Hàng loạt sai phạm trong nhiều dự án nhà ở, khu đô thị của Hà Nội
Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong quá trình thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở… của TP.Hà Nội đã phát hiện cả loạt sai phạm nghiêm trọng. Với các tập thể, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ của TP.Hà Nội, phải tổ chức kiểm điểm. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Thất thu hàng nghìn tỷ đồng
Chiều 15.11, TTCP công bố Kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND TP Hà Nội giai đoạn 2002-2014.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh (giữa) đề nghị TP.Hà Nội thực hiện nghiêm túc những kiến nghị của TTCP. (Ảnh: Báo Thanh tra)
Theo ông Trần Hữu Lợi – Phó Cục trưởng Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực I, trưởng đoàn thanh tra, cơ quan thanh tra mới thanh tra ở một số dự án chọn mẫu 38/204 dự án (tỷ lệ 18,62%) nhưng đã phát hiện nhiều sai phạm.
Cụ thể, kết luận thanh tra nêu rõ, các công tác công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập, điều này dẫn đến chất lượng quy hoạch yếu.
Cùng với đó, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số xây dựng… mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn.
TTCP cũng chỉ rõ, việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt, tình trạng tùy tiện này tạo ra cơ chế xin – cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước.
Bên cạnh đó, một loạt các sai phạm, tồn tại của TP.Hà Nội được nêu rõ như trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng không được chú trọng; việc thực hiện quy hoạch chi tiết được duyệt, quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư có dấu hiệu tự điều chỉnh quy hoạch.
Đáng chú ý, theo nội dung kết luận thanh tra, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư.
Trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất thu số tiền lớn, ước tính khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Lô đất CT2, thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ bị TTCP chỉ rõ sai phạm. (Ảnh: I.T)
Các sai phạm tại các dự án liên tục được TTCP chỉ ra như có dự án áp sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm với số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.
Có dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất nhưng vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách.
Điển hình của vi phạm này là lô đất CT2, thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư, số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng.
Hơn nữa, cũng theo kết luận thanh tra, theo một số quy định của UBND TP.Hà Nội, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải thực hiện nghĩa vụ nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố, không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng.
Nhưng quá trình thực hiện, phần lớn các dự án được TP.Hà Nội cho phép cơ chế nộp tiền (phần tiền chênh lệch giữa giá bán kinh doanh so với giá thành xây dựng). Có trường hợp thành phố còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư phải có nghĩa vụ trích nộp cho thành phố.
Theo TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư khu nhà ở, khu đất ở không căn cứ vào thông tư của Bộ Tài chính.
Kiến nghị thu hồi nợ đọng, xử lý số tiền gần 3 nghìn tỷ
Trước những vi phạm nghiêm trọng của UBND TP.Hà Nội trong quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao chủ tịch UBND TP.Hà Nội có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất…
TTCP cũng kiến nghị, chủ tịch UBND TP.Hà Nội phải chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi khoản nợ đọng tiền chênh lệch quỹ nhà 50% và tiền quỹ đất 20% với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; Sở Tài chính thực hiện xử lý số tiền hơn 2.955 tỷ đồng theo đúng quy định của Luật Ngân sách.
Với các tập thể, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ của TP.Hà Nội, phải tổ chức kiểm điểm. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Xử lý về kinh tế, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra hơn 1.562 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý thu hồi về ngân sách TP hơn 509 tỷ đồng; thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.
Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đồng ý với bản kết luận của TTCP.
Mặt khác, tại một số dự án, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định về nghĩa vụ trích nộp quỹ nhà ở, quỹ đất ở còn thiếu; một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà bán, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Theo Danviet
"Cán bộ có năng lực, bản lĩnh kém rất sợ đối thoại với dân"
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) khẳng định, đối thoại với người dân là cơ hội thử thách năng lực, khẳng định phẩm chất của cán bộ. Cán bộ có năng lực yếu, bản lĩnh không cao rất sợ đối thoại với dân. Cán bộ ở cơ sở không giữ gìn, rèn luyện thì khó ngồi đối thoại với dân vì buổi đối thoại có thể trở thành diễn đàn để dân phê bình, tố cáo cán bộ.
Thảo luận về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chiều 7/11, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho biết các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về an ninh nông thôn đều chỉ ra rằng hầu hết các vụ việc phức tạp, điểm nóng đều phát sinh từ cơ sở.
"Việc công dân xảy ra hàng ngày, việc nhỏ có, việc lớn có, từ những việc bình thường đến những việc bức xúc phức tạp tạo thành điểm nóng. Vấn đề đặt ra là cán bộ. Nhất là cán bộ cơ sở đã sâu sát, gần dân, lắng nghe, chia sẻ, đối thoại với dân, cùng dân giải quyết các vấn đề của dân ngay từ cơ sở với dân khi vụ việc mới manh nha hay không?"- ông Hiểu đặt vấn đề.
Ông Hiểu dẫn việc Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cách đây 1 tuần chủ trì buổi đối thoại với gần 300 tiểu thương tại chợ Sạp (Biên Hoà), sau vài giờ đã giải quyết, chia sẻ được nhiều chính sách pháp luật. Nguyện vọng của tiểu thương được giải quyết, vụ việc cơ bản được khép lại sau 11 năm người dân khiếu nại.
"300 tiểu thương đã hát bài "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" trước khi rời hội trường đối thoại"- ông Hiểu nói.
Ông Hiểu cũng ví dụ câu chuyện cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi - ông Võ Văn Thưởng (hiện nay là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Bí thư tỉnh Thanh Hóa, hay Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng lãnh đạo nhiều địa phương đã tổ chức đối thoại với người dân tại các điểm nóng để sớm "hạ nhiệt".
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội trường chiều 7/11.
"Đấy là những minh chứng cho tác dụng và ý nghĩa của đối thoại. Đối thoại còn là cơ hội thử thách năng lực, khẳng định phẩm chất của cán bộ. Cán bộ có năng lực yếu, bản lĩnh không cao rất sợ đối thoại với dân. Cán bộ ở cơ sở không giữ gìn, rèn luyện thì khó ngồi đối thoại với dân. Vì buổi đối thoại có thể trở thành diễn đàn để dân phê bình, tố cáo cán bộ"- ông Hiểu nói.
Từ những trải nghiệm thực tiễn, ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định nhiều cán bộ, nhất là ở cơ sở vẫn xa dân, không đối thoại với dân khiến nhân dân bức xúc. Chính vì thế, nhiều vụ việc từ nhỏ trở thành to, thành phức tạp, thành điểm nóng.
Vị đại biểu TP Hà Nội kiến nghị thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan hành chính; đồng thời xử lý nghiêm cán bộ không thực hiện quy định tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Coi đây là một trong những nội dung công tác cần phải kiểm điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm điểm Đảng viên vào cuối năm.
"Cần luật hóa, sớm chính thức quy định trong các luật về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, về trách nhiệm đối thoại của người đứng đầu chính quyền UBND cấp huyện, cấp xã đối với dân định kỳ mỗi năm 1 lần"- ông Hiểu kiến nghị.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Thị Lan - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh - cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để góp phần khắc phục tình trạng người dân không chấp nhận các phương án giải phóng mặt bằng, giảm đơn thư khiếu nại.
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn - Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế - nói rằng, chưa thực sự yên tâm trước những vụ việc khiếu nại của công dân dai dẳng năm này qua năm khác, trong khi đó một số cơ quan chức năng có biểu hiện đùn đẩy trong giải quyết.
"Không ít người đi khiếu nại phải bán hết tài sản để theo đuổi trong thời gian dài, có những người đời cha mẹ khiếu nại chưa xong lại chuyển sang đời con. Đây là mũi kim đâm vào da thịt, là sự nhức nhối nếu chúng ta đặt địa vị mình vào người dân đi khiếu nại?"- ông Sơn nói.
Nhấn mạnh trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, điều quan trọng không phải là thành tích làm được bao nhiêu, "nhiều hay ít phần trăm", ông Sơn cho rằng điều quan trọng nằm ở chỗ các cơ quan Nhà nước còn nợ dân bao nhiêu, chừng nào giải quyết xong. "Như thế mới là công bộc của dân"- ông nhấn mạnh.
Cuối buổi thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái xin tiếp thu các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội. "Đối thoại trực tiếp với nhân dân để nắm tâm tư nguyện vọng là rất đúng. Những mâu thuẫn từ cơ sở nếu giải quyết sớm thì lên tới huyện, tỉnh, Trung ương sẽ hạn chế, chuyển biến tích cực hơn"- ông Khái kết lại.
Thế Kha
Theo Dantri
Lần đầu tiên người dân được nghe Quốc hội bàn về khiếu nại, tố cáo "Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV có điểm mới là phiên thảo luận về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được truyền hình, phát thanh trực tiếp; điểm mới thứ hai là có thêm báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc giải quyết khiếu nại, tố cáo", bà Nguyễn Thanh Hải,...