Hàng loạt ‘ổ voi’ trên cầu Thăng Long
Ngoài các ổ voi, ổ gà lớn, mặt cầu ở cửa ngõ thủ đô còn xuất hiện những vết lún, nứt, rộng cả chục cm… gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại. Sau nhiều lần tu sửa, tình trạng xuống cấp vẫn không được khắc phục.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được bắt đầu tháng 10/2009 với số tiền 90 tỷ đồng. Nhưng sau 3 tháng sử dụng, những vết nứt mới lại xuất hiện nên cầu tiếp tục được sửa chữa vào tháng 4 và 7/2010.
Giữa năm 2012, VnExpress.net. phản ánh về tình trạng cầu xuống cấp sau nhiều lần tu sửa và tháng 8, Bộ Giao thông Vận tải quyết định chi thêm 3 tỷ đồng để sử dụng vật liệu Novabond được cho là có khả năng bám dính tốt nhằm khắc phục ‘ổ gà’ trên cầu Thăng Long. Tuy nhiên, tại nhiều điểm được vá hiện lại xuống cấp nghiêm trọng. Điển hình, ở khu vực giữa cầu, theo hướng Hà Nội – Nội Bài, xuất hiện một hố rộng hơn 1m và dài 2m, sâu khoảng 6cm…
… khiến các phương tiện qua đây khó khăn, thậm chí nhiều xe dừng đột ngột gây va chạm và ùn tắc.
Cũng tại điểm này xuất hiện một rãnh sâu và rộng hơn 10cm, kéo dài hơn 1m.
Phía dưới những ổ voi, ổ gà trên cầu trơ ra những tấm sắt.
Nhiều điểm vừa được vá đã biến thành những ụ nhựa đường gồ ghề cao tới 20cm.
Video đang HOT
Có đoạn, nhựa đường đóng thành cục, trồi lên mặt đường, tạo thành những cái bẫy.
Hàng chục điểm khác trên cầu, theo cả hai hướng đều có những vết nứt kéo dài ra tới giữa cầu.
Đầu năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải đã thanh tra dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long và kết luận, nguyên nhân chính khiến mặt cầu xuống cấp là do các đơn vị đưa ra giải pháp thiết kế và sử dụng kết cấu chưa phù hợp, thiết kế hệ thống thoát nước không đồng bộ dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường. Tổng Cục đường bộ Việt Nam mới đây cho hay, đã đề nghị một công ty của Đức xây dựng phương án, đề xuất giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long để làm cơ sở báo cáo Bộ Giao thông Vận tải quyết định. Dự kiến, trong tháng 5, phía đối tác sẽ trả lời vấn đề này. Tuy nhiên cho đến nay, trải qua nhiều lần chắp vá, bề mặt cây cầu gần 30 năm tuổi vẫn trở nên xuống cấp trầm trọng, gây nguy hiểm cho các phương tiện qua lại.
Theo VNE
Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Mới thông xe nhưng nhiều hạng mục đã xuống cấp
Người dân sống ven tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang rất bức xúc trước tình trạng dù mới thông xe được hơn 5 tháng, nhưng nhiều hạng mục của công trình đã bắt đầu xuống cấp. nứt vì ép tiến độ
Cứ mưa là hết đi
Anh Nguyễn Xuân Chính, người dân xã Yên Chính, H.Ý Yên (Nam Định) cho chúng tôi biết, công dân sinh ở Km 250 025 (sau UBND xã Yên Chính, H.Ý Yên) đã bị dột. Đơn vị thi công đã trám lại nhưng hiện tượng dột vẫn xảy ra. Trong khi đó, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) vẫn khẳng định cống dân sinh ở Km 250 025 không bị dột mà do có khe lún bố trí ở giữa cổng để tách giữa 2 khối bê tông cống.
Dù được vá bằng xi măng nhưng cống vẫn bị dột - Ảnh: Hà An
Đáng nói là đường qua cống để phục vụ dân sinh thiết kế sai, thấp hơn đường hiện hữu của dân 30 cm nên cứ mưa là nước ngập trong cống, dân không đi lại được.
Có mặt tại cống dân sinh của gói thầu số 6 (cống ở Km 249 668 và cống ở Km 250 025), chúng tôi dễ dàng nhận thấy hai mép đường của cống bị lún, chưa kể không hề có đường nối giữa cống và đường gom chạy ngang.
Không có đường nối giữa cống và đường gom - Ảnh: Hà An
Nguyên một cán bộ chỉ đạo thi công tại gói thầu số 6 (Km 248 00 đến Km 255 500) cho biết, hai mép đường của cống dân sinh tại gói thầu số 6 đều bị lún do thi công không đúng vật liệu thép, theo thiết kế phải là bản giảm tải phi 19 nhưng thi công là phi 16.
Rất nhiều đoạn taluy bị sạt lở - Ảnh: Hà An
Tại nhiều đoạn từ Km 248 đến Km 250, taluy bị sạt lở do đắp bằng đất đồi, không đắp bằng đất hữu cơ và trồng cỏ bên ngoài.
Theo VEC, mái taluy được thi công theo thiết kế, hiện tượng sụt trượt chỉ diễn ra cục bộ phạm vi nhỏ do mưa lớn kéo dài khi thời gian mới trồng cỏ mọc chưa kịp. Đơn vị thi công đã khắc phục sụt trượt và hiện nay không còn hiện tượng sụt trượt. Nhưng trên thực tế, theo quan sát của chúng tôi chiều 9.12 cho thấy, taluy nhiều đoạn bị sụt lở rất lớn.
Nhiều đoạn sụt lở lớn - Ảnh: Hà An
Ngoài ra, câu Lạc Chính thuôc xã Yên Chính là câu huyêt mạch trên tỉnh lô 57, người dân rất lo ngại đường cao tốc sẽ làm dân mất đường nối tuyến xe Ý Yên đi Hà Nội và xe vận chuyển vật liệu của dân không hoạt động được. Bô GTVT và VEC đã hứa với dân đên tháng 12.2012 sẽ thông câu nhưng đên nay mới chỉ có 4/9 nhịp hoàn thành từ năm 2011, còn lại mới khoan nhôi xong môt phía đường lên câu phía đông còn phía tây câu chưa làm bât cứ hạng mục nào. Đơn vị thi công đã rút quân và trạm bê tông đi khỏi công trường.
Nhiều người dân xã Yên Chính đã gửi đơn phản ánh lên VEC, lo ngại ảnh hưởng tới sinh kế của gia đình, vì nhiều nhà đã mua xe chở vật liệu giờ không có đường đi nên xe để không, trong khi cống dân sinh ở Km 250 025 mà dân đang đi qua lại cấm xe tải và xe khách trên 12 chỗ vì cống thấp cầu yếu.
Lún nứt ở đầu cầu
Có mặt tại đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, có thể thấy những vết lún nứt kéo dài dọc theo đầu cầu nam Mỹ Đô. Nguyên một cán bộ chỉ đạo thi công tại gói thầu số 6 (Km 248 00 đến Km 255 500) cho biết, đường đầu cầu nam Mỹ Đô hiện nay bị lún do thi công không đúng kỹ thuật.
Hiện tượng lún nứt - Ảnh: Hà An
Cụ thể, vải địa kỹ thuật phải dùng máy may bằng chỉ, nhưng đơn vị thi công dùng thép 1 ly để buộc mà không may. Vật liệu đắp sau mố là vật liệu dạng hạt nhưng đơn vị thi công bằng đá thải, đá sô bồ. Công tác dầm nén cũng không đảm bảo K100, ngoài ra, thi công cũng không đắp gia tải và không có bàn quan trắc lún.
Đường gom xuất hiện ổ gà, ổ trâu - Ảnh: Hà An
Trước thông tin này VEC khẳng định, vải địa kỹ thuật phải may bằng chỉ, ghim bằng thép buộc 1 ly chỉ mang tính định vị các lớp vải địa đúng vị trí rồi sau đó khâu bằng chỉ đúng kỹ thuật. Cũng theo đơn vị này, vật liệu đã được tư vấn giám sát Cuba thông qua, nhà thầu cũng đắp gia tải (bằng đá thải và đồng thời làm đường tạm cho xe kiểm tra tuyến đi qua) sau khi gia tải đã được dỡ đi và thi công vật liệu dạng hạt.
Cống thoát nước hư hỏng nặng - Ảnh: Hà An
Trước đó, cũng theo VEC, việc lún tại một số vị trí tiếp giáp giữa cầu, hầm chui dân sinh và mặt bê tông nhựa, là hiện tượng lún kỹ thuật mà hiện trên thế giới chưa có công nghệ xử lý triệt để. Nhất là đối với các mặt đường láng nhựa nơi các phương tiện giao thông thường xuyên thay đổi tốc độ khai thác, dễ gây bong bật mặt đường.
Đơn vị thi công khắc phục sụt lở bằng những bao tải đất thế này - Ảnh: Hà An
Tuy nhiên, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đã khẳng định: "Không thể đổ vạ cho kỹ thuật". Theo chuyên gia này, bất hợp lý ở chỗ tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hiện nay cho phép độ lún lớn, cụ thể, có lún tiền cố kết và lún cố kết, khi gia tải trong quá trình thi công theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT đạt 90% là được quyền dỡ tải, trong quá trình khai thác chấp nhận cho lún 10% còn lại của tiền cố kết và cả độ lún cố kết. Trong khi đó, cầu cống phải đóng cọc bê tông cốt thép vào tầng đất cứng để độ lún ít đi, sinh ra lún lệch, đường thì cứ lún nhưng cầu cống không lún sinh ra việc nứt đường.
"Khi thiết kế chủ đầu tư và tư vấn thiết kế đã biết trước điều này, nhưng quan trọng là xử lý như thế nào, thiết kế bảo trì lại không thực hiện", chuyên gia này cho hay.
Theo "trần tình" của VEC, việc chưa thông cầu Lạc Chính, chủ đầu tư đã thống nhất với địa phương bố trí hệ thống đường giao thông đi qua cống dân sinh ở Km 250 041 để đảm bảo giao thông cho địa phương.
Đơn vị thi công vẫn còn lực lượng thi công tại hiện trường để chuẩn bị đúc cọc bê tông cho tường chắn đường đầu cầu phía tây. Việc rút trạm bê tông, đơn vị thi công sẽ mua bê tông thương phẩm ở các trạm về, nhưng do VEC khó khăn về vốn nên đơn vị thi công cầm chừng. Trong quá trình thi công, theo VEC, do giải phóng mặt bằng khó khăn chưa đạt tiến độ kế hoạch vào tháng 12.2012 do vẫn đang giải phóng mặt bằng của 2 trụ và 1 mố phía đông.
Cũng theo VEC, hai cống dân sinh gói thầu số 6 đều thi công đúng kỹ thuật, không có hiện tượng thay phi 19 bằng phi 16. Đường qua cống được thi công đúng thiết kế và có khơi rãnh để thoát nước từ sân cống ra rãnh dọc và hố ga. Nhưng do rãnh bị tắc vì bùn đất đọng lại rãnh nên thoát nước chậm.
Theo TNO
Hà Nội: Xe tải cháy trơ khung trên cao tốc Thăng Long - Nội Bài Vụ việc xảy ra khoảng 12h30 hôm nay, 2/7, trên cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn ngay gần cầu Thăng Long. Thông một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, chiếc xe tải BKS 30V-0338 cháy hướng nội thành Hà Nội đi Nội Bài, vừa đi qua cầu Thăng Long bất ngờ bốc cháy dữ dội. Chỉ trong ít phút,...