“Hàng loạt máy bay Nga đổ bộ xuống Crưm”
Lực lượng biên phòng Ukraina vừa cáo buộc, binh sỹ và máy bay quân sự của Nga đang đổ vào bán đảo Crưm của Ukraina trong ngày 3/3, vi phạm các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước.
Người dân phấn khích với các xe mang cờ Nga và cờ Crưm tại thủ phủ Simferopol, hôm 2/3/2014.
Theo báo Straits Times dẫn tuyên bố của biên phòng Ukraina, trong vòng 24 giờ qua, 10 máy bay trực thăng chiến đấu cùng 8 máy bay chở hàng quân sự của Nga đã hạ cánh xuống bán đảo bên bờ Hắc Hải này.
Trong lúc đó, 4 chiếc tàu chiến của Nga đã hiện diện tại cảng Sevastopol kể từ hôm 1/3.
Tuyên bố của biên phòng Ukraina cho biết, Kiev đã không hề nhận được bất cứ cảnh báo nào về các hoạt động di chuyển quân nói trên. Theo các thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên, Ukraina phải nhận được thông báo trước 72 giờ đối với bất cứ hoạt động di chuyển nào của quân đội Nga.
Còn theo hãng thông tấn Interfax hôm 3/3 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Ukraina thì, các máy bay chiến đấu của Nga đã hai lần xâm phạm không phận Ukraina trên Hắc Hải vào đêm ngày 2/3.
Video đang HOT
Bộ trên còn tuyên bố rằng, không quân Ukraina đã cho một máy bay Sukhoi SU-27 xuất kích để ngăn chặn và ngăn ngừa mọi “hành vi khiêu khích”, nhưng không cho biết thông tin chi tiết.
Cùng ngày, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, đang có những động thái khiêu khích từ Ukraina đối với Hạm đội Biển Đen tại Crưm, và nhấn mạnh sẽ hành động nếu hải quân Nga bị đe dọa.
Ông Lavrov cũng kêu gọi các đối tác phương Tây “nên thay vì những toan tính địa chính trị tại khu vực này mà xem xét lợi ích của người dân Ukraina”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cũng khẳng định, Hạm đội Biển Đen của Nga không phải là một mối đe dọa cho Ukraine.
Trong một diễn biến khác, hãng tin Itar-Tass ngày 3/3 cho hay, Hội đồng Liên bang Nga ( Thượng viện) đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin triệu hồi Đại sứ nước này tại Mỹ.
Phó chủ tịch ủy ban thượng viện Nga Vladimir Dzhabarov nói Thượng viện đã thông qua đề xuất và Chủ tịch Thượng viện đã ký xác nhận.
Ông Vladimir Dzhabarov cũng cho biết, văn bản đề nghị trên không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào quyết định của Tổng thống Putin phù hợp với lợi ích chính trị của nước Nga.
Thanh Vân (tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Căn cứ quân sự Ukraina ở Crưm bị vây chặt
Hàng trăm tay súng đã bao vây một căn cứ quân sự của Ukraina tại bán đảo Crưm, trong khi Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Nga có thể mất quy chế thành viên G8 vì triển khai quân ở Crưm.
Theo AP, hàng trăm tay súng không rõ danh tính đã bao vây căn cứ quân sự của Ukraina tại Privolnoye trên bán đảo Crưm. Nhóm này đã sử dụng ít nhất 13 xe tải quân sự và 4 xe bọc thép được trang bị nhiều súng máy hạng nặng. Mỗi chiếc xe tải chở khoảng 30 binh sỹ Nga và mang biển số Nga.
Binh sỹ Ukraina canh gác căn cứ ở Privolnoye. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, phát biểu hôm 2/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi việc điều động quân sự của Nga đối với Ukraina là "một hành động xâm lược không thể tin được". Tuyên bố này của ông Kerry được đưa ra sau khi có tin nói rằng, quân đội Nga đã kiểm soát bán đảo chiến lược Crưm ở Ukraina.
Tại một phát biểu khác trên kênh NBC, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cho rằng, Nga sẽ phải trả một cái giá rất đắt do triển khai quân tại Crưm. Theo ông, Nga sẽ không thể tổ chức hội nghị nhóm 8 nền kinh tế phát triển (G8) ở Sochi, thậm chí có nguy cơ mất quy chế thành viên trong G8.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, quốc gia này đã rút khỏi cuộc họp trù bị cho hội nghị G8. "Anh sẽ cùng với các nước G8 khác ngừng hợp tác trong khuôn khổ G8, nhóm mà Nga làm chủ tịch năm nay, trong đó gồm cả các cuộc họp trù bị cho hội nghị G8 diễn ra vào tuần này".
Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cũng cho biết, nước này đã ngừng tham gia cuộc họp trù bị trước thềm hội nghị G8 ở thành phố Sochi của Nga. Nguồn tin nói, "chúng tôi đã ngừng tham gia hội nghị trù bị G8".
Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Ria Novosti ngày 2/3 đưa tin rằng, các nghị sỹ Ukraina đã khẩn khoản yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét lại việc triển khai thêm quân ở Crưm nhằm tránh leo thang quân sự trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại quốc gia này.
Trong tuyên bố của mình, Quốc hội Ukraina đã nhấn mạnh rằng, "bất kỳ một động thái dịch chuyển binh sỹ, thiết bị hay vũ khí nào, cũng nên được thực hiện trong khuôn khổ thỏa thuận với những nhà chức trách có thẩm quyền của Ukraina, phù hợp với những điều ước và pháp luật của Ukraina".
Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền của Ukraina Igor Tenniukh hôm 2/3 cũng lên tiếng cho biết, bộ này sẵn sàng thảo luận với Bộ Quốc phòng Nga về tình hình ở Crưm. "Chúng tôi tán thành đàm phán để không cho phép vi phạm luật pháp. Chúng tôi sẽ đàm phán với Bộ Quốc phòng Nga," ông nói.
Thanh Vân (tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Bán đảo trù phú thành điểm nóng Cộng hòa tự trị Crimea, nằm trên bán đảo Crimea có phong cảnh đẹp như tranh với nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, nằm giữa Biển Đen và biển Azov, ngăn cách với Nga bằng eo biển hẹp Kerch. - Cuối thế kỷ 18, sau nhiều cuộc chiến đẫm máu với Đế chế Ottoman, Crimea thuộc về lãnh thổ của Nga. Đến năm...