẽ không bị xử lý. Nhưng đối với những xe mà tài xế cố tình cho chết máy để xe cứu hộ đưa ra, chúng tôi tiến hành kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm theo qui định..." - ông Giang nói.
Quái chiêu "Lê Lai cứu chúa..."
Những quái chiêu của tài xế bị phát hiện và xử lý, theo Phó Tổng GĐ Cao Bá Giang, nếu tiếp diễn liên tục sẽ rất nguy hiểm đến an toàn vận hành đường hầm.
Nhưng cũng có những quái chiêu khiến lực lượng vận hành hầm phải bó tay và đau đầu khi xử lý. Thậm chí, khi phát hiện vi phạm vẫn không xử lý được.
Theo lời kể lại của các kỹ sư ứng trực xử lý sự cố hàng ngày, nhiều tài xế còn dùng chiêu "Lê Lai cứu chúa" khiến các anh nhiều lúc phải lắc đầu chào thua.
Thường thì các xe chở quá tải, hàng nặng khi qua hầm không chạy đúng tốc độ quy định sẽ bị phạt.
Xe tải nặng đang chờ nhau ở cửa hầm phía bắc để chuẩn bị kéo nhau vượt hầm tránh bị phạt.
Cánh lái xe tải đường dài thường liên kết, hẹn nhau hàng chục chiếc ở hai đầu đường dẫn để đi thành đoàn qua hầm.
Trước khi đi thành đoàn qua hầm, cánh tài xế cử xe đi đầu theo phương án "có chết một mình tui chết". Nghĩa là có phạt thì chỉ phạt mình xe đi đầu. Cánh tài xế đi sau cứ thế ung dung chạy chậm, ì ạch bò qua đường hầm bám xe đầu.
Khi ra khỏi hầm, chiếc xe đi đầu sẽ bị giữ lại để xử lý vì chạy chậm. Tổng số tiền xử phạt sẽ được các tài xế chạy sau chung chi cho tài xế chạy đầu.
Anh Nguyễn Hùng Dũng, một tài xế xe tải đường dài kể: xe tải đường dài chở đúng tải chỉ có... ăn cám. Vì vậy tụi tui buộc phải chở quá tải. Mà chở quá tải khi ra đường phải chung chi mới qua ải.
Khổ nhất là qua hầm đường bộ Hải Vân, nếu chở quá tải là bị "vịn" ngay vì độ dốc trong hầm khá lớn, chở quá tải không thể chạy đúng tốc độ được.
"Tui nhiều lần chở quá tải bò ì ạch một mình qua hầm. Khi ra đến cửa hầm là bị "vin" và xử phạt ngay, nên phải nghĩ ra cách để qua hầm an toàn mà không bị phạt" - anh Dũng kể.
Để hóa giải chiêu thức "Lê Lai cứu chúa" của cánh tài xế, theo ông Cao Bá Giang, đơn vị đã nhiều lần phối hợp với cơ quan chức năng, chặn đoàn xe tải nặng, chia thành nhiều tốp nhỏ và thậm chí cân tải trọng buộc bốc dỡ hàng quá tải mới cho qua hầm. Tuy nhiên, cũng rất khó khăn.
Theo xahoi
Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân. Lách luật? Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do...