Hàng loạt quy định mới áp dụng từ ngày 1/7
“Siết” quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, quy định về thu hồi đất; “nới” quy định về cộng gộp nghỉ phép với công chức, kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy… Nhiều chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực từ ngày mai, 1/7/2014.
Bảng giá đất “chạy” theo giá thị trường
Luật Đất đai sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày mai, cùng với 5 Nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định số 43, 44, 45, 46, 47 năm 2014).
Cụ thể hóa nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất, Nghị định 44 hướng dẫn chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất.
Theo đó, khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì UBND cấp tỉnh sẽ phải điều chỉnh bảng giá đất.
Để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất như quy định hiện hành mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Nghị định 47 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng quy định, khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì vẫn được bồi thường về đất.
Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải tiếp dân hàng tháng
Luật tiếp công dân quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong công tác tiếp công dân. Theo đó, người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình; đồng thời trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày trong một tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
Nghị quyết số 759 năm 2014 của Quốc họi cũng quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo đó, từ ngày 1/7, trường hợp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân.
Được phép kinh doanh dịch vụ Phòng cháy chữa cháy
Theo quy định tại Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới.
Video đang HOT
Cụ thể người kinh doanh dịch vụ PCCC được cung cấp dịch vụ như tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống PCCC; tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC; Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC; Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.
Điều kiện để được kinh doanh dịch vụ PCCC bao gồm các điều kiện đối với chủ doanh nghiệp kinh doanh và các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động.
Phạt người đội mũ bảo hiểm “dỏm”
Từ 1/7, thực hiện kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lực lượng chức năng trên cả nước sẽ đồng loạt ra quân xử phạt các vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Theo đó, cảnh sát giao thông sẽ dừng xe xử phạt đối với cả người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đúng chất lượng, sai quy cách.
Đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng sẽ bị phạt (Ảnh minh họa)
Cụ thể, người đi mô tô, xe gắn máy đội mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm nhưng không đủ các thành phần (vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động, quai đeo; không có tem CR, không có nhãn hàng hóa…) sẽ bị cho là không đội mũ bảo hiểm và sẽ bị xử phạt với mức tương tự như không đội mũ bảo hiểm (từ 100.000 đến 200.000 đồng).
Cán bộ công chức được gộp phép 3 năm nghỉ một lần
Thông tư số 57/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014) quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bổ sung nhiều nội dung có lợi cho người lao động so với Thông tư 141 ban hành năm 2011.
Cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần nhưng chỉ được thanh toán một lần tiền nghỉ phép năm.
Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thông tư 141 vẫn có hiệu lực thi hành. Các trường hợp được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ thực hiện theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động.
Có thể học thạc sĩ chỉ trong 1 năm
Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo thạc sĩ mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng có giá trị thực hiện từ ngày mai. Thông tư bổ sung quy định về quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ, gồm: địa điểm đào tạo, tổ chức đào tạo; thi, kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn luận văn và điều kiện bảo vệ luận văn; hội đồng đánh giá, thẩm định luận văn.
Theo quy định mới, thời gian đào tạo thạc sĩ từ 1 – 2 năm. Trong đó, thời gian tối thiểu 1 năm học được áp dụng đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên. Thời gian đào tạo thạc sĩ từ 1,5 – 2 năm áp dụng đối với những ngành, chuyên ngành còn lại.
P.Thảo
Theo Dantri
"Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng!"
"Đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời tư người dùng điện thoại. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang công an hình sự để họ xử lý", bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nói.
Ngày 24/6, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - đã trao đổi với báo chí xung quanh việc Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng cung cấp phần mềm Ptracker chuyên theo dõi ví trí trực tuyến, thống kê, xem tin nhắn đi và đến, điều chỉnh chức năng ghi âm của 14.140 điện thoại.
Tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm
Ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - cho biết, thông qua việc tạo ra, cài đặt, phát tán, duy trì phần mềm Ptracker, Công ty Việt Hồng đã cố ý truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của rất nhiều người để chiếm quyền điều khiển và can thiệp vào chức năng của máy điện thoại (điều khiển từ xa: tắt/bật 3G, tắt/ bật Wifi, bật/tắt chức năng ghi âm, chụp ảnh, quay video...) lấy cắp thông tin riêng để lưu giữ tại máy chủ.
Rất dễ để cài đặt phần mềm nghe lén, theo dõi vào những chiếc điện thoại di động (Ảnh minh họa)
Mục đích của việc làm trên là cung cấp cho khách hàng các thông tin riêng của người khác để thu lợi bất chính. Hoạt động này gây ảnh hưởng đến an toàn, bí mật thông tin riêng của người sử dụng điện thoại, làm mất an ninh, trật tự xã hội.
Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, tại thời điểm thanh tra có 670 khách hàng đang sử dụng phần mềm với 14.140 tài khoản đã từng cài phần mềm. Trong đó có 7.447 tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại (dữ liệu vẫn còn lưu trong máy chủ của Công ty Việt Hồng), còn lại 6.693 tài khoản đã bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại khỏi máy chủ.
Ông Minh cho biết, kết quả xác minh của Đoàn thanh tra tại VNPT ePay và một số ngân hàng, Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính từ hoạt động này khoảng trên 900 triệu đồng trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2013 đến thời điểm thanh tra.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 226a Bộ Luật hình sự, Công ty Việt Hồng có dấu hiệu phạm tội truy cập bất hợp pháp vào thiết bị số của người khác. Vì vậy đơn vị này đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm.
Sẽ có biện pháp để người dùng điện thoại yên tâm hơn
Trao đổi với báo chí về sự việc trên, bà Phan Lan Tú - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đánh giá đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy đơn vị này đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang công an hình sự để họ tiếp tục điều tra làm rõ. "Thời điểm thanh tra một phần dữ liệu trong máy chủ đã bị xóa. Chúng tôi cũng đã niêm phong máy chủ chuyển toàn bộ cho công an", bà Tú cho biết.
Còn về quy mô vi phạm, thì từ trước đến nay, đây là lần đầu Sở Thông tin và Truyền thông phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng đến đời tư cá nhân với quy mô lớn đến như vậy. Do vậy, Sở này cũng đang đợi cơ quan điều tra của công an để thống nhất quan điểm xử lý vụ việc. Theo bà Tú cùng thời điểm Công ty Việt Hồng, đơn vị này còn phát hiện, xử lý một cá nhân có hành vi tương tự.
Bà Tú cho biết, sau vụ việc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp cùng công an đưa ra những biện pháp để người dân yên tâm hơn khi dùng điện thoại. "Đây là vụ việc nghiêm trọng, do vậy Sở sẽ có biện pháp giúp người dân an tâm hơn khi dùng điện thoại. Sau vụ việc, ngay cả tôi cũng phải tự trấn an mình!", Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nói.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các máy điện thoại bị cài đặt phần mềm giám sát, theo dõi đã được dư luận nhiều lần phản ánh và gây tâm lý hoài nghi, lo lắng cho người sử dụng điện thoại. Đa phần máy điện thoại hiện nay có sử dụng hệ điều hành (điện thoại thông minh).
Để tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định tại Điều 67 Luật Công nghệ thông tin, ông Minh đề nghị Cơ quan điều tra xem xét, kết luận và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng, tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng của người dân khi mua sắm, sử dụng các thiết bị số.
Quang Phong
Theo Dantri
Phát hiện chấn động: Hơn 14.000 số điện thoại bị nghe lén, theo dõi Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa phát hiện một công ty cung cấp phần mềm Ptracker chuyên theo dõi ví trí trực tuyến, thống kê, xem tin nhắn đi và đến, điều chỉnh chức năng ghi âm của 14.140 điện thoại. Ông Nguyễn Văn Minh - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội - vừa cho...