Hàng loạt sếp lớn Tập đoàn Nhà nước “trả ghế” về hưu
Bộ Công thương đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đề cử nhân sự cho vị trí Chủ tịch HĐTV Vinatex. Ngày 6/5 sẽ bỏ phiếu đề cử Chủ tịch Vinacomin, trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Riêng Chủ tịch HĐTV Petro Vietnam sẽ bổ sung nhân sự theo nguồn tại chỗ.
Tân Chủ tịch HĐTV Petro Vietnam được cho biết là “người nhà” PVN, làm trong ngành.
Thông tin tại phiên họp báo thường kỳ Bộ Công thương diễn ra chiều 5/5/2014, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trong năm nay, không chỉ tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mà các doanh nghiệp Nhà nước khác như Tập đoàn Than Khoáng Sản (Vinacomin), Tập đoàn Dệt may (Vinatex)… một số lãnh đạo chủ chốt cũng đều đã đến tuổi về hưu.
Theo ông Hải, do chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) của Tập đoàn Nhà nước là do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, nên chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương chỉ là trình ứng viên từ cơ sở.
Đồng thời, người phát ngôn Bộ Công thương cũng thông báo thêm rằng, trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa rồi, Bộ đã làm thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm cho Chủ tịch HĐTV Vinatex, ngày mai (tức 6/5/2014) sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cho Chủ tịch HĐTV Vinacomin.
Vị trí Chủ tịch HĐTV của Tập đoàn PVN sẽ bổ sung nhân sự theo nguồn tại chỗ. Bộ sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định hiện hành.
Theo đó, từ 1/6, ông Vũ Đức Giang sẽ nghỉ hưu từ 1/6/2014 và thôi chức Chủ tịch HĐTV Vinatex. Ông Giang được Thủ tướng bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Vinatex từ tháng 9/2010 sau khi đã đảm đương cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn này trong 3 năm (từ tháng 6/2007).
Chủ tịch HĐTV đương nhiệm của Vinacomin là ông Trần Xuân Hòa. Ông Hòa sẽ nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 1/6/2014 sau thời gian 3 năm giữ cương vị quan trọng nhất tại Vinacomin (ông Hòa được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Vinacomin từ đầu năm 2011).
Tại PVN, Chủ tịch HĐTV là ông Phùng Đình Thực, cũng sẽ nghỉ hưu từ 1/6/2014. Cũng như ông Vũ Đức Giang và ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch PVN cũng sinh năm 1954.
Video đang HOT
Ông Thực được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc PVN từ tháng 7/2009 và đến tháng 9/2011, ông Thực tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn này thay ông Đinh La Thăng.
Tại phiên họp báo thường kỳ tháng này, vấn đề thay tướng tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng đã được đề cập do Công ty mẹ VNSteel kinh doanh thua lỗ hai năm liên tiếp (2012 và 2013), qua đó khiến ông Lê Phú Hưng không thể giữ được “ghế” Tổng giám đốc tại doanh nghiệp này mà sẽ được điều chuyển sang làm chuyên viên Bộ Công thương.
Ông Hưng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VNSteel từ 1/3/2011, tuy nhiên, sau khi ông Hưng về điều hành thì liên tiếp trong hai năm, doanh nghiệp này làm ăn bết bát với việc thua lỗ 538 tỷ đồng năm 2012 và lỗ tiếp 289,9 tỷ đồng năm 2013.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, sau khi có kết quả kiểm toán sẽ “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” trách nhiệm cá nhân.
Bích Diệp
Theo dantri
Qua cơn "thập tử nhất sinh", ông Trần Xuân Giá vẫn muốn hầu tòa
Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, là bị cáo duy nhất được tại ngoại do sức khỏe yếu. 8 bị cáo còn lại trong vụ án "bầu" Kiên đang bị giam giữ chờ ngày mở lại tòa.
Vụ bầu Kiên, Huyền Như: Luật sư đề nghị Quốc hội giám sát
Thông tin cho hay, ngày 5/5, TAND TP Hà Nội và VKSND TP Hà Nội đã nhận được đơn đề nghị của luật sư bảo vệ cho thân chủ Trần Xuân Giá về việc cân nhắc thời gian mở lại phiên tòa xét xử vụ án "bầu" Kiên (Nguyễn Đức Kiên) trong đó ông Trần Xuân Giá là người liên quan nhưng do sức khỏe còn yếu.
Trong đơn kiến nghị gửi cơ quan tố tụng, ông Trần Xuân Giá cho biết sức khỏe ông trở nên tồi tệ từ ngày 26/4.
Ông Trần Xuân Giá đang được điều trị bệnh tại bệnh viện hữu nghị Việt Xô.
Trong khi làm các xét nghiệm để chuẩn bị mổ u xơ tiền liệt tuyến, ông Giá bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm trùng máu, gây sốt cực cao đến 42 độ, co giật mạnh, mê man hoàn toàn, huyết áp tụt xuống... nguy cơ gây tử vong rất cao. Được các giáo sư đầu ngành cùng các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô đưa ra phác đồ điều trị tích cực, hiện ông Giá qua được cơn nguy kịch.
Sau hơn một tuần được chữa trị tích cực, sức khỏe của ông Giá tuy khá hơn nhưng vẫn còn rất yếu, đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài để hồi phục và sau đó mới có thể thực hiện các bước điều trị tiếp theo như dự định ban đầu (mổ u xơ tiền liệt tuyến), cùng với việc tiếp tục điều trị sau khi mổ ung thư đại tràng mà ông Giá đã mổ cách đây 3 năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Xuân Giá cho biết, ông và luật sư đã chuẩn bị rất kỹ cho buổi xét xử. Tuy nhiên do tình trạng sức khoẻ là ngoài ý muốn nên ông chưa thể tham gia phiên tòa được.
Trong Đơn kiến nghị đề ngày 4/5/2014 nêu trên, ông Giá đề nghị Tòa cân nhắc thời gian mở lại phiên tòa khi ông Giá đã điều trị xong tình trạng phì đại tiền liệt tuyến và hồi phục sức khỏe đủ để tham dự phiên tòa để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình...
Theo ông Giá, việc bảo vệ quyền lợi của mình tại Tòa là quyền duy nhất của bị cáo nên ông không đồng ý HĐXX sẽ tiến hành xét xử vắng mặt mình.
Trước đó, phiên toà xét xử vụ án "bầu" Kiên và đồng phạm vào ngày 16/4 vừa qua, sau nửa ngày làm việc đã phải hoãn tòa vì lý do ông Trần Xuân Giá vắng mặt do sức khỏe yếu. Tuy nhiên, theo quy định tố tụng, việc hoãn tòa sẽ không kéo dài quá 30 ngày, tòa cần phải mở lại để tục xét xử.
Mới đây, ngày 1/5, Ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, trong thời gian luật pháp quy định mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm, nếu bị cáo Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) vì lý do sức khỏe không thể tham dự phiên tòa sẽ xem xét khả năng xét xử vắng mặt bị cáo này.
Mặt khác, tòa án cũng có thể giải quyết theo hướng trả lại hồ sơ cho cơ quan truy tố hoặc tách vụ án, tách bị can ra khỏi vụ án này để tiếp tục xét xử những người khác.
Trong trường hợp ông Giá vắng mặt có lý do chính đáng, Tòa cũng có thể gia hạn thêm thời gian hoãn phiên tòa.
Hoãn phiên tòa xét xử vụ án "bầu" Kiên và đồng phạm. Tuy nhiên theo quy định của luật tố tụng thì việc hoãn tòa không được kéo dài quá 30 ngày phải mở lại tòa
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong vụ án "bầu" Kiên cùng đồng phạm, các bị cáo Trần Xuân Giá (SN 1939), Lê Vũ Kỳ (1956), Trịnh Kim Quang (SN 1954), Lý Xuân Hải (SN 1965), Phạm Trung Cang (SN 1954) và Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958) - đều từng là lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng ACB cùng bị đưa ra xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo tài liệu điều tra, các bị cáo trên đã đồng ý thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại số tiền 718,9 tỉ đồng.
Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP HCM chiếm đoạt.
Bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1952), Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969) - nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội cùng bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Riêng Nguyễn Đức Kiên (tức "bầu" Kiên SN 1964) - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về 4 tội danh là "Kinh doanh trái phép", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế".
Theo Dân trí
Vụ án bầu Kiên: Ông Trần Xuân Giá muốn hoãn mở lại phiên tòa Trong đơn kiến nghị, ông Trần Xuân Giá cho biết sức khỏe ông trở nên tồi tệ từ ngày 26/4. Hình ảnh ông Trần Xuân Giá chiều 17/4, một ngày sau khi hoãn phiên toà vụ án 'bầu' Kiên. Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB vừa có đơn gửi TAND TP Hà Nội...