Hàng loạt sai phạm vụ 3 trẻ tử vong vì phẫu thuật thẩm mỹ
Khám tiền phẫu và xét nghiệm tiền phẫu chưa đầy đủ, không theo dõi huyết áp trong quá trình gây mê và phẫu thuật, không kịp thời ngừng ngay các hoạt động phẫu thuật khi có tai biến đầu tiên xảy ra… Đó là những sai phạm được Hội đồng chuyên môn chỉ ra.
5 kết luận, 4 kiến nghị
Theo quyết định thành lập ban đầu, Hội đồng chuyên môn xem xét vụ 3 cháu bé tử vong sau phẫu thuật miễn phí dị tật khe hở môi/vòm miệng tại Bệnh viện Quân y 87 (Hội đồng) do TS.BS Lê Hữu Thọ, Phó GĐ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, làm Chủ tịch.
Tuy nhiên, sau buổi họp chiều tối 26/8 với PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Sở Y tế Khánh Hòa đã mời ThS.BS Lê Trung Chánh, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, tại TPHCM làm ủy viên Hội đồng thay TS.BS Lê Hữu Thọ.
TS. BS Lê Tấn Phùng được cử làm Chủ tịch Hội đồng. TS.BS Lê Tấn Phùng cho biết, sáng 28/8, Hội đồng họp tại Bệnh viện Quân y 87 (BV87), để tiện trực tiếp xem xét hiện trường nơi gây mê, phẫu thuật cho các cháu.
Đầu cuộc họp, BS Nguyễn Thị Thanh Bình, BS gây mê chính trong chương trình phẫu thuật ngày 23/8 của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật Nụ Cười (OSCA), được mời đến để trả lời các câu hỏi. Sau đó, Hội đồng họp kín, thống nhất đưa ra 5 kết luận và 4 kiến nghị
Phòng phẫu thuật của BV87, nơi gây mê, phẫu thuật cho các cháu dị tật khe hở môi/vòm miệng ngày 23/8
Năm kết luận: 1. Nguyên nhân của 3 trường hợp tử vong có liên quan đến quá trình gây mê. Để kết luận cụ thể, chính xác nguyên nhân, cần có thêm bằng chứng giám định pháp y và các kết quả kiểm định độc lập thuốc đã sử dụng trong quá trình gây mê, kể cả kiểm định độc lập thiết bị gây mê.
2. Quy trình chuyên môn của OSCA còn một số thiếu sót: Chưa có quy trình cụ thể khi triển khai; Khám tiền phẫu và xét nghiệm tiền phẫu chưa đầy đủ (thiếu điện tâm đồ, siêu âm, xét nghiệm gan, thận…); Không có chuyên khoa Nhi tham gia quá trình khám sàng lọc và chỉ định phẫu thuật; Không theo dõi huyết áp trong quá trình gây mê và phẫu thuật.
3. Không kịp thời ngừng ngay các hoạt động phẫu thuật khi có tai biến đầu tiên xảy ra.
4. Công tác tổ chức phối hợp của OSCA với các cơ sở điều trị có chuyên khoa của địa phương chưa được thực hiện chặt chẽ.
5. OSCA không báo cáo kịp thời việc thay đổi nhân sự trong quá trình phẫu thuật với BV 87.
Video đang HOT
Trong danh sách đoàn phẫu thuật có 2 BS phẫu thuật, là BS Nguyễn Đức Khải và BS Trịnh Văn Việt, nhưng thực tế không có BS Việt, thay vào đó là BS Lê Quốc Ân. Hiện nay, OSCA chưa cho Hội đồng biết, BS Ân công tác ở đâu, có chứng chỉ hành nghề hay không.
Bốn kiến nghị: 1. Yêu cầu OSCA làm văn bản chính thức giải trình về việc không ngừng ngay phẫu thuật khi xảy ra ca tai biến đầu tiên.
2. Đề nghị các cơ quan chức năng cung cấp bằng chứng giám định pháp y và tiến hành kiểm định độc lập thuốc và dụng cụ gây mê đã niêm phong, để xác định rõ nguyên nhân tử vong.
3. Đối với các chương trình từ thiện nhân đạo, cần có quy trình chuyên môn cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị điều trị có chuyên khoa liên quan.
4. BV87 cần tiếp tục củng cố công tác gây mê, hồi sức theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 13/2012 của Bộ Y tế về công tác gây mê, hồi sức.
Nhiều sự chưa minh bạch
Theo báo cáo ngày 26/8 của OSCA, khi cháu đầu tiên là Nguyễn Ngọc Tuyết Vân được gây mê ở bàn 1 và xảy ra tai biến, họ nghĩ là do máy gây mê, nên thay máy gây mê. Sau đó, họ tiếp tục gây mê cho cháu thứ hai, là cháu Pi Năng Tuấn Hữu. Nhưng cháu Tuấn Hữu cũng có tai biến sau gây mê, nên họ ngưng hoạt động ở bàn 1, chỉ thực hiện ở bàn 2.
Ngày 25/8, người gây mê cho cháu Tuyết Vân và cháu Tuấn Hữu là BS Thanh Bình nói với các phóng viên rằng, sau hai ca tai biến, bà không gây mê nữa, lo tham gia cứu chữa hai cháu.
Nhưng báo cáo ngày 27/8 của OSCA thừa nhận, sau khi có hai tai biến ở bàn 1, việc gây mê và phẫu thuật vẫn được thực hiện ở bàn này, và BS Thanh Bình vẫn luân phiên gây mê cùng BS Phí Thị Hồng Lê (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại TPHCM).
TS.BS Lê Tấn Phùng trưng ra chứng chỉ hành nghề y của BS Nguyễn Thị Thanh Bình
Có một số báo dẫn thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, theo đó, BS Nguyễn Thị Thanh Bình không được Sở Y tế Hà Nội cấp chứng chỉ hành nghề. Trả lời vấn đề này, TS.BS Lê Tấn Phùng trưng ra chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, chuyên khoa gây mê hồi sức của BS Thanh Bình, do Sở Y tế Hà Nội cấp năm 2012.
Tại cuộc họp báo sáng 28/8 do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Quân y ( Bộ Quốc phòng) nói, toàn bộ trang thiết bị, thuốc men, con người trong chương trình phẫu thuật ngày 23/8 đều do OSCA đưa tới.
Tuy nhiên, TS.BS Lê Tấn Phùng khẳng định, 3 loại thuốc gây mê, khí gây mê được sử dụng trong chương trình này là Servoflurane, Presofol, Fentanyl của BV87. Ba loại thuốc này có nguồn gốc từ Pháp, được cung cấp hợp pháp cho BV87 theo quy chế đấu thầu thuốc trong bệnh viện, hạn dùng đến năm 2016.
Các loại thuốc dùng sau phẫu thuật như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, dịch truyền… do OSCA mang tới. TS.BS Lê Tấn Phùng cho biết, ngày 23/8, tất cả 11 cháu đều được gây mê, không có ca gây tê nào.
Xử lý nghiêm
Tại cuộc họp báo do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/8 ở Hà Nội, nóng với vấn đề 3 trẻ, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, OSCA đã đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả công việc trong đợt phẫu thuật nhân đạo.
Theo ông Khoa, quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, không bao che, đúng người, đúng sự việc. Bộ đang theo dõi sát vụ việc để có cách xử lý kịp thời. Sở Y tế Khánh Hòa đã thành lập một hội đồng chuyên môn gồm 10 thành viên để xem xét về mặt chuyên môn kỹ thuật.
Công an tỉnh Khánh Hòa đã niêm phong toàn bộ phòng mổ nơi đoàn của OSCA sử dụng cũng như niêm phong các dụng cụ, thuốc men dùng cho các ca mổ để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra giấy phép hành nghề của các bác sỹ tham gia phẫu thuật. Bộ Y tế cho biết, cơ quan chức năng cũng đang vận động các gia đình có con tử vong đồng ý cho mổ tử thi để tìm nguyên nhân.
Đại diện Bộ Y tế cho hay, báo cáo của OSCA cho thấy, bác sĩ Phạm Văn Ái, Giám đốc Trung tâm, không trực tiếp tham gia đợt phẫu thuật này mà chỉ là người đứng ra tổ chức. Các cán bộ, nhân viên y tế tham gia đến từ các cơ quan y tế và tổ chức nhà nước khác nhau, đều có chứng chỉ hành nghề.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc có phải là chương trình mổ từ thiện nên không cần xin phép, ông Khoa cho biết, đối với hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, thường có hai hình thức, một là tại cơ sở khám chữa bệnh cố định và hai là tại cơ sở khám chữa bệnh lưu động. Bất cứ hình thức nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn mà Bộ Y tế đưa ra.
Trả lời báo chí, Thiếu tướng Vũ Quốc Bình, cho hay, BV 87 là một trong những bệnh viện loại 1 của Bộ Quốc phòng, thuộc Quân chủng Hải quân.
Sau khi OSCA đặt vấn đề được mổ từ thiện tại BV 87 thì OSCA phải trình các giấy tờ được sự cho phép của Sở Y tế Khánh Hòa. Thiếu tướng Bình nói: “Địa điểm, cơ sở được BV 87 cho sử dụng để làm công tác từ thiện, còn những người phẫu thuật, thuốc men thì không phải của bệnh viện. Còn trong quá trình phẫu thuật nếu thuốc men bị thiếu có nhờ trợ giúp từ BV 87 hay không thì cần phải tìm hiểu thêm.
BV 87 không có chức năng giám sát kiểm tra về mặt hồ sơ giấy tờ xem OSCA có đủ chưa, thẩm quyền kiểm tra này là của Sở Y tế Khánh Hòa. Khi hỏi ý kiến Sở và Sở đồng ý thì chúng tôi hiểu là được phép phối hợp”.
Thiếu tướng Bình cho hay, Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo chặt chẽ để xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân của vụ việc. Theo ông Khoa, không loại trừ nguyên nhân do gây mê, song để chính xác phải chờ kết quả từ hội đồng chuyên môn.
Theo Vietbao
Bộ Quốc phòng: Học chính quy mới hoãn nhập ngũ
Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.
Là nội dung quan trọng được quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong thời bình quá rộng, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi công dân nhập ngũ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết trên tờ Tuổi trẻ, việc thu hẹp diện được tạm hoãn này là để nâng cao chất lượng gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội về thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân đang học chương trình đào tạo đại học được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ nhằm tạo nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sau khi tốt nghiệp sẽ gọi nhập ngũ.
Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc các cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ, sẽ được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả để sau khi xuất ngũ được các nhà trường tiếp nhận lại.
Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.
Sau phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) sáng 14/8, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đề nghị không phân biệt diện tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên đại học, cao đẳng đang học hệ chính quy. Đây cũng là ý kiến của đa số Thường trực Ủy ban.
Từng nêu ý kiến về vấn đề này, Trung tướng Phùng Khắc Đăng - phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN, ủy viên Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội đã cho biết, về mặt lý thuyết, để tạo công bằng xã hội thì tất cả đối tượng là học sinh, sinh viên từ phổ thông đến trung cấp, cao đẳng, đại học kể cả chính quy và không chính quy đều là đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Tuy nhiên, trong thực tế những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình đào tạo không chính quy, không tập trung, các loại hình đào tạo này tuyển sinh ào ạt, lấy điểm rất thấp hoặc chỉ thực hiện xét tuyển (không thi tuyển). Thực tế này dẫn đến "lỗ hổng" có thể bị lợi dụng, gần như bất cứ ai cũng có thể vào được đại học hệ không chính quy, cho nên những người muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ lợi dụng "lỗ hổng" này.
Đối với việc vì sao không tạm hoãn cho những người đang theo học trung cấp, cao đẳng, ông Đăng nói: "Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng nhiều trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh theo kiểu chỉ cần đăng ký ghi tên là vào học, thậm chí họ rải "truyền đơn" khắp nơi để tuyển sinh. Như vậy, cũng để tránh việc lợi dụng quy định pháp luật trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì cần thiết giới hạn đối tượng được tạm hoãn".
Theo thống kê, ty lê công dân co trinh đô cao đăng, đai hoc chi chiêm khoang 0,64% tông sô thanh niên nhâp ngu hang năm trong khi tông sô sinh viên trung binh trong cac năm gân đây luôn ơ khoang trên 1,5 triêu ngươi (chiêm 50% tông sô công dân trong đô tuôi nghĩa vụ quân sự.
Hà Anh
Theo_Báo Đất Việt
Lễ tang 18 chiến sĩ hi sinh trong vụ máy bay rơi Hình ảnh lễ tang 18 chiến sĩ tử nạn trong vụ trực thăng rơi 8h: Trong sổ tang, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, người từng là một tướng lĩnh quân đội cấp cao viết: "Vụ tai nạn thật đau xót cho quân đội ta, nhân dân ta. Các đồng chí là những chiến... Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương do...