Hàng loạt tài xế chết hoặc khiếp sợ Covid-19, Mỹ thiếu lái xe trường học
Số người chết vì Covid-19 và tâm lý sợ mắc bệnh khiến tình trạng thiếu hụt tài xế trường học ở Mỹ ngày càng trầm trọng.
Natalia D’Angelo đang làm tài xế xe buýt đưa đón học sinh tại Hệ thống trường học Hạt Griffin-Spalding, bang Georgia, thì mắc Covid-19. Cô bị lây bệnh ngay sau khi trường học mở cửa trở lại vào tháng 8.
Julian Rodriguez-D’Angelo, con trai nữ tài xế, cho biết phụ xe của Natalia mắc Covid-19 và một vài em nhỏ trên xe không đeo khẩu trang, dù đã được yêu cầu. Natalia chưa được tiêm vaccine, có tiền sử ung thư và bướu độc lan tỏa.
Virus sau đó lây lan cho gia đình Natalia, trong đó có chồng cô, Americo Rodriguez. Vợ chồng Natalia từ Uruguay đến Mỹ cách đây 20 năm. Bệnh tình của Natalia ngày càng trở nặng, buộc phải nhập viện hồi giữa tháng 8. Hôm 28/8, cô qua đời ở tuổi 43.
Tài xế Jim Booker ở bang Iowa phát khẩu trang cho học sinh trường Des Moines khi tới điểm đón hôm 14/9. Ảnh: USA Today
Natalia là một trong ít nhất 12 tài xế trường học tại Georgia mắc Covid-19 kể từ đầu năm học này. Theo thống kê, tài xế ở ít nhất 10 bang đã qua đời vì dịch bệnh từ tháng 8. Số người chết tăng đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu các tài xế trường học có nguy cơ cao mắc Covid-19 hay không. Điều này trở thành mối lo lắng giữa bối cảnh các học khu ở Mỹ thiếu người đưa, đón học sinh đến trường.
Các chuyên gia y tế hiện chia hai luồng quan điểm, khi giải thích việc lái xe mắc bệnh như thế nào, ở nhà hay nơi làm việc.
Xiaoyan Song, phụ trách việc kiểm soát lây nhiễm ở Bệnh viện Nhi Quốc gia, thủ đô Washington, cho rằng tài xế ít có nguy cơ lây bệnh từ học sinh vì chỉ gặp các em trong thời gian ngắn, khi chúng lên hoặc xuống xe. Theo Xiaoyan, thường sẽ mất vài phút để một người mắc bệnh truyền virus sang người khác. Lúc lái xe, tài xế quay lưng về phía học sinh nên nguy cơ lây nhiễm thấp. Mở cửa trong lúc lái cũng là một yếu tố khác có thể hạn chế sự lây lan virus.
Tuy nhiên, Ye Shen, giáo sư tại trường Y tế Công, thuộc Đại học Georgia, lại tin rằng tài xế đối mặt với nguy cơ lớn hơn lúc làm việc. Shen, tác giả chính của nghiên cứu y khoa về lây truyền Covid-19 trên xe buýt ở Trung Quốc, cho rằng các phương tiện là những không gian khép kín, thiếu sự lưu thông khí, tạo ra môi trường nguy cơ cao cho việc lây lan virus.
Shen cho rằng sự nguy hiểm của việc lây qua không khí được giảm đi đáng kể nếu trẻ và tài xế đều đeo khẩu trang. Trong nghiên cứu ở Trung Quốc, không ai đeo khẩu trang, dẫn tới tỷ lệ lây lan virus cao. “Những đứa trẻ thường không tuân thủ đầy đủ quy tắc đeo khẩu trang”, Shen nói.
Giáo sư Shen đánh giá nguy cơ lây nhiễm có thể gia tăng trong các học khu, nơi thiếu quy định về khẩu trang.
Học khu hạt Bulloch ở đông nam Georgia không yêu cầu đeo khẩu trang trong lớp học và trên xe buýt. Hồi đầu tháng 9, tài xế Norma Jean Carter, 55 tuổi, ở đây đã mất vì Covid-19.
Xác định xe buýt phải là nơi an toàn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) yêu cầu khẩu trang phải được sử dụng trên phương tiện công cộng, gồm xe buýt trường học và xe riêng, bất chấp các nhà trường có yêu cầu đeo khẩu trang hay không. Thế nhưng việc này lại không được kiểm soát chặt chẽ.
“Không có sự ép buộc nào với việc đó”, Ronna Weber, giám đốc điều hành Hiệp hội vận tải học sinh quốc gia, cho biết. “Cảnh sát sẽ không lên xe buýt để kiểm tra học sinh đeo khẩu trang hay không”.
Ngoài khẩu trang, CDC còn đề nghị lái xe và những người giám sát mở cửa sổ để tăng sự lưu thông không khí bất cứ khi nào có thể. Các bề mặt trên xe buýt phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng sau mỗi lần đưa đón học sinh. Nhưng ngay cả khi những khuyến cáo được đưa ra, nỗi lo sợ xung quanh Covid-19 vẫn khiến cho tình trạng thiếu hụt lái xe trở nên trầm trọng.
Tấm biển tuyển lái xe trường học được dựng lên bên ngoài một nhà xe của học khu trung tâm Warwick Valley tại New York hôm 9/9. Ảnh: USA Today
Theo Michael Cordiello, chủ tịch Hội vận tải hợp nhất ở New York, nơi đại diện cho hơn 8.000 lái xe trường học, số tài xế xin nghỉ việc năm nay nhiều hơn năm trước.
Giới chức một số bang đang tìm ra giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lái xe. Một số nơi đề nghị các thống đốc cử lực lượng vệ binh quốc gia tới giúp. Một trường ở thành phố Wilmington, bang Delaware, thậm chí còn trả tiền cho phụ huynh nào đồng ý lái xe buýt. Không ít tài xế phải làm thêm ca.
“Các tài xế của chúng tôi sợ mắc bệnh và tử vong”, Jamie Michael, chủ tịch một tổ chức đại diện cho tài xế và nhân viên trường học ở hạt Lee, tây nam bang Florida, nói.
Một lái xe học khu ở hạt này mất vì Covid-19 hồi giữa tháng 8 và hiện vẫn chưa rõ nguồn lây. Sau cái chết của người này, 5 đồng nghiệp khác đã nghỉ việc, khiến học khu càng thiếu người đưa đón học sinh.
Học khu yêu cầu các lái xe đeo khẩu trang và cố gắng đảm bảo rằng ít nhất một số cửa sổ xe được mở, dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
“Bất cứ ai cũng cảm thấy lo lắng khi làm việc cùng học sinh”, Michael nói, cho biết thêm tài xế của học khu được trả lương từ 16 đến 23 USD một giờ, và 31.000 USD – 45.000 USD một năm, tùy thâm niên.
Học khu Griffin-Spalding hiện tạm thời chuyển sang học online sau khi Natalia, một tài xế khác và người giám sát xe buýt mất vì Covid-19. Adam Pugh, người phát ngôn của Hệ thống trường học Hạt Griffin-Spalding, cho hay kể từ khi trường bắt đầu mở cửa hôm 4/8, thêm một vài ca nữa được xác định mắc Covid-19. Học khu sau đó đã thêm yêu cầu khẩu trang vào nội quy.
“Không ai có câu trả lời chính xác về việc tại sao các tài xế của học khu lại mắc bệnh, trong khi xe được mở cửa và khử khuẩn giữa các tuyến”, đại diện học khu cho biết.
Julian Rodriguez-D’Angelo chia sẻ mẹ anh yêu nghề tài xế trường học, chưa từng nghỉ việc và đã lái suốt nhiều năm. Julian không đổ lỗi cho các học sinh nhưng cảm thấy tức giận với những chính sách của học khu. “Biến thể Delta đang lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh không nên đến trường giữa lúc dịch bệnh căng thẳng”, Julian nói.
Tỷ lệ tiêm vaccine ở hạt Spalding đạt 37%, thấp hơn rất nhiều tỷ lệ 46% của cả bang. Và cả hai con số này vẫn dưới mức trung bình quốc gia.
Tài xế Jim Booker kiểm tra xe buýt hôm 14/9 để đảm bảo rằng không còn em nào ngủ quên trên xe. Ảnh: USA Today
Đi ngược chiều trên cao tốc rồi yêu cầu phương tiện khác nhường đường, nữ tài xế khiến CĐM ngán ngẩm: 'Không biết mua bằng ở đâu'
Hiện tại, chưa rõ nguyên nhân thật sự dẫn tới tình huống "dở khóc dở cười" của nữ tài xế.
Trường hợp đi ngược chiều trên cao tốc không hiếm gặp, nhưng mỗi khi lan truyền trên mạng xã hội đều khiến nhiều người quan tâm. Trường hợp đề cập trong bài viết cũng không phải ngoại lệ khi được lan truyền rất nhanh sau thời gian ngắn đăng tải.
Ô tô con đi ngược chiều còn bắt phương tiện khác nhường đường.
Theo đó, đoạn clip ghi lại cảnh nữ tài xế đang điều khiển ô tô đi ngược chiều tuyến nhập làn trên đường cao tốc. Tuy nhiên, do bị chặn bởi một phương tiện khác khiến chiếc xe rơi vào cảnh "tiến không được, lùi không xong".
Người thân của nữ tài xế yêu cầu phương tiện trước mặt lùi xe.
Ngay khi thấy được tình hình, hai hành khách khác từ bên trong ra ngoài và ra hiệu cho tài xế xe tải lùi lại. Tuy nhiên, yêu cầu trên đã không được đáp ứng, bởi đó là hành vi phạm luật giao thông và khả năng cao còn có nhiều phương tiện phía sau. Cuối cùng, nữ tài xế cũng phải tự mình lùi lại để quay xe.
Quá trình "quay xe" tương đối chật vật.
Tuy chưa rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc nhưng đa phần cộng đồng mạng đều bảy tỏ trạng thái "cạn lời" với hành động của nữ tài xế. Phía dưới bài đăng, không khó để nhìn thấy những bình luận như: "Mua bằng giá bao nhiêu thế chị ơi" hay "Bán xăng cho phụ nữ là một tội ác".
Theo Nghị định 100, trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt 3-5 triệu đồng. Thêm vào đó, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
Nguồn: Anh Thinh
CSGT giải cứu nữ tài xế lên cơn đau tim trong xe ô tô giữa cao tốc: Đoạn clip khiến tất cả "nín thở" theo dõi Khi nhìn thấy một nữ tài xế thò tay ra ngoài cầu cứu do lên cơn đau tim trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, chiến sĩ CSGT đã lập tức đến và giải cứu kịp thời. Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn clip CSGT đưa người phụ nữ đau tim đi cấp cứu. Camera bệnh viện ghi...