Hàng loạt kem chống nắng SẮP bị cấm tại Hawaii vì gây hại lớn cho tự nhiên, và đây là loại nên dùng
Dùng kem chống nắng là việc nên làm, đặc biệt là ở bãi biển. Nhưng không phải loại kem nào cũng nên sử dụng.
Mùa hè đi biển, việc nên làm nhất là phải bôi kem chống nắng. Có lẽ ai cũng hiểu rằng Mặt trời là một tác nhân gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng cho da, nên kem chống nắng là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, không phải kem chống nắng nào cũng nên dùng ở bãi biển. Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ bao bì sản phẩm, nếu không muốn gây ra tổn hại nghiêm trọng cho tự nhiên. Và thậm chí, bạn có thể bị đuổi ra khỏi bãi biển nếu vi phạm – ít nhất là tại Hawaii.
Cụ thể, chính quyền Hawaii mới đây đã ban hành dự luật cấm bán tất cả các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone và octinoxate trong thành phần. Lệnh cấm dự tính sẽ có hiệu lực vào năm 2021.
Theo bản báo cáo đưa ra, thì các loại hóa chất này tuy có khả năng ngăn ánh nắng Mặt trời, nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của san hô và rất nhiều loài cá, tôm khác. Chúng khiến một số loài cá bị “nữ hóa” (các thế hệ sinh sau chủ yếu là con cái).
Khi tích tụ ở nồng độ đủ lớn, ADN của san hô cũng bị ảnh hưởng. Chúng sẽ sinh trưởng kém hơn, vòng đời ngắn hơn, và dễ dàng nhiễm bệnh hơn. Và theo rất nhiều báo cáo, các hóa chất này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô đang làm đau đầu giới sinh vật học ngày nay.
“Các hóa chất trong kem chống nắng có thể khiến giao tử san hô không bơi được, bị biến dạng và chết đi” – trích trong báo cáo năm 2018 của ICRI (một tổ chức quốc tế bảo vệ san hô).
“Oxybenzone đã được chứng minh là một chất gây rối loạn nội tiết, khiến các tế bào bên ngoài san hô bị vôi hóa nhầm giai đoạn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chúng.”
Tuy vậy, ICRI cũng cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định được mức độ tác động của kem chống nắng. Lý do là vì nồng độ oxybenzone khi hòa vào nước biển thường là rất nhỏ, không rõ có thể gây hại hay không.
San hô bị tấn công vì một số hóa chất trong kem chống nắng
Kem chống nắng nào nên được sử dụng để bảo đảm an toàn cho thiên nhiên?
Video đang HOT
Về cơ bản thì có 2 loại kem chống nắng. Loại đầu tiên là kem hóa học (loại đang bị chính quyền Hawaii đưa ra dự luật cấm), sử dụng một số hóa chất để ngăn tia cực tím. Như với oxybenzone, chất này có thể hấp thụ bước sóng của tia cực tím, chuyển nó thành nhiệt lượng và đẩy ra ngoài, giúp da của bạn không bị cháy nắng.
Loại còn lại là kem chống nắng vật lý: hoạt động như một lớp khiên chắn giữa da và Mặt trời. Nó tạo thành một tấm gương, phản lại ánh sáng chiếu lên da. Thành phần của loại kem này thường là kẽm, nhôm, hoặc một số kim loại khác như titan.
Kem chống nắng vật lý có nhược điểm là tạo một lớp trắng khá rõ trên da
Nhược điểm duy nhất là kem có màu trắng khá mạnh, khiến da của bạn có phần bợt trắng, khá kém thẩm mỹ.
“Giống như phủ một lớp kim loại lên da vậy” – bác sĩ da liễu Kathleen Suozzi từ ĐH Yale chia sẻ.
Theo các chuyên gia, kem chống nắng vật lý luôn được đánh giá cao hơn. Nó bảo vệ tốt hơn, lại ít gây dị ứng. Và ngày nay, loại kem này cũng được thiết kế sao cho dễ bôi, để da ít bị bợt màu hơn.
Nhìn chung, kem chống nắng vật lý sẽ ít gây hại cho môi trường hơn, dù không phải mọi thành phần đều an toàn. Một nghiên cứu tại Anh từng chỉ ra rằng các phân tử kẽm oxide trong kem chống nắng có thể không an toàn cho sinh vật biển, dù chưa có bằng chứng xác thực lắm.
Đại dương nóng lên, nồng độ acid tăng cao, tất cả đang khiến san hô chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên ít nhất cũng đừng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn.
Phải chăng không nên dùng kem chống nắng hóa học nữa?
Không phải như vậy! Chúng ta vẫn có thể sử dụng kem chống nắng hóa học, chỉ là hạn chế dùng ngoài biển. Còn giữa tiết trời nắng như đổ lửa thế này, bôi được cái gì thì bôi ngay trước khi ra đường là tốt nhất rồi.
Tham khảo: Business Insider
Theo Helino
Nắng tác động đến da như thế nào?
Theo TS. Preethi Daniel, Giám đốc phòng khám London Doctors, hầu hết mọi người sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng cho tai, trán, mũi, tay và chân để tránh tác hại của ánh nắng.
Tia UV có thể gây tổn thương các sợi elastin và collagen trong da.
Tia UVB gây ra bỏng, đau và ung thư da trong khi tia UVA lại tác động đến tầng sâu hơn của da, gây ra nếp nhăn và đồi mồi.
Khi thấy các tổn thương trên da nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Theo TS. Preethi Daniel, Giám đốc phòng khám London Doctors, hầu hết mọi người sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng cho tai, trán, mũi, tay và chân để tránh tác hại của ánh nắng.
Tuy nhiên, kem chống nắng cần được thao mỗi 2 tiếng hoặc thường xuyên hơn nữa nếu đi bơi hay đổ mồ hôi.
Một chiếc áo phông sẽ chỉ có độ chống nắng tương đương với kem chống nắng SPF 7 nhưng khi nó bị ướt, SPF sẽ chỉ còn là 3.
Dưới đây là những hiểu lầm thường gặp khi sử dụng kem chống nắng mà TS. Daniel chỉ ra:
Không cần thoa kem chống nắng khi trời nhiều mây
Tia UV có thể xuyên qua mây, sương mù và cả cửa kính ôtô.
Theo TS. Daniel, kem chống nắng rất cần thiết vào những ngày trời nhiều mây nếu không muốn bị bỏng nắng.
SPF càng cao, kem chống nắng càng tốt
SPF là chỉ số thời gian về mức độ bảo vệ bạn chống khỏi tia UV.
Nếu bạn dễ bị cháy nắng trong 10 phút thì SPF 15 sẽ giúp bạn có thêm 15 phút thoải mái dưới nắng; còn SPF 30 sẽ giúp bạn an toàn dưới nắng thêm 40 phút.
TS. Daniel nhấn mạnh, da vẫn sẽ cháy nắng nếu không được thoa kem chống nắng thường xuyên.
Da sẫm màu không cần kem chống nắng
Melanin cung cấp sắc tố cho da và cũng có tác dụng chống nắng nhưng lại không giúp chống ung thư.
Và ở những vùng da nhạy hơn như dưới móng tay, lòng bàn tay rất dễ cháy nắng.
Da chỉ gặp nguy hiểm khi bị cháy nắng
Cháy nắng làm tăng đáng kể nguy cơ bị u hắc tố - dạng ung thư da rất nguy hiểm.
TS. Daniel cho biết: việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài và liên tục có thể dẫn đến ung thư dù không có hiện tượng "cháy nắng".
Tránh các tác hại của nắng như thế nào?
TS. Preethi Daniel khuyên:
Tránh ra nắng trong khoảng 11-16h khi tia UV mặt trời đang mạnh nhất
Tìm mua loại kem chống nắng bảo vệ cả tia UVA và UVB
Thoa kem "hào phóng" và trước khi ra nắng 30 phút
Đừng quên tai và mũi
Dùng kem chống nắng SPF 15 thường xuyên thay vì loại kem chống nắng có chỉ số cao hơn nhưng chỉ thoa 1 lần.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Bôi kem chống nắng để con trai ra ngoài chơi, chỉ 2 tiếng sau ông bố đã thấy con hét thất thanh chạy vào với cả tấm lưng "đỏ rực" vì bị bỏng Sau sự việc xảy ra với con trai mình, ông bố lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh cân nhắc khi lựa chọn loại kem chống nắng cho con và che chắn cẩn thận để làn da non nớt của bé không bị tổn thương nghiêm trọng. Trong những ngày hè trời nắng nóng như đổ lửa, da dẻ của mọi người...