Hàng loạt học sinh cấp cứu vì nước hoa dỏm
Hơn 10 học sinh tại một trường tiểu học Vũng Tàu đã được chuyển đến trạm y tế cấp cứu do dị ứng nước hoa mua từ quầy bán hàng rong trước cổng trường.
Ngày 20-9, Công an Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tiến hành thu giữ một số chai nước hoa tại quầy hàng rong trước trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) được xác định là nguyên nhân gây dị ứng cho hàng loạt học sinh.
Những chai nước hoa không nhãn mác bị thu giữ
Theo các nhân viên trạm Y tế xã Đá Bạc, vào thời điểm nghỉ giải lao giữa giờ, giáo viên nhà trường đã đưa đến trạm Y tế gần 10 học sinh có dấu nổi mẩn đỏ và gây ngứa trên da tay, mặt.
Các học sinh cho biết đã mua lọ nước xịt có mùi thơm của chị bán hàng rong trước cổng trường. Sau đó, các bạn đùa giỡn xịt vào người nhau gây ngứa và nổi đỏ.
Theo người bán hàng rong là chị Đỗ Ngọc Anh Trâm, những lọ nước trên (không nhãn hiệu) do một chủ tiệm bán hàng đồ chơi trẻ em tại chợ Long Điền (huyện Long Điền) bỏ sỉ giá 3.500/mỗi lọ. Chị Trâm mua về một vỉ 24 lọ và bán lại cho các cháu nhiều ngày qua.
Video đang HOT
Công an huyện đang tiến hành xác minh làm rõ xuất xứ các lọ nước xịt trên.
Theo Gia Khánh (Người lao động)
Người "phải lòng" ông Tiến sĩ giấy
Sắp đến rằm Trung thu, căn nhà nhỏ của cô Nguyễn Thị Tuyến thôn Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội lại tất bật vào mùa, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của những đồ chơi truyền thống. Với 52 tuổi đời nhưng có đến hơn 40 năm tuổi nghề, cô tự nhận mình là người "phải lòng" ông tiến sĩ giấy.
Đi đến thôn Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, chúng tôi hỏi thăm nhà cô Tuyến chuyên làm ông Tiến sĩ giấy cho trẻ nhỏ. Được sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi không khó để tìm đến nhà cô.
Với cái quán trà đá nho nhỏ, cô Tuyến vừa bán hàng vừa thoăn thoắt vót những chiếc nan tre. Những chiếc nan trẻ mỏng manh, dẻo dai được đan với nhau, chỉ vài phút đã định hình được phần xương của con giống, đèn ông sao... những đồ chơi làm trẻ con thời xưa mê mệt.
Đầy đủ bộ ông Tiến sĩ giấy trong mâm ngũ quả đêm Rằm Trung thu
Cô Tuyến năm nay 52 tuổi mà đã có đến hơn 40 năm tuổi nghề. Ngày nay, nghề sản xuất đồ chơi truyền thống không còn đem lại giá trị kinh tế nữa, nhưng đối với cô, nó lại là một niềm vui không thể thiếu. Chẳng phải để kinh doanh mà chỉ làm để cho đỡ nhớ và muốn lưu giữ lại một nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cô Tuyến có thể làm đồ chơi trẻ em ở mọi lúc mọi nơi
Cô kể: "Cả làng Hậu Ái chỉ còn mỗi nhà tôi làm ra những ông Tiến sĩ giấy, đèn ông sao, con giống... để phục vụ các em nhỏ đón rằm Trung thu. Từ năm 10 tuổi, những đứa trẻ con nhà nghề như chúng tôi đã biết làm những chiếc quần ông tiến sĩ, xâu tay chân, điểm màu trang trí cho sản phẩm thật hợp lý và đẹp mắt. Làm nhiều thành quen, tôi cũng không dứt được, năm nào không làm là nhớ lắm".
Trong nhà cô, đâu đâu cũng thấy trò chơi truyền thống
Làm nên một sản phẩm bằng giấy và tre này quả thực là không khó, người thợ chỉ cần một chút tỉ mỉ, kiên trì và óc sáng tạo là có thể làm được. Với các thể loại đồ chơi to nhỏ đủ kích cỡ, để phục vụ đủ hàng cho trẻ nhỏ quanh khu vực, gia đình cô phải bắt tay làm từ đầu tháng 8. Cô tâm sự: "Chỉ khi rảnh rỗi mới bắt tay làm được, gia đình cũng không dám nhận nhiều đơn đặt hàng, năm nay đã có 3 cơ sở nhận hàng với số lượng lớn. Gia đình 4 người chúng tôi phải làm đến sát ngày rằm mới nghỉ".
Đèn cầy hình chú công này rất hút trẻ vì độ khéo léo, rực rỡ
Trong nhà cô Tuyến, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của ông Tiến sĩ giấy. Cô giải thích về ý nghĩa của món đồ chơi này: "Ông Tiến sĩ giấy đủ bộ thì phải có 3 ông, một ông chính ngồi giữa có ghế và lọng, hai ông nhỏ bên cạnh múa gậy để bảo vệ ông ngồi giữa. Ông Tiến sĩ giấy để bầy mâm ngũ quả cho trẻ vào rằm tháng 8, đúng vào dịp đầu năm học. Ông tiến sĩ tượng trưng cho việc giáo dục trẻ nhỏ chăm ngoan để cuối năm học nhận nhiều bằng khen và đỗ đạt".
Cô Tuyến người duy nhất sót lại với nghề chia sẻ: " Tôi như người phải lòng ông Tiến sĩ giấy vậy"
Giải thích xong, cô Tuyến thở dài, giọng buồn buồn: "Ngày xưa nhộn nhịp với tiếng lộc cộc, với muôn màu của những tấm giấy... thì nay lặng lẽ hẳn. Những món đồ chơi cứ lặng lẽ treo ở đó đến khi bụi phủ kín cũng chẳng còn ai để tâm. Đồ chơi bằng pin, bằng điện của Trung Quốc giờ càng thu hút trẻ con hơn. Rồi cũng đến khi tôi không còn đủ sức để níu giữ chút truyền thống này nữa. Chỉ tội cho những đứa trẻ sau này, không biết mùi Trung thu truyền thống".
Đã qua 40 năm, không năm nào cô Tuyến không tự tay làm đủ bộ đồ chơi Trung thu, đặc biệt bộ Tiến sĩ giấy để phục vụ trẻ con làng Hậu Ái. Cô bảo: "Tôi như người phải lòng ông Tiến sĩ giấy vậy".
Theo 24h
Bướm lạ "quấy nhiễu" ngư dân Hơn một tuần qua, ngư dân miền Trung lo lắng vì bị hàng triệu con bướm lạ tấn công khi đang đánh bắt trên biển. Lần lượt từ trái sang phải, hai ngư dân Đặng Đức và Trần Công Tĩnh kể chuyện bị bướm "quấy nhiễu". Đến nay đã có hàng trăm ngư dân bị bướm lạ cắn, chích nổi mụn đỏ trên...