Hàng loạt sai phạm vụ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định, việc quản lý và sử dụng nhà, đất của Hãng phim truyện Việt Nam có nhiều vấn đề, trong đó việc xác định giá trị thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam cũng chưa có được kết quả chính xác.
Hàng loạt sai phạm
Chiều tối nay (20.9), TTCP công bố kết luận thanh tra “Công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam” trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).
Theo kết luận của TTCP, thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hang phim truyên Viêt Nam là phù hợp với chủ trương của nhà nước và cần thiết để huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong tình trạng doanh nghiệp nhiều năm liền thua lỗ triền miên, dẫn đến gần bờ vực của phá sản.
Tuy nhiên, công tác cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hang phim truyên Viêt Nam (Công ty) vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm.
Đối với việc thực hiện quy trình các bước tiến hành cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, qua thanh tra, TTCP nhận thấy, việc xây dựng, ban hành Kế hoạch và tiến độ thực hiện cổ phần hóa Công ty sau 1 năm và lựa chọn đơn vị tư vấn sau 6 tháng kể từ khi có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo là chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch như quyết định ngày 31.3.2014 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL.
TTCP xác định, các hợp đồng thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội); góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền. Trong ảnh là hiện trạng cơ sở vật chất đã xuống cấp của Hãng phim truyện Việt Nam. (Ảnh: Người đưa tin)
Với Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, không thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, để công ty lựa chọn là chưa thực hiện đúng thủ tục, chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo Luật Đấu thầu 2013. Công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng với 2 đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và cổ phần hóa chưa tuân thủ theo mẫu hợp đồng được quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cùng với đó, việc quản lý sử dụng và thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam cũng được xác định có nhiều vấn đề.
Cụ thể, việc Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội); góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, Tp Hồ Chí Minh) là sai mục đích sử dụng, trái thẩm quyền.
“Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà, đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về đất đai. Đến thời điểm kiểm tra (30.10.2017), Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện các thủ tục để ký tiếp hợp đồng thuê đất đối với 2 cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê, và số 6 Thái Văn Lung, (riêng phần diện tích nhà Thủy phi cơ đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý)” – kết luận chỉ rõ.
Ngoài ra, qua thanh tra TTCP phát hiện việc chậm nộp tiền thuê đất đến thời điểm 30.9.2017 số tiền gần 22 tỷ đồng. (Đến ngày 10.10.2017, Hãng phim truyện Việt Nam đã nộp số tiền thuê đất tại 3 cơ sở nhà, đất số tiền hơn 14 tỉ đồng).
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong phương án sử dụng đất, đến thời điểm TTCP kiểm tra (30.10.2017), Công ty được Bộ Tài chính và UBND thành phố Hà Nội thống nhất để tiếp tục sử dụng đối với 2 cơ sở nhà, đất mà Công ty đang sử dụng gồm số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình và tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Hoạt động nghệ thuật của hãng phim ít nhiều gặp khó khăn. (Ảnh: Người đưa tin)
Đối với 2 cơ sở số 4 Thụy Khuê và số 6 Thái Văn Lung chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
“Như vậy, Công ty chưa có phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và chưa xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa” – kết luận nêu.
Tuy nhiên, TTCP cho biết, theo quy định đã được sửa đổi, bổ sung của Chính phủ thì Công ty lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất trả tiền hàng năm không phải tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp.
Đáng chú ý, kết luận thanh tra chỉ rõ, trong việc xây dựng phương án sử dụng đất, tại phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần, Hãng phim truyện Việt Nam, xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích 1.208m2 tại khu đất số 6 Thái Văn Lung và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ VHTT&DL phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần khi chưa có Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất. Đến thời điểm kiểm tra (30.10.2017), Hãng phim truyện Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý về sở hữu các cơ sở nhà, đất để làm căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chưa xác định được giá trị thương hiệu
Trong kết luận vừa được thông báo, TTCP nhận định, việc quản lý, theo dõi, hạch toán công nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam còn chưa đúng quy định dẫn đến xảy ra một số vi phạm.
Cụ thể, việc quản lý và theo dõi khoản phải thu khác, đối tượng là Cục Điện Ảnh chưa đúng; theo dõi khoản trả trước cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Điện ảnh truyền hình (TP.Hà Nội) chưa chính xác;
Theo TTCP, giá trị thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam đến giờ này vẫn chưa được xác định cụ thể.
Việc hạch toán khoản vay nợ dài dạn của Công ty Cổ phần Quảng cáo Sao thế giới là không đúng; số tiền lương trả thiếu cho người lao động và số tiền lương đã chi thanh toán cho người lao động không đi làm chưa được hạch toán;
Đơn vị không thực hiện việc thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về phương pháp và thời gian trích khấu hao; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, kết quả kinh doanh các năm đều lỗ liên tiếp…
Một vấn đề rất quan trọng khác, kết luận nêu việc xác định lại giá trị thương hiệu căn cứ vào giá trị lịch sử và bề dày truyền thống theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ VHTT&DL tổ chức thực hiện, tuy nhiên, chưa xác định được giá trị thương hiệu cụ thể của Hãng phim.
Ngoài ra, việc chọn lựa và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược qua thanh tra cũng phát hiện nhiều hạn chế, sai sót. Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc cổ phần hóa chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục về việc lựa chọn và phê duyệt tiêu chí nhà đầu tư chiến lược.
Cơ sở vật chất khiến nhiều người không khỏi cám cảnh của Hãng phim truyện Việt Nam. (Ảnh: Người đưa tin)
Công ty xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, không nêu cụ thể các điều kiện, làm hạn chế việc chọn được nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực liên quan đến việc sản xuất phim và văn hóa điện ảnh. Xây dựng tiêu chí và cam kết lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu thực tiễn với một ngành nghề kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh…
Bên cạnh đó, TTCP xác định, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim lập danh sách lao động của Công ty còn đưa vào danh sách 6 trường hợp là lao động đã không thuộc danh sách đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc của Công ty.
Mặt khác, Ban Chỉ đạo đã trình và Bộ VHTT&DL phê duyệt Phương án cổ phần hóa, phương án giải quyết lao động dôi dư cùng ngày với thời gian tổ chức Đại hội công nhân viên chức bất thường để lấy ý kiến đóng góp là vi phạm thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo Danviet
Hải Vân quan "thức giấc"
Chiều 24-8, trên đỉnh Hải Vân quan, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đồng thời đề xuất các giải pháp trùng tu, bảo tồn công trình đặc biệt này.
Hải Vân quan được "đánh thức" sau cái bắt tay giữa Đà Nẵng và TT-Huế. Ảnh: C.K
XUẤT LỘ NHIỀU BÍ MẬT DƯỚI LÒNG ĐẤT
Theo ông Nguyễn Ngọc Chất-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, từ tháng 4-2018, các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiên cứu và khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân quan. Kết quả thám sát và khai quật trên diện tích gần 900m2 đã làm sáng rõ quá trình hình thành và biến đổi của di tích, xác định được quy mô, kết cấu nền móng kiến trúc của công trình. Qua đó đã cung cấp những cứ liệu khoa học cần thiết, phục vụ hiệu quả cho công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan. Quá trình khảo cổ đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích nền móng kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân quan thời Nguyễn như: bậc cấp, lối đi của hai cổng, hệ thống tường thành, pháo nhãn cùng dấu vết nền móng kiến trúc các công trình khác nằm trong quần thể. Ngoài ra, quá trình khai quật cũng đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946 đến 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây.
Từ dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo cổ, cơ quan chuyên môn xác định công trình này đã bị vùi lấp mất phần chân móng nên không xác định rõ quy mô, kết cấu bậc cấp và lối đi vào cổng. Tuy nhiên, với kết quả khai quật ở độ sâu 1,4m, mọi dấu tích đã xuất lộ. Qua đó, xác định được chân móng của cổng cũng được bó đá Thanh hình khối hộp chữ nhật giống với cổng Hải Vân quan. Kích thước cổng rộng toàn bộ 7,9m, cao 6,52m, dày 4,79m; vòm cổng rộng 3,47m, cao 4,55m. Nền cổng lát đá sa thạch, mép ngoài bó vỉa bằng hàng gạch vồ dựng nghiêng, tiếp đến là lớp đá dăm nhỏ đầm chắc với vôi hàu.
Ông Chất cho biết, với vai trò là một lũy thành phòng thủ, kiểm soát an ninh qua lại trên đường thiên lý Bắc - Nam cũng như các tàu thuyền trên biển, từ cổng Hải Vân quan đến Thiên hạ đệ nhất hùng quan được xây dựng một hệ thống tường thành khép kín, bao bọc toàn bộ khu di tích. Với hình khối ngay ngắn khiến nhiều người ngộ nhận là hệ thống tường thành ở đây còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, thám sát và khai quật, kết quả khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết nền móng tường thành cũ. "Từ đó có cứ liệu khoa học quan trọng để khẳng định rằng đa số những dấu tích tường thành hiện thấy đều đã được cải tạo, xây xếp vào giai đoạn quân đội Pháp, Mỹ chiếm đóng", ông Chất cho hay. Trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1975, quân đội Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đồn trú tại di tích Hải Vân quan đã xây dựng mới tại đây hệ thống nhà ở, đồn bốt, lô cốt, công sự, ụ súng..., làm thay đổi hoàn toàn bố cục mặt bằng nguyên gốc của di tích thời nhà Nguyễn. Ngoài ra, xung quanh Hải Vân quan, quân đội Mỹ đã xây thêm 5 chiếc lô cốt tại các vị trí xung yếu để bảo vệ cứ điểm này. Do vậy, dấu vết về di tích Hải Vân quan hiện hữu trên mặt đất ngày nay, ngoài hai cổng Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan còn lại từ thời Nguyễn (năm 1826) thì chủ yếu là những dấu tích xây dựng mới hoặc được cải tạo trong giai đoạn 1946 - 1975.
Song song với việc tiến hành nghiên cứu, làm xuất lộ các dấu tích kiến trúc của Hải Vân quan, trong quá trình khai quật, nhóm chuyên gia đã thu thập được một số loại hình di vật gồm vật liệu gạch, ngói, mảnh vỡ các loại hình đồ sành, sứ, gốm men, đồ đất nung và mảnh bia đá thời Nguyễn; đồ dùng sinh hoạt bằng sắt, inox và thủy tinh của binh lính quân đội Pháp, Mỹ. Sau khi phân loại, xử lý bảo quản, gắn chắp, giám định niên đại..., bộ sưu tập hiện vật này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học để phục vụ hiệu quả công tác thiết kế, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích và phát huy trưng bày tại di tích này.
Hải Vân quan là dấu nối trên con đường di sản của du lịch miền Trung. Ảnh: C.K
GIỮ NGUYÊN HIỆN TRẠNG, TRÁNH ÁP ĐẶT KHI TRÙNG TU
Theo các chuyên gia, Hải Vân quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia là sự khẳng định những giá trị vốn quý của di tích cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy. Do đó, việc bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn này là hết sức cấp thiết, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, du lịch. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học không chỉ làm sáng tỏ những giai đoạn hình thành, biến đổi của di tích mà còn xác định được cụ thể quy mô, kết cấu, vị trí, kích thước và tính chất của từng công trình kiến trúc trong tổng thể khu di tích. Qua đó, đã bóc tách được những giai đoạn xây dựng, sửa chữa, cải tạo lại di tích theo từng thời kỳ lịch sử, cung cấp những cứ liệu khoa học chân xác và nhận thức mới, đầy đủ hơn, toàn diện hơn Hải Vân quan.
Các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho rằng, cần thiết kế tôn tạo, phục hồi di tích Hải Vân quan theo mặt bằng kiến trúc thời Nguyễn với chức năng như một pháo đài quân sự đặc biệt. Theo đó, sẽ tháo dỡ những kiến trúc xây mới trên nóc hai cổng Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan cũng như các công trình bên trong khu di tích; phục hồi lại hệ thống tường thành, ụ súng thần công, bậc cấp, đường đi qua hai cổng. Cạnh đó là nghiên cứu, bảo tồn và tôn tạo các lô cốt, hầm ngầm thời Pháp, Mỹ. Xem nó như là những chứng tích chiến tranh và phản ánh sinh động những giai đoạn biến đổi qua các thời kỳ lịch sử của di tích. Mặt khác cần cải tạo không gian mặt bằng xung quanh di tích, tạo cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ đón tiếp khách tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực này.
Ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế cho rằng, phương án tốt nhất vẫn là phục hồi nguyên trạng đặc điểm kiến trúc thời nhà Nguyễn đồng thời giữ lại những công trình được xây dựng thời Pháp, Mỹ làm đồn trú vì giai đoạn sau này cũng là một giai đoạn lịch sử của Hải Vân quan hôm nay. Ngoài ra, phải lần giở được hướng đi, phát lộ toàn phần hoặc một đoạn của con đường Thiên Lý qua Thiên hạ đệ nhất hùng quan (phía Bắc) và Hải Vân quan (phía Nam) theo hướng đảm bảo tính nguyên bản và có sự kết nối trong quần thể di tích đặc biệt này. "Trong tương lai, đây phải là di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt. Hai địa phương đã vượt qua rất nhiều trở ngại để cùng nhau đánh thức Hải Vân quan thì công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích này chắc chắn sẽ thực hiện được. Các cơ quan chuyên môn phải ngồi lại với nhau để hoàn thiện dự án, kịp phê duyệt và tiến hành vào đầu năm 2019. Hy vọng, trong thời gian không xa, Hải Vân quan sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, là niềm tự hào của người dân hai xứ Thuận - Quảng xưa, Huế - Đà Nẵng ngày nay", ông Dung nhấn mạnh.
CÔNG KHANH
Theo VTC
Việt Nam đăng cai tổ chức SEA GAMES trước lượt luân phiên Chiều ngày 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về chủ trương đăng cai tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 vào năm 2021. Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc đăng cai tổ chức SEA GAMES 31 Nếu theo thứ tự luân phiên, Campuchia sẽ...