Hàng loạt máy bay chiến đấu của Nga bắn phá phía tây Aleppo
Trước vấn đề các phiến quân thánh chiến ngày càng trở nên hung hăng tại Syria, Nga đã mở hàng loạt cuộc không kích nhắm vào các phiến quân này. Điển hình là vụ ném bom ở phía tây Aleppo.
Các lực lượng không quân Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn chống lại các phiến quân thánh chiến ở vùng nông thôn phía tây Aleppo hôm thứ Sáu.
Theo một thông tin từ quân sự Nga, các lực lượng không quân Nga đã cho máy bay ném bom vào trụ sở chính kho vũ khí thuộc nhóm Jabhat Tahrir Souriya do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bên trong thị trấn Urum Kubra ở phía tây Aleppo.
Hãng quân sự Nga cho biết thêm rằng, Lực lượng Không quân Nga đã phá hủy cả kho vũ khí và trụ sở vũ khí thánh chiến vào thứ Sáu, gây ra một vụ nổ lớn có thể nghe thấy từ vài kilômét.
Vụ tấn công đã gây ra nổ lớn tại khu vực này.
Cuộc tấn công của lực lượng không quân Nga đánh dấu lần đầu tiên sau vài tháng họ thực hiện việc đánh những phiến quân thánh chiến ở phía tây Aleppo.
Tuy nhiên, trong cuộc không kích dữ dội lần này của Nga, các máy bay phản lực đã không xuất hiện. Lý do cho sự vắng mặt của máy bay phản lực Nga ở phía tây Aleppo là do sự hiện diện lớn của binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần đường cao tốc Aleppo-Damascus đã ngăn chặn việc các máy bay của Nga tiến vào khu vực chiến đấu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các lực lượng Nga đã tiếp cận được khu ẩn náu của các phiến quân thánh chiến bằng radar, và nhanh chóng cho máy bay bắn phá các vị trí này.
Theo NĐT
Bí ẩn cuộc "Thập tự chinh 10.000 trẻ em" đầy bi kịch năm 1212
Cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 được biết đến như là một thảm họa nhưng những chi tiết về sự kiện đặc biệt này vẫn nằm trong vòng bí ẩn
Giáo hoàng Urban II. Ảnh: W.H.O.
Cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 được biết đến như là một thảm họa nhưng những chi tiết về sự kiện đặc biệt này vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Trong biên niên sử về những cuộc Thập tự chinh, chỉ có một phần ngắn nhắc về việc này. Thậm chí, đây cũng không phải là một cuộc Thập tự chinh đúng nghĩa do chưa bao giờ được Giáo hoàng chính thức phê chuẩn, tán thành.
Vào năm 1095, Giáo hoàng Urban đã kêu gọi cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất. Trong khoảng 300 năm sau đó, các đời Giáo hoàng đều kêu gọi các tín hữu tới các quốc gia Hồi giáo để thánh chiến nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố thiêng Jerusalem - một địa điểm tôn giáo quan trọng của cả Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Bức tranh vẽ Cuộc Thập tự chinh Trẻ em của họa sĩ Gustave Doré. Ảnh: W.H.O.
Vào năm 1212, Stephen của xứ Cloyes (Pháp), lay động bởi lời kêu gọi của Giáo hoàng, đã dẫn theo 30.000 tín hữu tới Paris (Pháp) để xin sự ủng hộ của nhà vua trong cuộc trường chinh dành lại Jerusalem. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là Stephen lúc ấy mới chỉ có 12 tuổi và toàn bộ số người đi theo cậu bé cũng chỉ là trẻ em.
Trong khi đó, Nicholas của xứ Cologne (Đức) cũng đang dẫn đầu một nhóm tín hữu 10.000 người, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tin rằng một thiên thần đã truyền lệnh khởi động một cuộc Thập tự chinh, Nicholas đã dẫn người của mình qua Dãy Anpơ để đến Jerusalem.
Một bức tranh khác mô tả cuộc Thập tự chinh Trẻ em diễn ra vào năm 1212. Ảnh: W.H.O.
Mặc dù cả 2 cuộc Thập tự chinh Trẻ em này đều có chung đặc điểm là xuất phát từ niềm tin tôn giáo mãnh liệt và có chung lời thề giống như cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất, Giáo hội lại coi Stephen, Nicholas và những người đi theo là một mối đe dọa. Lý do là việc 1 đứa trẻ có thể kéo theo hàng chục ngàn con người đi theo mình khiến cho các giáo sĩ địa phương lo sợ quyền kiểm soát Hội Thánh sẽ bị chuyển dịch.
Nhiều chi tiết về cuộc Thập tự chinh Trẻ em năm 1212 vẫn nằm trong vòng bí ẩn của lịch sử. Ảnh: W.H.O.
Tuy nhiên, dù việc truyền cảm hứng, niềm tin tôn giáo rất thành công, cả Stephen và Nicholas đều thất bại trong việc hoạch định hậu cần. Nicholas đã dẫn người của mình vượt qua dãy Anpơ để tới được Genoa (Italy). Tại đây, những người dân địa phương không hề chào đón đội quân trẻ em sùng tín vốn đang mệt mỏi, đói khát. Nhóm của Stephen cũng gặp vấn đề tương tự khi tới được Marseilles (Pháp).
Hiện tại, các nhà sử học vẫn chưa thể làm sáng tỏ chuyện gì xảy ra với 2 nhóm trên sau khi tới được Genoa và Marseilles. Một giả thuyết cho rằng đội quân trẻ em đã tan vỡ khi đến được 2 điểm nói trên: một số quyết định làm việc luôn tại địa phương để chờ thuyền chở đến Jerusalem, một số khác trở về nhà, một số chết đuối trên biển, một số bị bắt làm nô lệ,...
Giáo hoàng Innocent III. Ảnh: W.H.O.
Một giả thuyết khác cho rằng một nhóm, không rõ là của Stephen hay Nicholas, đã tiếp tục tới Rome để xin Giáo hoàng ban phước lành. Tuy nhiên, Giáo hoàng của thời kỳ đó là Innocent III đã khen ngợi những đứa trẻ bởi lòng nhiệt thành, đồng thời khuyên chúng về nhà vì toàn bộ đều quá trẻ để tham gia Thập tự chinh.
Vào năm 1977, nhà sử học Peter Raedts đã nghiên cứu lại biên niên sử các cuộc Thập tự chinh và cho rằng những người tham gia cuộc Thập tự chinh Trẻ em đều thuộc tầng lớp người nghèo, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ông Raedts tin rằng sau khi cuộc Thập tự chinh lần thứ Nhất thất bại, những con người này cảm thấy cần phải đích thân tham gia thánh chiến để giành lại vùng Đất Thánh Jerusalem.
Nói cách khác, theo quan điểm của ông Raedts, những người tham gia cuộc Thập tự chinh năm 1212 là người nghèo chứ không phải trẻ em như các tài liệu trước đó ghi chép lại.
Theo Danviet
Tranh cãi thông tin 35 quân cảnh Nga thiệt mạng ở Dara"a Theo TASS ngày 10/7, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo chính thức phủ nhận thông tin 35 binh sĩ Nga thiệt mạng tại tỉnh Dara"a (chiến trường miền nam Syria). Lực lượng quân cảnh Nga Trước đó, một số kênh truyền thông đưa tin 35 binh sỹ Nga và Syria đã thiệt mạng sau vụ đánh bom tự sát ở thị...