Hàng loạt sai phạm tại Công ty Nam Thị
Vào những ngày cuối tháng 11, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh lại xôn xao với vụ việc xảy ra tại Chung cư La Bonita (số 6-8 đường D2 cũ, nay là đường Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh) do Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị (Công ty Nam Thị) làm chủ đầu tư.
Một căn hộ bán cho nhiều khách hàng
Theo đó, hàng chục khách hàng đã kéo đến Chung cư La Bonita để yêu cầu chủ đầu tư làm rõ việc một căn hộ được mang bán cho nhiều người bằng hình thức đổi số tầng. Chẳng hạn, theo phản ánh của bà V.T.T, bà mua căn hộ và một sàn thương mại tại Chung cư La Bonita trị giá hơn 20 tỷ đồng của Công ty Nam Thị. Tuy nhiên, sau một thời gian, bà T phát hiện Công ty Nam Thị đổi tên số tầng, đổi tên căn hộ và tiếp tục bán cho người khác.
Hàng chục khách hàng đã kéo đến Chung cư La Bonita để yêu cầu chủ đầu tư làm rõ việc 1 căn hộ được mang bán cho nhiều người bằng hình thức đổi số tầng.
Tương tự, theo nội dung đơn tố cáo của khách hàng N.T.C, năm 2014 chị đã ký hợp đồng mua bán căn hộ A2 – Lily tầng 14 (nay đổi số thứ tự là tầng 16), và căn hộ B1-05, với giá trị 1,15 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay bà Vũ Bảo Trinh, Công ty Nam Thị không công nhận hợp đồng mua bán với chị C. đã ký trước đó. Không những thế, Công ty Nam Thị đã đem 2 căn hộ này đi bán cho nhiều người khác.
“Căn hộ trên tầng 14 của tôi, nay là tầng 16, đã bị bán từ năm 2014 cho bà Vương Thị Thanh, sau đó bà Thanh bán lại cho bà Nguyễn Thị Thanh Tâm. Căn hộ B1-05 nay là A5-07 của tôi thì bán cho nhiều người”, chị N.T.T.C cho biết
Theo tìm hiểu của PV, phần lớn các khách hàng tố cáo Công ty Nam Thị cho biết, họ đều đã đóng toàn bộ tiền mua căn hộ. Người ít thì trên dưới 3 tỷ đồng, người nhiều thì hơn 22 tỷ đồng, nhưng hiện nay rơi vào cảnh tranh chấp quyền sở hữu, vì ai cũng có giấy tờ hợp lệ.
Video đang HOT
Tầng thượng The Bonica bị chủ đầu tư chiếm dụng, xây dựng làm nơi thờ cúng, trồng cây.
Chưa hết, những khách hàng mua nhà tại Chung cư La Bonita lại càng trở nên bối rối khi biết thông tin Công ty Nam Thị đã chuyển nhượng 100% cổ phần cho Công ty Angel Homes. Công ty Angel Homes giao cho ông Lương Xuân Mạnh làm giám đốc điều hành, quản lý tòa nhà.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Lương Xuân Mạnh cho biết, Angel Homes vẫn đang trong giai đoạn xem xét và rà soát hồ sơ trên quan điểm nếu như chủ đầu tư cũ làm sai thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn công ty của ông chỉ là đơn vị tiếp nhận cổ phần cũ.
“Bắt tay” khách hàng bán tài sản đang thế chấp?
Mới đây, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã gửi đơn đến Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Công an TP Hồ Chí Minh) tố cáo việc Công ty Nam Thị có dấu hiệu “bắt tay” với khách hàng để bán tài sản đang thế chấp tại ngân hàng.
Cụ thể, VPBank tố cáo ông N.V.T và bà T.T.L (cùng đăng ký thường trú tại phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt vay tín dụng thông qua các hợp đồng đã ký với VPBank với tổng số tiền vay của 3 hợp đồng tín dụng là hơn 6,1 tỷ đồng.
Tài sản được ông N.V.T và bà T.T.L dùng để thế chấp, đảm bảo cho các khoản vay là 3 căn hộ tại toà nhà La Bonita gồm căn hộ A1 tầng 12, căn hộ A3 tầng 12, căn hộ B2 tầng 12.
Việc này được VPBank, ông N.V.T và bà T.T.L ký hợp đồng thế chấp tài sản, đã công chứng tại Văn phòng Công chứng Bến Thành và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại TP Hồ Chí Minh. Tất cả những giao dịch giấy tờ trên đều có xác nhận phong tỏa của Công ty Nam Thị.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay vốn, ông N.V.T và bà T.T.L đã trả hơn 200 triệu đồng nợ gốc, hơn 632 triệu đồng nợ lãi. Tuy nhiên, từ tháng 5-2016 thì ông bà này bắt đầu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, theo VPBank tính đến ngày 4-10-2018 tổng dư nợ khoản vay trên hơn 8,5 tỷ đồng.
Để thu hồi nợ, VPBank cho biết đã nhiều lần liên hệ làm việc, yêu cầu ông N.V.T và bà T.T.L thanh toán nợ, bàn giao tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý.
Thế nhưng, hai người này lại cố tình trốn tránh, không hợp tác giải quyết, thậm chí còn tự ý thanh lý toàn bộ các hợp đồng mua bán căn hộ đang là tài sản thế chấp tại VPBank với Công ty Nam Thị khi chưa có sự đồng ý của VPBank, cũng như chưa thanh toán xong các khoản nợ.
Mặt khác, VPBank cũng đã nhiều lần liên hệ với Công ty Nam Thị, đề nghị doanh nghiệp này phối hợp với ngân hàng để làm rõ vụ việc các bên tự ý thanh lý hợp đồng nhưng Công ty Nam Thị không hợp tác.
Theo VPBank, việc ông N.V.T và bà T.T.L “bắt tay” với Công ty Nam Thị thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ đang thế chấp tại VPBank, đồng thời để nợ quá hạn kéo dài đã có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Theo Danviet
Sẽ "khai tử" hàng ngàn ôtô quá hạn
Tại TP HCM đang có hàng ngàn ôtô hết niên hạn sử dụng, tuy nhiên việc xử lý, thu hồi không dễ
Từ ngày 1-12, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM phối hợp Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08) Công an TP, triển khai đợt cao điểm kiểm tra ôtô hết niên hạn sử dụng, sắp hết niên hạn sử dụng và xe quá hạn đăng kiểm trên địa bàn. Động thái trên được cho là quyết liệt trước lượng xe "hết đát", quá hạn kiểm định trên địa bàn TP còn tồn đọng rất lớn.
Cả ngàn xe "hết đát", chỉ phát hiện... 1 trường hợp
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến ngày 31-12, số lượng xe hết niên hạn sử dụng trong cả nước là 19.316, gồm 17.540 xe tải và 1.776 xe chở người. Riêng TP HCM, dữ liệu cập nhật mới nhất của Cục Đăng kiểm đến hết năm 2017 có 5.794 xe tải và 541 xe khách hết niên hạn. Tại thời điểm ngày 29-11, trên địa bàn TP có 3.821 xe quá hạn kiểm định trên 30 ngày, gồm 520 xe khách, 2.869 xe tải và 432 xe đầu kéo sơ-mi rơ-moóc.
Qua ghi nhận thực tế trên nhiều tuyến đường vùng ven TP HCM, khu vực tập trung cơ sở sản xuất, chợ đầu mối và những đoạn giáp ranh với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, không khó bắt gặp những chiếc ôtô cũ nát chạy bạt mạng trên đường. Nhiều xe không còn rõ biển số, thùng hàng gỉ sét, chắp vá nhưng vẫn chở người hoặc các loại vật liệu xây dựng. Thậm chí, khu vực trung tâm TP còn có trường hợp hoán cải từ xe tải qua xe khách, cũ nát lưu thông trên đường. Đơn cử như vào ngày 28-10, chúng tôi ghi nhận trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), một xe khách 16 chỗ đã nham nhở các vết bong tróc, chắp vá nhưng vẫn chở đầy người. Tuy nhiên, khi trích xuất dữ liệu thì phương tiện này vốn đăng ký là xe tải chứ không phải xe khách.
Theo Thanh tra Sở GTVT TP, những năm qua, đơn vị này đã chủ động phối hợp với lực lượng CSGT cùng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới liên tục thống kê, kiểm soát các loại ôtô hết niên hạn sử dụng. Việc xử lý thông qua hình thức đối chiếu thông tin đăng kiểm và danh sách các xe hết niên hạn do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố. Trong đó, khu vực được đặc biệt tập trung kiểm tra là những công trình, dự án thuộc ngoại thành. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Sở GTVT cho biết chỉ phát hiện... 1 trường hợp xe "hết đát".
Chiếc xe khách cũ nát chở đầy người lưu thông trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) nhưng qua kiểm tra, phương tiện này đăng ký là xe tải
Cần nhiều giải pháp
Đánh giá việc kiểm tra, xử lý các trường hợp xe hết niên hạn sử dụng tại TP HCM, ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra Sở GTVT, cho rằng đang rất khó khăn bởi loại xe này thường tập trung ở các tuyến đường nhỏ, khu vực vùng ven và mang tính chất hoạt động nội bộ. Trong khi đó, thẩm quyền dừng xe của Thanh tra Sở GTVT lại hạn chế nên chỉ trong các đợt phối hợp kiểm tra liên ngành hoặc thông qua xử lý những vi phạm khác như chở quá tải, đi vào giờ cấm, đường cấm, dừng đỗ sai quy định..., mới phát hiện phương tiện "hết đát".
Còn theo ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP, hiện các phương tiện hết niên hạn sử dụng đều được Cục Đăng kiểm Việt Nam công khai trên website của cơ quan này nhưng hầu như không có trường hợp nào tự giác đưa xe hết niên hạn đi thu hồi. Mặt khác, việc thu hồi các loại xe hết niên hạn sử dụng hiện chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn cũng như các chương trình cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ về mặt kinh tế đối với chủ phương tiện trong việc thu hồi, chuyển giao cho các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải có chức năng phù hợp.
Trước tình hình nêu trên, theo Sở GTVT, đợt kiểm tra sắp tới đối tượng sẽ là xe khách, xe tải, xe đầu kéo sơ-mi, rơ-moóc hết niên hạn sử dụng và quá hạn kiểm định, thời gian cao điểm kiểm tra bắt đầu từ tháng 12-2018 đến tháng 1-2019. Việc kiểm tra tập trung vào các vi phạm, như: tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp; xe quá hạn kiểm định (kể cả xe mang biển số nước ngoài); điều khiển xe quá niên hạn (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng).
Ông Trần Quang Lâm cho biết Sở GTVT cũng sẽ giao Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn xây dựng phần mềm quản lý, giám sát để tích hợp với hệ thống camera giám sát giao thông tại TP HCM nhằm hỗ trợ việc theo dõi, kiểm soát các loại xe "hết đát", quá hạn kiểm định lưu thông trên đường. Đồng thời, Sở GTVT sẽ kết nối với website của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đăng thông tin những xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định có biển số đăng ký tại TP HCM trên trang web của Sở GTVT để người dân và các cơ quan, đơn vị truy xuất dữ liệu. "Về lâu dài, Sở GTVT sẽ kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tham mưu Chính phủ có chính sách hỗ trợ về kinh tế hợp lý để khuyến khích việc thu hồi, loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng" - ông Lâm nói.
Xe máy "hết đát" cũng bị "xử"
Theo quy định hiện nay đối với hành vi điều khiển xe quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính từ 4-6 triệu đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng với tài xế. Trong đợt cao điểm kiểm tra sắp tới, ngoài việc xử lý vi phạm về ôtô hết niên hạn sử dụng, quá thời gian kiểm định thì trong quá trình tuần tra, kiểm soát, các vi phạm khác thì cũng sẽ bị xử lý, kể cả xe máy "hết đát".
Bài và ảnh: GIA MINH
Theo PLO
Trạm y tế đầu tiên tại TP.HCM hoạt động theo nguyên lý y học gia đình Ngày 29/11, Sở Y tế chính thức khởi động chương trình đổi mới hoạt động của trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình. Trạm Y tế phường 13, quận Bình Thạnh được Sở Y tế TP.HCM chọn làm điểm xuất phát cho lộ trình này. Thực tế cho thấy, mô hình "Phòng khám đa khoa vệ tinh" của bệnh viện...