Hàng loạt người sập bẫy kẻ lừa đảo sành điệu với chiêu lừa tinh vi
Đẹp trai, ăn mặc sành điệu, phong cách vội vã như một “đại gia” vô cũng bận rộn, Trần Xuân Công (SN 1995, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo trong thời gian qua trên địa bàn thành phố, với cùng một thủ đoạn. Điều khá kỳ lạ là khi đi thực hiện các vụ lừa đảo, mặc dù thay đổi nhiều kiểu áo và kính râm khác nhau, nhưng Công luôn mặc chiếc quần kaki màu vàng sậm, như một điều mê tín rằng chiếc quần sẽ giúp cho y may mắn trong phi vụ chiếm đoạt tài sản của người khác.
Trong những ngày gần đây, một đối tượng nam trẻ tuổi đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo tại Hà Nội, với cùng một thủ đoạn nhắm vào những người bán điện thoại hoặc đồ đã qua sử dụng qua kênh trực tuyến.
Nắm được thông tin về các sự việc, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) công nghệ cao của Công an TP.Hà Nội đã theo dõi và bắt giữ đối tượng Trần Xuân Công (SN 1995, trú tại phường Biên Giang, quận Hà Đông), qua đó làm rõ phương thức, thủ đoạn và danh sách các nạn nhân của đối tượng này.
Do bám sát thông tin ngay từ đầu, PV Báo ANTĐ đã ghi nhận đầy đủ dữ liệu về vụ án đặc biệt này, và sẽ chuyển tải tới độc giả qua nhiều kỳ khác nhau.
Kỳ I: Vạch trần thủ đoạn tinh vi!
Là người không có nghề nghiệp, lại ham chơi, tới tháng 6.2018, Trần Xuân Công nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác để có tiền tiêu xài.
Công truy cập trang web bán hàng online và tìm kiếm thông tin của những người rao bán điện thoại di động (đặc biệt là các loại đắt tiền như iPhone, Samsung đời mới) trên địa bàn Hà Nội. Khi tìm thấy “con mồi” phù hợp, Công liên lạc với người bán và hẹn gặp để xem điện thoại.
Đối tượng Trần Xuân Công đã bị bắt giữ sau hàng loạt phi vụ lừa đảo. Ảnh: Trung Hiếu
Đối tượng này thường thuê xe taxi để tới địa điểm hẹn gặp, và luôn tỏ ra rất vội vã, yêu cầu người bán “chốt” nhanh chóng, nếu không thì y sẽ không mua. “Hành trang” mà Công thường mang theo là rất nhiều điện thoại khác nhau, để tự y xoay xở đóng nhiều vai trong cuộc lừa đảo và từ 3-4 chiếc kính râm.
Video đang HOT
Khi tới nơi, Công xem xét máy, mặc cả đôi chút, rồi đề nghị thanh toán qua hình thức chuyển khoản ngân hàng bằng dịch vụ internet banking. Nếu người bán yêu cầu phải thanh toán tiền mặt thì Công sẽ tìm cách thoái thác, không mua nữa.
Lúc được cung cấp tài khoản, Công sẽ yêu cầu người bán reset máy về cài đặt gốc nhằm làm phân tâm, còn y dùng một chiếc điện thoại khác đã soạn sẵn mẫu tin nhắn thông báo chuyển khoản thành công giống của ngân hàng, sửa thông tin ngày giờ, số tiền, người nhận… cho phù hợp với cuộc mua bán đang diễn ra, rồi gửi về máy của chính mình báo “đã chuyển tiền”.
Thủ đoạn của đối tượng còn tinh vi hơn nữa khi Công vờ kiểm tra máy của người bán, rồi nhanh tay lưu số điện thoại riêng của Công vào đó, đặt tên cho số này là tên ngân hàng mà người bán đang dùng dịch vụ. Sau đó, Công lại nhắn mẫu tin soạn sẵn tới máy người bán, với nội dung đã chuyển khoản thành công.
Nếu nạn nhân kiểm tra tài khoản ngân hàng và không thấy tiền chuyển về, Công giải thích rằng do khác ngân hàng nên phải mất một lúc, người bán mới nhận được (Công luôn chuẩn bị dữ liệu để y và người bán khác ngân hàng của nhau và y cũng thường lừa đảo trong các ngày cuối tuần, có thể thông tin giao dịch bị chuyển chậm, để hợp lý hóa yếu tố lừa đảo này).
Cùng với đó, Công tiếp tục hối thúc người bán và nói rằng phải đi gấp, do vậy, nhiều người bán đã xuôi lòng và để đối tượng cầm điện thoại đi. Chỉ tới khi chờ mãi không thấy tiền chuyển vào tài khoản và khi gọi lại số điện thoại mà Công liên lạc với họ, thấy báo “không liên lạc được”, người bán mới nhận ra mình đã bị lừa.
Về phần mình, sau khi lừa đảo thành công, đối tượng mang điện thoại bán lại cho người khác hoặc đặt vào hiệu cầm đồ để lấy tiền tiêu xài.
Khoảnh khắc đối tượng Công (đeo kính râm) bị các trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP công nghệ cao bắt giữ khi đang định thực hiện một vụ lừa đảo mới. Ảnh: Trung Hiếu
Một điều đặc biệt là vào ngày 5.7, Trần Xuân Công đã tới phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) với ý định lừa chị N.H (SN 1994, là người chuyên bán điện thoại trực tuyến). Tuy nhiên, thủ đoạn của Công đã bị chị H vạch trần, quay lại video clip và cảnh báo trên mạng xã hội. Sau đó, PV Báo ANTĐ cũng đã tới gặp chị H và ghi nhận các thông tin cụ thể.
Mặc dù vậy, Công vẫn không tỏ ra e sợ, mà liên tiếp sau đó, y vẫn liên hệ và lừa thành công nhiều người bán điện thoại khác, cho tới khi đối tượng này sa lưới của các trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP công nghệ cao, Công an TP.Hà Nội, vào ngày 17.7.
Theo Trung Hiếu (ANTĐ)
Manh mối đầu tiên của vụ đánh bạc nghìn tỷ được phát hiện như nào?
Sau khi chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook "Hằng Nhữ" của chị Nhữ Thanh Hằng, Lê Văn Huy (Quảng Trị) đã dùng tài khoản facebook này lừa đảo chiếm đoạt của chị Võ Minh Phương 110 thẻ cào điện thoại (trị giá 55.000.000 đồng) để đánh bạc trực tuyến. Từ lời khai của Huy, Cơ quan An ninh điều tra đã phá được vụ án đánh bạc nghìn tỷ xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh thành khác.
Lừa đảo, chiếm đoạt 55.000.000 đồng qua facebook
Từ trái qua phải: bị can Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Thanh Hóa. (Ảnh: Lao động).
Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, ngày 16/5/2017, Lê Văn Huy (SN 1997, trú tại Khu phố 5, Phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) đến quán internet "Game Zin" ở đường Trần Quốc Toản, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) để thuê máy tính kết nối internet với mục đích tìm cách chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook của người khác để chiếm đoạt tài sản.
Huy tìm thấy tài khoản facebook "Hằng Nhữ" của bà Nhữ Thanh Hằng (SN 1954, ở phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) hiển thị công khai các thông tin cá nhân nên đã chiếm được quyền sử dụng tài khoản facebook "Hằng Nhữ" bằng cách mở trang đăng nhập facebook, sau đó sao chép dãy số ở phần cuối địa chỉ internet của trang facebook "Hằng Nhữ" rồi dán vào ô "Email hoặc số điện thoại" và gõ thêm chuỗi ký tự "@facebook.com"; gõ số ngày tháng năm sinh của bà Hằng vào ô "Mật khẩu" còn lưu tin nhắn trao đổi với tài khoản facebook "Võ Minh Phương" của chị Võ Minh Phương (SN 1983, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) nên Huy giả danh bà Hằng nhắn tin hỏi thăm Phương để tạo tin tưởng.
Chị Võ Minh Phương tưởng người nhắn tin cho mình là bà Hằng nên nhắn tin trả lời và cung cấp cho Huy thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng của chị Phương theo yêu cầu của Huy. Sau đó, Huy lên mạng internet tải ảnh hóa đơn thanh toán online của ngân hàng nước ngoài, dùng phần mềm Paint (chỉnh sửa ảnh) có sẵn trong Windows (hệ điều hành) sửa thành hóa đơn chuyển tiền từ ngân hàng Citibank của Mỹ cho chị Phương tại Việt Nam và chuyển cho chị Phương qua tin nhắn facebook, nhờ chị Phương mua hộ 110 thẻ cào viễn thông mệnh giá 500.000 đồng của nhà mạng Viettel, Mobifone. Chị Phương đã mua 110 thẻ cào trị giá 55.000.000 đồng, cào bỏ lớp phủ bạc, chụp ảnh mã số thẻ và số seri gửi cho tài khoản facebook "Hằng Nhữ" theo yêu cầu của Huy.
Sau khi chiếm được 110 thẻ cào của chị Phương, Huy cho Lê Võ Quang Lộc (SN 1997, ở thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) 2 thẻ cào mệnh giá 1.000.000 đồng và nói là thẻ cào do Huy mua, sau đó, Lộc nạp vào tài khoản "Heistuanvul" trong game bài Tip.Club.
Còn 108 thẻ cào, Huy nạp vào 5 tài khoản của Huy trong game bài Tip.Club là "facl", "dien078", "lactr47", "l00909", "da14" đổi lấy 54.000.000 Rik (tiền ảo trong game RikVip/Tip.Club). Sau đó, Huy liên hệ với Nguyễn Thị Trà Giang (SN 1990, ở thị xã Quảng Trị) - là chủ quán internet "AK NET" để bán Rik, với giá 750.000 đồng/01 triệu Rik. Giang liên hệ với Phạm Văn Cường (SN 1991, ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) là người mua bán Rik qua mạng internet với Giang. Cường hướng dẫn Giang bảo Huy chuyển khoản Rik vào tài khoản đại lý cấp 1 của game bài Tip.Club có trên "Banthecard" của Lê Anh Dũng (SN 1993, ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) rồi chụp ảnh giao diện chuyển khoản Rik thành công chuyển cho Giang, Giang chuyển tiếp cho Cường để thanh toán với Dũng. Sau khi có tiền, Cường chuyển tiền vào tài khoản của Giang, Giang rút tiền mặt trả cho Huy tổng số tiền 40.500.000 đồng. Huy dùng số tiền này mua lại Rik của đại lý Lê Anh Dũng và nhiều đại lý khác của hệ thống game bài Tip.Club nạp vào tài khoản "h0977861177" (tài khoản chơi game Tip.Club chính của Huy) để đánh bạc trực tuyến bằng hình thức "Tài-Xỉu" và bị thua hết số tiền trên.
Thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả
Ngày 1/8/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố bị can đối với Lê Văn Huy về tội "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", ngày 22/8/2017, khởi tố bị can đối với Lê Văn Huy về tội "Đánh bạc".
Theo kết luận điều tra, hành vi của Huy cấu thành tội phạm "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản", quy định tại Khoản 2, Điều 226b và tội phạm "Đánh bạc" quy định tại Khoản 1, Điều 248 - Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
"Trong quá trình điều tra, Lê Văn Huy phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan An ninh điều tra xác minh, làm rõ vụ án "Tổ chức đánh bạc" và "Đánh bạc" trực tuyến trên mạng internet, tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án. Cơ quan An ninh điều tra đề nghị trong giai đoạn tuy tố, xét xử cần xem xét giảm một phần hình phạt đối với Lê Văn Huy theo quy định của pháp luật" - kết luận nêu rõ.
Cũng theo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, từ lời khai của Lê Văn Huy và tài liệu điều tra về game bài Tip.Club nên cơ quan An ninh điều tra đã phá được vụ án đánh bạc nghìn tỷ liên quan đến 2 "ông trùm" là Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương có sự bảo kê của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50-Bộ Công an).
Lực lượng Công an phải phối hợp với Kho bạc và cơ quan chức năng kiểm điếm hàng chục tiếng đồng hồ mới hết số tiền của các đối tượng.
Theo bản kết luận điều tra số 829/ANĐT ngày 18/7/2018 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ về vụ án "Đánh bạc"; "Đưa hối lộ"; "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản"; "Mua bán trái phép hóa đơn"; "Rửa tiền" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành khác, bị can Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao, tổ chức 25 "đại lý cấp 1", gần 6.000 "đại lý cấp 2" với gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club, thu lời bất chính trên 9.800 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Thủ đoạn lừa đảo bất ngờ của nhóm đồng tính tại Đà Nẵng Biết thông tin Cảnh sát Hàn Quốc đang truy nã một đối tượng có thể đang lẩn trốn ở Việt Nam, nhóm đối tượng đồng tính đã lên kế hoạch tổng tiền táo bạo 1. Đà Nẵng: Bắt nhóm đối tượng giả công an tống tiền người nước ngoài. Lê Thị Lụa (Giới tính nữ nhưng tự xưng là nam) cùng đồng bọn...