Hàng loạt siêu thị châu Âu tẩy chay thịt bò Brazil
Hàng loạt chuỗi siêu thị lớn của châu Âu đã quyết định ngừng bán một số hoặc tất cả các sản phẩm thịt bò từ Brazil do nguồn gốc của chúng có liên quan đến việc phá hoạt rừng nhiệt đới Amazon.
Gia súc được nuôi trên mảnh đất bị phá rừng ở Amazon. Ảnh: Reuters
Theo tổ chức vì môi trường của Mỹ mang tên Mighty Earth, chuỗi siêu thị lớn nhất ở Hà Lan Albert Heijn cam kết sẽ ngừng hoàn toàn việc lấy nguồn cung thịt bò từ Brazil. Người phát ngôn của Albert Heijn nói rằng công ty hiện chỉ bán một số ít thịt bò hầm đóng hộp và thịt bò khô có xuất xứ từ Brazil mỗi tuần. Hãng cũng đã quyết định loại bỏ dần thịt bò Brazil và đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế từ các nước khác.
Chuỗi siêu thị Auchan của Pháp cũng sẽ loại bỏ các sản phẩm thịt bò khô có liên kết với JBS khỏi các kệ hàng của mình. Các siêu thị Carrefour (Pháp) và Delhaize (Bỉ) sẽ ngừng bán thịt bò khô nhãn hiệu Jack Link – một công ty liên doanh sản xuất với JBS. Sainsburys (Anh) cũng sẽ ngừng cung cấp thịt bò hộp xuất xứ từ Brazil tại các cửa hàng của mình, đồng thời cho biết 90% thịt bò của họ có nguồn gốc từ nước Anh và Ireland.
Động thái tẩy chay thịt bò từ Brazil diễn ra sau khi cuộc điều tra do tổ chức Mighty Earth phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận Reporter Brazil thực hiện đã chỉ ra mối liên hệ giữa các nhà máy chế biến thịt ở Sao Paulo thuộc các hãng như JBS, Marfrig và Minerva với vấn nạn phá rừng. Đặc biệt, JBS bị cáo buộc gián tiếp lấy nguồn thịt bò từ các khu vực bị chặt phá rừng trái phép như một phần của hoạt động “tẩy rửa nguồn gốc gia súc” (cattle laundering). Điều này xảy ra khi gia súc chăn nuôi trên một khu đất phá rừng trái phép được bán cho một trang trại hợp pháp trước khi bán cho một lò giết mổ nhằm che giấu nguồn gốc của chúng.
Phía JBS khẳng định không khoan nhượng đối với hành vi phá rừng bất hợp pháp và đã chặn hơn 14.000 nhà cung cấp vì không tuân thủ các chính sách của mình. Công ty nói rằng việc giám sát các nhà cung cấp gián tiếp – những người bán hàng cho bên cung cấp cuối cùng cho các lò mổ – là thách thức đối với toàn bộ ngành, nhưng JBS sẽ thiết lập một hệ thống có khả năng làm như vậy vào năm 2025.
Được mệnh danh là “lá phổi của hành tinh” khi hấp thụ tới 1/4 lượng khí CO2 mà cây xanh trên toàn cầu “xử lý”, rừng Amazon có tổng diện tích khoảng 6,1 triệu km2, trong đó khoảng 60% nằm trên lãnh thổ Brazil, và có thảm thực vật đa dạng nhất thế giới với khoảng 15.000 loài. Bên cạnh nạn chặt phá cây lấy gỗ, khu rừng nhiệt đới này còn bị đe dọa bởi nạn khai mỏ bất hợp pháp, việc chăn nuôi gia súc thả rong, bị diện tích trồng đậu tương xâm lấn, khô hạn và cháy rừng.
Những địa điểm tuyệt đẹp sắp biến mất, ghé thăm ngay trước khi quá muộn
Những địa điểm này xứng đáng được ghi danh trong sổ tay du lịch của bạn.
1. Rừng nhiệt đới Amazon, Brazil
Video đang HOT
Đây là khu rừng hàng triệu năm tuổi và là nơi sinh sống của hơn 1/3 số loài động thực vật trên hành tinh - cộng với một số bộ lạc cuối cùng trên thế giới. Khu rừng rộng lớn có biệt danh "Lá phổi của Trái đất" này đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn phá rừng. Trong 4 thập kỷ qua, khoảng 40% Amazon đã bị phá hủy, chủ yếu để khai thác mỏ, nông nghiệp công nghiệp và khai thác gỗ bất hợp pháp.
2. Olympia, Hy Lạp
Là nơi diễn ra Thế vận hội Olympic đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên, thành phố cổ đại Olympia đã có người sinh sống từ thời tiền sử và là một trong những địa điểm khảo cổ hàng đầu của Hy Lạp. Trong những năm gần đây, thời tiết mùa hè nóng và khô đã dẫn đến cháy rừng tràn lan, thiêu rụi các khu vực xung quanh và xâm lấn một cách đáng lo ngại gần khu di tích. Với nhiệt độ tăng và lượng mưa thấp dần trong khu vực, đây chắc chắn là địa điểm những người yêu thích lịch sử cổ đại cần ghé thăm sớm trước khi nó biến mất hoàn toàn.
3. Vườn quốc gia Glacier, Montana, Mỹ
Với đường mòn đi bộ trải dài, vườn quốc gia Montana 's Glacier là địa điểm yêu thích của những người dân địa phương và du khách ưa thích hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, công viên quốc gia này có thể sớm biến mất. Trong số 150 sông băng khổng lồ tồn tại trong vườn quốc gia cách đây 100 năm, chỉ có 25 sông còn lại cho đến ngày nay. Các nhà khoa học đã dự báo tuổi thọ của các sông băng còn sót lại chỉ tới 15 năm nếu hành tinh của chúng ta tiếp tục ấm lên với tốc độ hiện tại.
4. Venice, Ý
Thành phố nổi Venice có thể biến mất khi bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao (khoảng 110mm mỗi năm). Một dự án lắp đặt hệ thống cửa xả lũ di động đang được tiến hành, nhưng các nhà khí hậu học tranh cãi rằng, liệu những hệ thống phòng thủ này có đủ để cứu thành phố hay không.
5. Sundarbans, Ấn Độ & Bangladesh
Nằm trên biên giới của Ấn Độ và Bangladesh, Sundarbans (hay "những khu rừng xinh đẹp") là nơi sinh sống của vô số loài bị đe dọa, từ cá thòi lòi leo cây đến quần thể hổ sống ở rừng ngập mặn cuối cùng trên thế giới. Hiện tại, nơi này đang bị đe dọa bởi nước thải độc hại, ô nhiễm công nghiệp và nạn phá rừng nặng nề để lấy gỗ.
6. Salar de Uyuni, Bolivia
Salar de Uyuni của Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất và hấp dẫn nhất trên hành tinh. Nơi đây cũng sở hữu một nửa trữ lượng lithium của thế giới, hiện đang được chính phủ Bolivia khai thác. Khi nhu cầu về pin lithium (loại pin được sử dụng trong điện thoại thông minh) tăng lên, những bãi muối hoang sơ của Bolivia có thể sớm "bốc hơi" không một dấu tích.
7. Cánh đồng băng Patagonian, Argentina
Bao gồm khối băng lớn nhất ở Nam bán cầu bên ngoài Nam Cực, các sông băng ở Patagonian đang mỏng dần với tốc độ trung bình là 1,8m mỗi năm. Chỉ 3 trong số các sông băng đang mở rộng trong những năm gần đây, số còn lại đang thu hẹp dần.
8. Maldives
Những bãi biển hoang sơ, những điểm lặn tuyệt đẹp và những khu nghỉ dưỡng năm sao thu hút rất nhiều du khách đến Maldives hằng năm. Nhưng tương lai có vẻ không sáng sủa đối với quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất thế giới này. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đã dự đoán rằng, Maldives có thể trở thành quốc gia đầu tiên bị mất tích vào đại dương vào cuối thế kỷ XXI - nếu mực nước biển tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại.
9. Đảo Komodo, Indonesia
Được thành lập vào năm 1980 để bảo vệ loài rồng Komodo đang có nguy cơ tuyệt chủng, công viên quốc gia phía Đông Indonesia này thu hút các thợ lặn và nhiếp ảnh gia dưới nước vì sự phong phú của các loài san hô và động vật biển quý hiếm. Ngày nay, đảo và các vùng biển xung quanh đang bị đe dọa. Sự tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương đe dọa giết chết các rạn san hô ở đây.
10. Rạn san hô Great Barrier, Úc
Là nơi sinh sống của 2900 rạn san hô, 600 hòn đảo và hơn 1500 loài cá, Great Barrier Reef là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên hành tinh cho đến thời điểm hiện tại. Rạn san hô này đã mất khoảng một nửa độ che phủ của san hô trong 30 năm qua do gia tăng các cơn bão nhiệt đới, tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương. Nếu mức độ ô nhiễm carbon và nhiệt độ nước biển tiếp tục tăng, các chuyên gia dự đoán rằng, các rạn san hô có thể phải đối mặt với những thiệt hại không thể phục hồi vào năm 2030.
Đưa internet vệ tinh Starlink đến rừng nhiệt đới Amazon Thông qua mối quan hệ hợp tác với SpaceX, Brazil muốn đưa internet vệ tinh đến các vùng hẻo lánh và dùng vệ tinh Starlink để ngăn chặn nạn phá rừng. Theo Business Insider, tỉ phú Elon Musk đã gặp bộ trưởng truyền thông Brazil Fábio Faria tại Texas (Mỹ) đầu tuần này để thảo luận về việc đưa internet vệ tinh đến...