Hàng loạt nhà cổ Hội An hư hỏng do thi công bờ kè gần 150 tỷ
Quá trình thi công bờ kè đắt đỏ để bảo tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An (Quảng Nam) đã gây nứt nẻ hàng loạt ngôi nhà, nguy cơ đổ sập.
Gần một tháng nay, nhiều chủ sở hữu và người thuê nhà cổ kinh doanh ở tuyến phố Bạch Đằng (TP Hội An, Quảng Nam) liên tục nộp đơn lên chính quyền phản ánh tình trạng thi công bờ kè gây hư hỏng nhà của họ. “Làm bờ kè để bảo vệ nhưng thi công đến đâu nứt nhà đến đó. Chúng tôi e ngại bờ kè làm chưa xong thì nhà cổ đã không còn”, đại diện một nhà hàng trên tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An này nói.
Việc đóng cọc gây chấn động làm các ngôi nhà cổ cách bờ sông khoảng 5 mét đang bị hư hư hỏng. Ảnh. Tiến Hùng.
Từ khi bờ kè này khởi công vào trung tuần tháng 11, cánh cửa gỗ của nhà hàng Hoa Anh Đào nằm ở đầu đường Bạch Đằng bị lệch, không thể đóng mở được do các vết nứt chạy dọc dưới nền nhà. Trên bờ tường của ngôi nhà cổ hàng trăm năm cũng xuất hiện những vết nứt chạy dài nhiều mét. Ngoài lề đường, thảm nhựa và gạch lát lề bị rời ra….
Toàn bộ tuyến phố cổ Bạch Đằng có hơn 50 ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, nằm sát với bờ sông Hoài, có đoạn chỉ cách móng trụ thi công 5m. Theo ghi nhận, công trình bờ kè đã được thi công khoảng 50m, tuy nhiên làm đến đâu, nhà cổ hư hỏng đến đó. Hiện tại, đã có 5 ngôi nhà cổ bị nứt nẻ do chấn động.
Lý giải về tình trạng này, ngày 25/12, Ban quản lý các công trình xây dựng tỉnh Quảng Nam (đơn vị chủ đầu tư), cho hay bờ kè sông đã làm cách đây cả trăm năm nên nền móng, đất và cả nền đường rất yếu. “Đơn vị thi công đã cho hạ cọc bằng phương pháp xói nước đầu cọc với áp lực lớn để cọc tự hạ xuống bằng chính trọng lượng bản thân kết hợp với búa rung. Đây là giải pháp tối ưu để giảm thiểu khả năng chấn động có thể ảnh hưởng đến các công trình trong khu di tích”, đại diện chủ đầu tư nói.
Video đang HOT
Các vết nứt tại các ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi xuất hiện sau khi thi công bờ kè. Ảnh. Tiến Hùng.
Theo đại diện đơn vị thi công, trước khi triển khai đã phối hợp với bảo hiểm, UBND phường quay phim, chụp ảnh ghi nhận hiện trạng các ngôi nhà có khả năng ảnh hưởng để có cơ sở đánh giá thiệt hại và bồi thường sau này. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và Tổ hỗ trợ thi công của thành phố Hội An thường xuyên theo dõi và có giải pháp xử lý kịp thời.
“Các đơn vị liên quan luôn có mặt ở hiện trường để ghi nhận phản hồi của người dân liên quan đến công trình cũng như giải thích để người dân hiểu”, đại diện chủ đầu tư nói và cho hay đối với các công trình bị ảnh hưởng, các bên liên quan sẽ có trách nhiệm sửa chữa, phục hồi lại nguyên trạng theo đúng hướng dẫn của thành phố về trùng tu công trình trong khu di tích.
Bờ kè đang được thi công tại tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An. Ảnh. Tiến Hùng.
Thừa nhận tình trạng này rất đáng lo ngại, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An, cho hay công trình này nhằm bảo vệ khu đô thị cổ Hội An và góp phần bảo đảm an toàn di sản trước hiểm họa của biến đổi khí hậu. “Quá trình thi công đã tạo ra chấn động, gây lo ngại cho sự an nguy của những ngôi nhà cổ nằm sát bờ sông Hoài. Chúng tôi đã cử đoàn giám sát, nếu xảy ra trường hợp xấu như sập nhà cổ sẽ lập tức phản ứng”, ông Hùng nói.
Tuyến kè bảo vệ phố cổ Hội An đi qua phường Minh An dài 780m (từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam), với nguồn vốn được duyệt ban đầu gần 150 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng. Giai đoạn 1 triển khai từ cầu An Hội đến cầu Cẩm Nam, giai đoạn 2 thi công từ cầu An Hội đến cầu gỗ trước chùa Cầu. Sau khi thi công bờ kè, vỉa hè sẽ được nới rộng 1-2m, được lát đá, trồng cây xanh cùng hệ thống đèn chiếu sáng nhằm mục đích bảo vệ đô thị cổ vừa phục vụ du lịch thành phố.
Tiến Hùng
Theo VNE
'Bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới' được sửa chữa
Những đoạn hư hỏng, bong tróc xuất hiện trên bức tranh ghép gốm dọc theo đê sông Hồng (Hà Nội) đang được đơn vị quản lý khắc phục.
Ngày 22/12, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy, người khởi xướng và tổng đạo diễn con đường gốm sứ cho biết, những hư hỏng trên bức tranh ghép gốm dài nhất thế giới đã bắt đầu được sửa chữa và cố gắng hoàn thành toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2016.
Bà Thủy cho biết thêm, từ cuối năm 2014, Ban quản lý di tích danh thắng thuộc Sở Văn hóa Hà Nội là đơn vị trực tiếp quản lý công này. Các bước lập dự án bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng trên bức tranh phải tuân theo trình tự như một công trình xây dựng cơ bản, nên khâu thi công có phần bị chậm.
Thợ gốm dùng keo xi măng gắn từng viên gốm nhỏ để sửa chữa con đường. Ảnh:Giang Huy.
Các nhóm thợ bắt đầu sửa chữa những đoạn bị bong tróc, nứt vỡ xuất hiện rải rác trên bức tranh. Để trả lại đường nét, màu sắc ban đầu, họ sẽ phải khoét rộng những vết nứt vỡ, đục sâu vào bên trong và dùng keo xi măng mác cao gắn lại từng viên gốm bị mất.
Con đường gốm sứ, được khởi công xây dựng từ năm 2008, dài gần 4.000m, diện tích khoảng 7.000 m2 là một bức tranh lớn gồm 21 trường đoạn chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề: tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hoà bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...
Theo thiết kế, các bức tranh được sáng tác cùng những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc...
Năm 2010, con đường gốm sứ đã được tổ chức Guinness trao chứng nhận "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới". Trước đó, bức tranh gốm sứ ở Trung Quốc giữ kỷ lục có độ dài 200m, cao 7,47m.
Giang Huy
Theo VNE
Trung tâm Hành chính Đà Nẵng thang máy thường xuyên hư hỏng! Đó là thông tin được nêu trong Thông báo số 333/TB-VP (ngày 17/12) của Văn phòng UBND TP Đà Nẵng về cuộc họp rà soát các tồn tại của hệ thống thang máy công trình Trung tâm Hành chính (TTHC) TP Đà Nẵng diễn ra hôm 10/12. Theo đó, qua hơn một năm đưa vào hoạt động, theo phản ảnh của PMC (Ban...