Hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Hải Phòng
Thứ trưởng Bộ TN-MT Chu Phạm Ngọc Hiển vừa ký ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước tại HP.
Kết luận của thanh tra gây xôn xao dư luận (Ảnh minh họa)
Giao, cho thuê đất không đúng
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) thời kỳ 2001 – 2010 còn chậm, trên địa bàn TP còn 9 đơn vị cấp huyện, 110 đơn vị cấp xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; việc thực hiện một số chỉ tiêu SDĐ trong quy hoạch SDĐ của TP giai đoạn 2000 – 2010 vượt chỉ tiêu được phê duyệt, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vượt 23,8%, đất an ninh – quốc phòng vượt 12,8%.
UBND TP ban hành quyết định giao đất để thực hiện 3 dự án (D.A) xây dựng nhà ở để bán không thông qua đấu giá quyền SDD hoặc đấu thầu D.A có SDĐ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện D.A Khu Đô thị Du lịch Cái Giá – Cát Bà, huyện Cát Hải do Cty Cổ phần (CTCP) Đầu tư và Phát triển Du dịch Vinaconex làm chủ đầu tư (CĐT) khi chưa ban hành quyết định thu hồi đất; không ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất quốc phòng để thực hiện D.A khu biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần Vựng Hương tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn do CTCP Xây dựng số 15 – Vinaconex làm CĐT; ban hành văn bản cho phép CTCP Xây dựng số 15 – Vinaconex chi trả 5 tỷ đồng không phải là tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 3.
Video đang HOT
Chưa hết, UBND TP Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho CTCP Du lịch Quốc tế Hòn Dấu khi thực hiện D.A đầu tư xây dựng Khu Du lịch Quốc tế Hòn Dấu, được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 6 năm và giảm 50% tiền SDĐ đối với diện tích đất giao có thu tiền SDĐ là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật; thu hồi và giao đất thuộc quy hoạch đất tái định cư cho UBND huyện An Dương để giao đất ở cho 25 cán bộ, chiến sỹ Kho K89, Bộ Tư lệnh Công binh là không đúng đối tượng và thu tiền SDĐ mà không thông qua đấu giá là chưa phù hợp.
UBND quận Ngô Quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng đối với 96,58m2 đất cho bà Nguyễn Thị Nhụ khi diện tích đất này thuộc quyền sử dụng của Cty Len Hải Phòng là không đúng; cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho 7 hộ gia đình, cá nhân tại D.A khu nhà ở để bán theo cơ chế kinh doanh tại số 106 đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền khi CTCP Xây dựng số 9 Hải Phòng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ và 1 giấy chứng nhận quyền SDĐ cho hộ gia đình cá nhân thuộc lô số 5 với diện tích 84m2 tại D.A nhà ở số 44 Lê Lai, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền do CTCP Hoàng Anh làm CĐT không qua sàn giao dịch bất động sản và Cty chưa xây dựng nhà ở là không đúng với quy định. UBND huyện An Dương ban hành quyết định giao đất ở cho 25 hộ gia đình, các nhân thu tiền SDĐ là không đúng quy định.
Bên cạnh đó, Chi cục Thuế Đồ Sơn đã thông báo cho CTCP Xây dựng số 15 được đối trừ hơn 13,1 tỷ đồng là không đúng quy định.
Thu hồi hàng trăm nghìn m2 đất
Kết luận cũng nêu rõ, 10 D.A đầu tư có tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật chậm so với phê duyệt; CTCP Du lịch Quốc tế Hòn Dấu đã sử dụng trên 243.000m2 đất để xây dựng hạ tầng và các công trình trên đất khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất; CTCP Xây dựng số 15 – Vinaconex đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ đối với khách hàng và đã thu tiền SDĐ nhưng không nộp 13,4 tỷ đồng tiền SDĐ; CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex san lấp mặt bằng làm bãi tắm vượt 7.500m2 đất ngoài ranh giới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao; CTCP Thoát nước và Vệ sinh Hải Phòng ký hợp đồng góp vốn với hộ gia đình, cá nhân tại D.A xây dựng khu nhà ở để bán theo cơ chế kinh doanh tại phường Đông Hải, quận Hải An chưa được giao đất; CTCP Công nghiệp Tàu thủy Shinec ký hợp đồng cho 7 doanh nghiệp thuê đất trước khi được UBND TP cho thuê đất, cho thuê ngoài ranh giới đất được giao là 1,8963ha; CTCP Đầu tư và Thương mại Hùng Quỳnh sử dụng khoảng 10.000m2 đất để tập kết sắt vụn, phế liệu và phôi sắt không đúng mục đích SDĐ…
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND TP Hải Phòng chỉ đạo các sở, ngành, UBND các cấp khẩn trương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ giai đoạn 2011 – 2020; chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các D.A đầu tư xây dựng nhà ở để bán; xem xét ban hành các quyết định thu hồi đất; chỉ đạo UBND các quận, huyện khắc phục những tồn tại mà kết luận đã nêu; yêu cầu các tổ chức được thanh tra nghiêm túc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/6.
Theo xahoi
"Lẽ ra, nên thu cả phí nước mưa"
Nước mưa thì không phải đóng phí. Thoạt nghe, có vẻ đương nhiên đúng, nhưng không thu phí nước mưa chưa hẳn đúng.
Nước mưa không vô hại
Theo Nghị định 25 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vừa được ban hành ngày 29/3, nước mưa không phải đóng phí. Thoạt nghe, điều này có vẻ đương nhiên đúng.
Tuy nhiên, PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, nguyên Phó cục trưởng Cục quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) chỉ ra sự cần thiết phải thu phí nước mưa. Theo ông, cần chia ra hai loại nước mưa chảy tràn:
Loại nước mưa tự nhiên chảy tràn qua sân hộ gia đình, rồi chảy xuống cống, rãnh... không nên thu phí.
Nhưng nên thu phí với nước mưa tràn qua các khu công nghiệp, bãi trữ nguyên vật liệu, thuốc bảo vệ thực vật... Bởi khi nước mưa tràn qua sẽ cuốn theo chất độc, hóa chất... Nguồn nước ô nhiễm này gây nguy hại khi xả ra môi trường.
Các nước tiên tiến trên thế giới, nước mưa chảy tràn từ các cơ sở sản xuất được kiểm soát chặt chẽ. Sự hạn chế này theo hướng giảm đến mức tối đa lượng nước mưa chảy tràn ra hệ thống tiêu thoát nước tập trung.
Loại nước mưa tự nhiên chảy tràn qua sân hộ gia đình, rồi chảy xuống cống, rãnh... không nên thu phí.
Vị Phó tổng Thư ký Hội Bảo vệ môi trường Việt Nam này cho biết, tài nguyên nước là thành phần môi trường đặc biệt quan trọng và dễ bị tổn thương. Có nhiều nguồn ô nhiễm môi trường nước, trong đó nghiêm trọng nhất chính là nước thải, chất thải. Minh chứng ở nước ta có những dòng sông chết do nước thải ô nhiễm xả trực tiếp ra như sông Tô Lịch (Hà Nội). Do vậy, nên có chính sách cụ thể kiểm soát nước thải.
"Thu phí để nâng cao ý thức người dân và xã hội trong bảo vệ nguồn nước, môi trường. Không thu phí đối với nước mưa chảy tràn từ các cơ sở sản xuất là không đúng và thiếu nhất quán với chính các quy định khác của Chính phủ", ông Huỳnh cho biết thêm.
Không có căn cứ để thu
PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường tính toán, làm sao để thu được phí nước mưa?
Trước hết, theo ông Chinh, chỉ nên thu phí khi có hệ thống thu gom, tập trung xử lý nước mưa. Ví dụ như, ở Nhật Bản, sau trận mưa, nước trong thành phố được thu về, xử lý trước khi xả ra môi trường. Ở Việt Nam ta nếu làm được vậy quá tốt, nhưng điều kiện hiện nay không cho phép.
Hơn nữa, thu phí nước mưa chảy tràn qua doanh nghiệp, cần có công thức tính lượng nước, chất độc trong nước... Những thứ này, nước ta chưa có. Trong khi đó, thu phí nước nưa không thể dùng cảm tính, phải rõ ràng.
Kinh nghiệm làm quản lý của ông Chinh cho thấy, không dễ gì thu được tiền doanh nghiệp, muốn thu của người ta, phải đưa ra căn cứ chính xác. Ông Chinh ví dụ: "Thu phí nước mưa tràn của doanh nghiệp than, cần trả lời cho họ số lượng nước mưa gây ô nhiễm bao nhiêu? Căn cứ vào đâu có con số đó? Đương nhiên, sẽ chẳng có căn cứ nào".
Chưa kể, công cụ, phương tiện để thu được phí nước mưa, nước ta cũng chưa có. Ví dụ, thu phí nước thải sinh hoạt trực tiếp trên giá bán đầu vào của một mét khối nước sạch. Nước mưa tự nhiên chảy, không có "đầu vào" như nước sinh hoạt. Như vậy, thu phí nước mưa chỉ có cách... đến từng công ty xí nghiệp đòi tiền. Cách này, chi phí cho người thu tiền có thể còn cao hơn phí nước mưa thu được.
Do vậy, theo vị Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, điều kiện nước ta hiện nay, thu phí nước mưa tràn thiếu tính khả thi.
Kinh nghiệm ở nước Đức, doanh nghiệp cung cấp nước trả tiền cho dân để họ không dùng nước vào việc gây ô nhiễm. Bởi nếu nước ô nhiễm xả ra môi trường, chi phí xử lý đắt đỏ. Do vậy, thà mất tiền để người dân bảo vệ nước, còn hơn để thải ra rồi xử lý.
Theo GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, có thể đặt đồng hồ nước tại cống xả nước mưa ở các doanh nghiệp là căn cứ thu phí. Tuy nhiên, có khi lượng lượng mưa ít, nhưng mang chất độc nhiều và ngược lại, có doanh nghiệp nước mưa nhiều nhưng ít độc. Trong khi đó, công thức tính mức gây hại của nước mưa chảy tràn chưa có, do vậy, không có căn cứ để thu.
"Nếu chưa có công thức tính toán chính xác, khoa học thì đừng thu phí", ông Hoan cho hay.
Theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/3, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán của 1m3 nước sạch. Nhưng tối đa không quá 10% giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Nghị định cũng quy định không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong 6 trường hợp:
1- Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường;
2- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
3- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5- Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng; 6- Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
Theo 24h
Kết thúc phiên xử sơ thẩm vụ án tại Tiên Lãng Chiều 5/4, sau 4 ngày làm việc, phiên tòa sơ thẩm, xét xử công khai vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ" liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã kết thúc với bản án thể hiện tính...