Hàng loạt nghệ sĩ và cá nhân đã gửi đơn tố cáo trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam
Trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam, đã có nhiều cá nhân gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
Ngày 24/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 3, là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trước thời điểm này, bà Nguyễn Phương Hằng đã nổi tiếng trên mạng xã hội khi có những phát ngôn về hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa… ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020.
Nhiều nghệ sĩ gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng
Trước những tố cáo trên từ phía bà Phương Hằng, nhiều nghệ sĩ đã gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng nhằm tố cáo bà chủ Đại Nam về tội vu khống, làm nhục người khác… Những vụ “lùm xùm” này giữa bà và các nghệ sĩ nổi tiếng đã khiến dư luận xôn xao trong một thời gian khá dài.
Theo báo Lao động, ngày 21/9/2021, Công an TP.HCM xác nhận đã tiếp nhận đơn của nhiều người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng – CEO Đại Nam – về các hành vi vu khống, làm nhục người khác và đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng xã hội.
Trong số này, có 5 nghệ sĩ gửi đơn tố cáo bà Phương Hằng gồm: Ông Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), ông Võ Nguyễn Hoài Linh (NSƯT Hoài Linh), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) và bà Trịnh Kim Chi.
Vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên đã tiến hành sao kê để làm rõ các vấn đề liên quan đến từ thiện
Đặc biệt, sau khi các nghệ sĩ được minh oan chuyện từ thiện, càng nhiều đơn thư tố cáo được gửi đến cơ quan chức năng.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng và tuyên bố “sẽ không dừng lại vụ kiện cho đến khi nào những đối tượng “xấu” đó bị trừng phạt và đền bù tất cả tổn thất về công việc, tinh thần mà anh phải chịu đựng suốt thời gian qua”.
Riêng Thủy Tiên – Công Vinh, trước đó, phía luật sư của đôi vợ chồng cũng cho hay sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng.
“Theo đó, chúng tôi sẽ khởi kiện dân sự đối với các cá nhân có hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình”, Luật sư của Thuỷ Tiên chia sẻ.
Nghệ sĩ Hoài Linh cũng đã nộp đơn kiện và đang chờ giải quyết. Trong đơn, nghệ sĩ Hoài Linh cho biết những nội dung livestream của bà Hằng xoay quanh vụ việc Hoài Linh chưa thực hiện công tác từ thiện dù đã nhận quyên góp hơn 13 tỉ đồng. Dù thông tin chưa được kiểm chứng nhưng bà Hằng đã nhiều lần livestream tố cáo về lối sống, đời tư của Hoài Linh với lời lẽ nặng nề, xúc phạm.
Ngoài ra, ca sĩ Vy Oanh cũng đã nộp đơn đến Phòng cảnh sát hình sự CA TP.HCM và Cơ quan CSĐT của Bộ Công An tố cáo bà Phương Hằng có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật để xuyên tạc, vu khống, nhục mạ gia đình cô. Đồng thời, nữ ca sĩ cũng yêu cầu bồi thường số tiền là 1 tỷ đồng.
Mới nhất, MC Trấn Thành cũng gửi đơn kiện bà Phương Hằng lên Công an TP.HCM vì vu khống anh ăn chặn từ thiện.
Video đang HOT
Cùng nhiều cá nhân khác
Không chỉ nghệ sĩ nổi tiếng mà nhiều cá nhân cũng đã bị bà Phương Hằng “chỉ mặt điểm tên” trên sóng livestream với những ngôn từ khá khó nghe bởi nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy mà cũng có khá nhiều cá nhân đã gửi đơn thư tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
Theo báo Dân trí cho hay, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật TP.HCM) sau khi trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), về các phát ngôn thiếu chuẩn mực của bà Hằng trên các nền tảng mạng xã hội với chủ đề “không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Ông Hiển cho rằng nội dung chính của bài phỏng vấn là quan điểm, nhận định pháp lý của cá nhân ông đối với hành vi của bà Hằng, phù hợp với các quy phạm pháp luật dựa trên góc độ nghiên cứu, trao đổi học thuật và quy định của pháp luật báo chí.
Tương tự ông Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) cũng nhiều lần bị bà Phương Hằng “gọi tên”, hăm dọa.
Sự việc bị đẩy lên cao trào khi bà Phương Hằng tuyên bố sẽ tới Báo Pháp luật TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng để “xử” ông Hiển, bà Ni. Tuy nhiên, bà này đã không gặp được 2 nhà báo trên.
Nhà báo Đức Hiển
Theo VTC, chiều 26/10/2021, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật TP.HCM đã gửi đơn tố giác Nguyễn Phương Hằng đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, VKSND tỉnh Bình Dương. Ông cũng gửi kèm theo nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến Nguyễn Phương Hằng.
Trong đơn tố giác, ông Hiển cho biết, ông có 24 năm công tác tại báo Pháp luật TP.HCM với nhiều nỗ lực đóng góp cho sự hoàn thiện pháp luật, đấu tranh cho những số phận oan sai, phản ánh bức xúc của người dân, góp phần tháo gỡ vướng mắc về quyền lợi của người dân trong giải tỏa, đền bù, quy hoạch… Ông luôn đấu tranh với các biểu hiện sai trái, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực.
Thế nhưng, liên tục 4 tháng, những giá trị mà ông nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những đoạn video phát trực tuyến (livestream) của Nguyễn Phương Hằng trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook với mức độ lan truyền rộng rãi, gây hoang mang và bất bình trong dư luận.
Cũng theo báo này, ngày 22/11/2021, bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni, công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) cho biết, bà đã gửi đơn tới Công an TP.HCM, Công an phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM, trình báo và yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ khẩn cấp trước việc bị Nguyễn Phương Hằng đe doạ tước đoạt tính mạng.
Trong đơn, bà Hàn Ni cho biết, suốt 8 tháng qua, Nguyễn Phương Hằng sử dụng các trang mạng xã hội khác nhau, như Facebook với tên tài khoản “Nguyễn Phương Hằng”, tài khoản tên “Ha Lee” hay tài khoản Youtube “Chistiana Nguyen” cũng như nhiều tài khoản khác để livestream chửi bới, lăng mạ, xúc phạm rất nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau, trong đó có bà Ni.
Theo bà Hàn Ni, từ những lời nói, việc làm vừa qua, có đủ căn cứ để bản thân lo ngại Nguyễn Phương Hằng có thể bất chấp pháp luật, thuê người ngoài giang hồ, huy động thành phần ủng hộ bà hay tự tay bà để thực hiện những hành vi mang tính chất nguy hiểm cho mình.
Từ đó, bà Hàn Ni đề nghị cơ quan công an có biện pháp để bảo vệ mình, đồng thời xử lý kịp thời những hành vi trái pháp luật của Nguyễn Phương Hằng.
Ngoài nhà báo Nguyễn Đức Hiển và Đặng Thị Hàn Ni, theo báo Thanh Niên, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) – Công an TP.HCM cũng đã tiến hành làm rõ đơn thư của luật sư Lê Thành Kính đề nghị xác minh nội dung bà Nguyễn Phương Hằng vu khống ông Kính hành hung bà tại trụ sở Công an TP.HCM.
Đến chiều 18/10, Công an TP.HCM khẳng định không có việc bà Nguyễn Phương Hằng bị hành hung khi làm việc tại trụ sở PC02.
Trước đó, ngày 11/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết, đã tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 3, là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) để phục vụ công tác điều tra.
Nguồn tin cho hay, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh với bà Nguyễn Phương Hằng kể từ ngày 16/2 đến ngày 29/4/2022 để phục vụ việc xác minh, điều tra.
Hiện vụ việc vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận
Bà Nguyễn Phương Hằng cười tươi như lúc livestream tại cơ quan công an sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam
Dù khởi tố bắt tạm giam nhưng tại cơ quan điều tra bà Nguyễn Phương Hằng vẫn cười tươi như khi livestream.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục khám xét nhà riêng của bà Phương Hằng. Hàng trăm người dân có mặt tại đây được cảnh sát yêu cầu di chuyển khỏi hiện trường.
Thông tin từ báo Tuổi trẻ cho biết, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam). Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.
Từ 18h20, ô tô bà Phương Hằng thường dùng để di chuyển rời nhà số 6 Nguyễn Thông về nhà số 17 - 19 Ngô Đức Kế (nơi bà Hằng đăng ký thường trú). Tại biệt thự bà Nguyễn Phương Hằng ở đường Nguyễn Thông (Q.3) cũng đã xuất hiện nhiều công an.
Cũng trong buổi tối nay, cơ quan chức năng đã khám xét nhà tại nhà riêng bà Nguyễn Phương Hằng ở số 6 Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM)
Dù khởi tố bắt tạm giam nhưng tại cơ quan điều tra bà Nguyễn Phương Hằng vẫn cười tươi như khi livestream.
Dù khởi tố bắt tạm giam nhưng tại cơ quan điều tra bà Nguyễn Phương Hằng vẫn cười tươi như khi livestream.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16/2/2022 đến ngày 29/4/2022.
Theo Công an TP HCM, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội tổ chức nhiều buổi livestream với nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác.
Trong đó, bà Hằng sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung đông người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP HCM và các địa phương khác.
Chia sẻ trên báo Pháp Luật & Bạn Đọc, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật, các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, về kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.
Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự... được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyển thừa kế...)
Các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Gồm các quyền:
Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.
Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí.
Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.
Quyền tự do hội họp. Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.
Quyền tự do lập hội. Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội.
Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo...
Tiến sĩ luật cho biết, theo điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng để phục vụ công tác điều tra, xác minh liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân. Theo quyết định này, bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 16-/2 đến 29/4/2022.
Từ năm 2021 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang thụ lý đơn thư của nhiều cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng gồm: ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan, ca sĩ Vy Oanh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh...
Thông tin mới nhất vụ khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Phương Hằng Theo Công an TP Hồ Chí Minh, trong quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung đông người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Tối 24/3, Phòng Tham mưu...