Hàng loạt nguyên thủ bị phiên dịch “lừa đau” tại tang lễ Mandela
Những người khiếm thính theo dõi lễ tang cố Tổng thống Nelson Mandela đã bị sốc và vô cùng tức giận khi người thực hiện phiên dịch bài phát biểu của các nguyên thủ sang ngôn ngữ cử chỉ thực chất hoàn toàn tự “ sáng tạo” ra các ngôn ngữ cử chỉ suốt nhiều giờ.
Nhân viên phiên dịch ngôn ngữ cử chỉ đã được hàng triệu khán giả khắp Nam Phi cũng như thế giới theo dõi khi đứng cạnh các diễn giả chính, là các chính khách hàng đầu thế giới trong lễ tang, bao gồm Tổng thống Mỹ Obama và các con của ông Mandela.
Phiên dịch giả đã “phiên dịch” cho nhiều chính khách quan trọng trong đó có Tổng thống Mỹ Obama
Hàng trăm người khiếm thính đã tìm đến các mạng xã hội để bày tỏ sự tức giận về các cử chỉ của người này, trong đó có nhiều tổ chức khiếm thính khẳng định các cử chỉ của người này không thể hiện những bình luận được diễn giả đưa ra để vinh danh ông Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Paul Breckell, giám đốc điều hành tổ chức từ thiện Hành động vì khiếm thính tại Anh khẳng định với kênh NBC News: “Chúng tôi bị sốc bởi chất lượng phiên dịch ngôn ngữ cử chỉ tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela – nếu họ có thể gọi đó là phiên dịch”.
Ông cho biết thêm rằng “sự hạn chế về số cử chỉ, số lần lặp lại, sự thiếu những biểu lộ cảm xúc và khoảng cách vời vợi trong phiên dịch có nghĩa là những người khiếm thính khắp thế giới hoàn toàn bị loại khỏi một trong những sự kiện lớn nhất của lịch sử gần đây”.
Trong số những người đầu tiên tỏ ra không hài lòng có Wilma Newhoudt-Druchen, người phụ nữ khiếm thính đầu tiên được bầu vào quốc hội Nam Phi. Bà Wilma đã chia sẻ trên Twitter rằng các cử chỉ đó là “vớ vẩn”, và khẳng định “anh ta không thể ra ký hiệu. Hãy đuổi anh ta xuống”.
David Buxton, giám đốc điều hành Hiệp hội người khiếm thính Anh khẳng định: “người đàn ông đó hoàn toàn là giả mạo”.
Video đang HOT
“Anh ta không thực sự biết chút gì về ngôn ngữ cử chỉ và chắc chắn đã khiến cộng đồng người khiếm thính Nam Phi thất vọng, bởi chúng tôi đã nhận được hàng trăm tin nhắn giận dữ trên Facebook và Twitter”, Buxton, người đã theo dõi buổi lễ cho biết.
Ông kêu gọi cho chính quyền Nam Phi “vạch mặt” người phiên dịch giả mạo trên. Buxton cho biết cũng chính người phiên dịch này đã phiên dịch cho Tổng thống Nam Phi Zuma trong một buổi diễn thuyết tại một sự kiện quân sự hồi năm ngoái.
Bruno Druchen, giám đốc quốc gia của Hiệp hội người khiếm thính Nam Phi cũng khẳng định với hãng tin AP rằng nhân viên phiên dịch trên sân khấu là giả.
Người đàn ông đó “khua tay lung tung nhưng không hề có ý nghĩa gì trong cách anh ta sử dụng tay”, Druchen nói.
Jackson Mthembu, người phát ngôn của đảng Đại hội dân tộc phi cầm quyền cho biết nhân viên phiên dịch này do chính phủ Nam Phi sắp xếp.
Theo Dantri
Obama "kết thân" với tân Chủ tịch nước Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Obama hôm qua đã không lãng phí thời gian để "kết thân" với tân Chủ tịch nước Trung Quốc, khi gọi điện cho ông Tập Cận Bình chỉ vài giờ sau khi kết quả bầu cử được công bố, hối thúc ông Tập trong vấn đề Triều Tiên và tội phạm mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đó tại Nhà Trắng tháng 2/2012.
Ông Obama đã chúc mừng người đồng nhiệm mới trong mối quan hệ quan trọng Mỹ-Trung và tuyên bố phái hai trợ lý cấp cao trong nội các tới Bắc Kinh ngay sau đó.
Đối với người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình, ông Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ cũng có thời điểm thân mật. Vì vậy quyết địnhnhanh chóng gọi điện cho tân lãnh đạo Trung Quốc có thể là một chỉ dấu cho thấy thiện chí của ông.
Nhà Trắng cho biết ông Obama đã chúc mừng ông Tập trên cương vị mới và cam kết trao đổi cấp cao đều đặn về các thách thức kinh tế và an ninh mà Bắc Kinh và Trung Quốc đang ngày càng khác biệt trong những tháng gần đây.
"Tổng thống nhấn mạnh mối đe dọa đối với Mỹ, các đồng minh và khu vực do chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên", và tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong vấn đề này, tuyên bố của Nhà Trắng cho hay.
Trước đó, trong tuần này, ông Obama cho biết ông đã thấy sự bất bình ngày một lớn ở Bắc Kinh đối với đồng minh "rắc rối" của mình, sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần ba và có những tuyên bố gây hấn với Washington và Seoul.
Ông Obama cũng nêu lên tầm quan trọng của việc đối phó với những đe dọa an ninh mạng, mà theo ông về mặt ngoại giao là "một thách thức chung".
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News, ông Obama đã thẳng thắn hơn, khi cho rằng một số vụ tấn công mạng nhằm vào các công ty, hạ tầng và chính phủ Mỹ xuất phát từ Trung Quốc là được nhà nước tài trợ và cam kết sẽ nêu vấn đề này với Trung Quốc ở các cấp cao nhất.
Ngay sau đó, ông Obama đã gọi điện cho ông Tập Cận Bình và các quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew sẽ tới Bắc Kinh vào tuần tới để thảo luận về mối quan hệ phức tạp, rộng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nối tiếp ông Lew tới Bắc Kinh vào giữa tháng 4, trong chuyến công du gồm cả Nhật và Hàn Quốc, khi ông tìm kiếm củng cố trục xoay về quân sự và ngoại giao của chính quyền Obama trong nhiệm kỳ đầu sang châu Á.
Tân Hoa xã cho biết ông Tập đã nói với ông Obama rằng "Trung Quốc và Mỹ có nhiều lợi ích chung nhưng cũng có khác biệt".
"Ông nhấn mạnh rằng nếu hai bên tôn trọng nhau, cởi mợ và khoan dung, Trung và Mỹ sẽ có thể đạt được thành tựu hơn nữa" và biến "Thái Bình Dương thành đại dương hòa bình và hợp tác".
Bắc Kinh đã nhìn trục xoay về châu Á của Obama bằng con mắt lo ngại khiWashington ủng hộ xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các tranh chấp biển đảo ở khu vưc.
Tân Hoa xã cũng cho biết ông Tập nhấn mạnh những nguyên tắc của Trung Quốc về an ninh mạng và Triều Tiên, song không cho biết thông tin chi tiết thêm.
Giới chức Mỹ, từ lâu đã bất bình trước thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên vì là nhà tài trợ chính cho nguồn dầu và lương thực của nước này, mới đây đã được hài lòng khi Trung Quốc giúp soạn thảo nghị quyết mới của Liên hợp quốc, lên án vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên.
Nhưng các lệnh trừng phạt mới được đưa ra vào thời điểm có tin từ công ty an ninh Mỹ Mandiant rằng một đơn vị của quân đội Trung Quốc đã ăn cắp hàng trăm terabytes dữ liệu của ít nhất 141 tổ chức, hầu hết là ở Mỹ.
Obama đã phàn nàn về những bí mật công nghiệp trị giá hàng tỷ đô đang bị ăn cắp trong các vụ tấn công mạng và giới chức cấp cao Mỹ đã công khai cảnh báo Trung Quốc về vấn đề.
Về phía Trung Quốc, họ phủ nhận nhà nước hỗ trợ cho các vụ tấn công này và cho biết bản thân họ cũng là nạn nhân của các vụ tấn công mạng.
Không có kế hoạch nào cho cuộc gặp giữa ông Obama và ông Tập được công bố vào ngày hôm qua. Cơ hội gặp mặt đầu tiên giữa họ nhiều khả năng là thượng đỉnh G20 tại St Petersburg vào tháng 9 tới.
Hai nhà lãnh đạo trên thực tế đã gặp nhau tại Phòng Bầu dục vào tháng 2/2012, khi phó Chủ tịch Tập Cận Bình được trải thảm đỏ tới Washington, khi ông được hiểu sẽ là nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
Theo Dantri
Nhiếp ảnh gia giải mã ảnh "tự sướng" của Obama Nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc Obama cùng 2 nguyên thủ chụp ảnh "tự sướng" cho rằng đây chỉ hành động bình thường không đáng trách. Lễ viếng Nelson Mandela hôm thứ Ba là một sự kiện lịch sử với sự tham gia của gần 100 nguyên thủ trên thế giới cùng với hàng ngàn người dân Nam Phi để cùng tưởng...