Hàng loạt quy định mới về thi Giấy phép lái xe được áp dụng trong năm 2022
Năm 2022, quy định liên quan đến việc học, thi cấp bằng và sử dụng Bằng lái xe ô tô sẽ có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt hơn, phạt nặng hơn nếu vi phạm.
Học lái xe với thiết bị mô phỏng
Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định, từ 1/1/2021, tất cả các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô. Trong đó, thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.
Như vậy, người học lái xe sẽ phải học thêm kỹ thuật lái xe bao gồm học trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô. Thời gian học các phần này được chỉ rõ tại khoản 9 và khoản 10 Điều 1 của Thông tư.
Ngoài ra, Thông tư 38 còn quy định thêm nội dung chương trình nhưng vẫn giữ nguyên tổng số giờ học.
Năm 2022, quy định liên quan đến việc học, thi cấp bằng và sử dụng Bằng lái xe ô tô sẽ có nhiều thay đổi
Theo Khoản 28 Điều 1 Thông tư 38, trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể:
Video đang HOT
Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Số giờ học thực hành lái xe trên 1 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.
Bổ sung nội dung thi sát hạch cấp GPLX
Ngoài các quy định trên, Thông tư còn bổ sung thêm nội dung khi thi sát hạch để cấp GPLX ô tô.
Theo đó, từ 1/1/2021, các Trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe. Người thi bằng lái ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (máy tính có phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô).
Trong khi đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT sẽ sử dụng phần mềm mô phỏng tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ 1/5/2021.
Bên cạnh đó, từ 1/1/2021, trình tự công nhận kết quả thi GPLX ô tô cũng có sự thay đổi.
Hiện nay, học viên học và sát hạch lái xe theo 3 phần: Lý thuyết – Trong hình – Trên đường trường. Song từ 1/1/2021, do bắt đầu học và thi sát hạch với thiết bị mô phỏng nên trình tự thi Bằng lái xe ô tô các hạng gồm 4 bước: Sát hạch lý thuyết; Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; Thực hành lái xe trong hình; Thực hành lái xe trên đường.
Việc công nhận kết quả thi đối với người thi Bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F cũng được quy định khá rõ: Nếu không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng; Nếu không đạt sát hạch nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình;
Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được thi sát hạch lái xe trên đường; Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường thì được bảo lưu kết quả trong một năm.
Học viên đạt nội dung lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) được công nhận trúng tuyển và cấp GPLX.
Chức năng đặc biệt trên xe số tự động người lái cần nắm rõ
Không giống như xe số sàn, xe số tự động sử dụng các chữ cái trên cần số thay vì sử dụng các con số. Phổ biến nhất là các chữ P, R, N, D và S, một số xe khác có thêm B hoặc L.
Người lái cần nắm rõ chức năng của các chế độ lái trên cần số tự động để sử dụng trong các tình huống phù hợp. Ảnh: Lâm Anh.
Chức năng của số S
Chế độ S là chế độ lái thể thao. Khi chuyển sang chế độ S, người lái sẽ cảm thấy vòng tua máy tăng nhanh hơn bình thường do lượng nhiên liệu được bơm vào xi-lanh nhiều hơn so với khi sử dụng chế độ D hoặc Drive.
Khi ở chế độ S không chỉ giúp động cơ đạt tốc độ cao hơn mà còn gián tiếp tạo ra âm thanh động cơ to và ồn hơn. Cuối cùng là mang đến cảm giác lái thể thao cho người lái.
Thời điểm lý tưởng nhất để sử dụng chế độ S là trên đường cao tốc thông thoáng hoặc để vượt xe phía trước. Khi sử dụng chế độ S, nó sẽ giữ cố định ở một số nào đó tùy thuộc vào độ nhạy của chân ga. Trong khi đó, hệ thống ECU sẽ tính toán để tự động chuyển số phù hợp với tình huống thực tế trên đường.
Một số xe được trang bị lẫy chuyển số, trang bị này rất phù hợp để sử dụng trong ở chế độ lái thể thao. Lẫy chuyển số thường được đặt phía sau vô lăng, nó giúp người lái chuyển số mà không cần phải sử dụng cần số.
Điểm hạn chế lớn nhất khi sử dụng chế độ này là xe sẽ tiêu hao xăng nhiều hơn, khi không muốn dùng nữa, người lái chuyển từ chế độ S sang chế độ D.
Chức năng số L
Trong xe số tự động, khi xe cài ở chế độ L, hộp số sẽ luôn duy trì ở cấp số đầu tiên giúp động cơ đạt được mô-men xoắn lớn hơn. Tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành và tốc độ của xe ôtô, người lái có thể chủ động chuyển từ số D sang số L và ngược lại.
Người lái nên sử dụng số thấp L trong các trường hợp kéo tải nặng, lên - xuống dốc.
Chức năng số B
Chữ B viết tắt của từ Brake, đây là số dùng để phanh bằng động cơ. Chức năng này sử dụng trong tình huống khi xuống dốc, lên dốc và thậm chí cả khi xe mất lái. Số B có chức năng tương tự như L, L1, L2/D1,D2,D3.
Trong xe số tự động, khi cài ở chế độ B, hộp số sẽ luôn duy trì ở cấp số đầu tiên giúp động cơ đạt được mô-men xoắn lớn hơn. Tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành và tốc độ của ôtô, người lái có thể chủ động chuyển từ số D sang số B và ngược lại.
Hướng dẫn cách lái xe số tự động cho người mới Việc tìm hiểu cách lái xe số tự động rất cần thiết cho người mới, giúp tránh những rủi ro không mong muốn. Nắm rõ ký hiệu xe số tự động P (Park): Đỗ xe, dùng khi đỗ xe lâu tại một điểm. R (Reverse): Số lùi, dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe. N (Neutral): Số mo, ngắt truyền động hộp số,...