Hàng loạt hàng quán tiếng Trung Quốc dọc sân bay Nước Mặn Đà Nẵng
Dọc khu vực sân bay Nước Mặn, TP.Đà Nẵng có hàng loạt quán ăn, nhà hàng có biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc biến nơi đây thành “ phố Tàu”.
Ngày 20/9, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP đã giải trình với cử tri về thông tin “21 trường hợp người Trung Quốc có tên trong quyền sử dụng đất ở khu vực dự án đô thị dọc sân bay Nước Mặn” thuộc quận này. Theo ông Vinh, trên địa bàn quận này có 20 trường hợp doanh nghiệp trong nước có giấy đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất với 20 lô đất, có cổ phần của người nước ngoài.
Ông Vinh lý giải, những người nước ngoài trên không nắm đủ cổ phần để nắm quyền chi phối, theo quy định của pháp luật Việt Nam vì doanh nghiệp trong nước chiếm 51% cổ phần nên có quyền chi phối. Chính vì thế, 20 trường hợp trên đều là doanh nghiệp trong nước nhưng có cổ phần góp vốn nước ngoài.
Trước đó, trong ngày 19/9, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng cho hay trước nhiều ý kiến về thực trạng người Trung Quốc mua đất, Bộ TN-MT có chỉ đạo và sở đã tiến hành rà soát. “Hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố, đặc biệt là ở khu vực các dự án, đô thị dọc sân bay Nước Mặn (thuộc khu ven biển quận Ngũ Hành Sơn – PV), trong đó khu dọc sân bay Nước Mặn có tất cả 246 lô đất. Qua rà soát, có 21 trường hợp là người Trung Quốc đứng tên” – ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, trước đây, 21 trường hợp này được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận cho người Việt Nam. “Tuy nhiên, trong trong quá trình khai thác sử dụng thì người ta sử dụng hình thức mua cổ phần và góp vốn. Hiện nay chuyển sang người Trung Quốc đứng tên” – ông Hùng nói.
Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng cũng khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận là hoàn toàn đúng pháp luật còn “có dấu hiệu hay không, có dấu hiệu người Trung Quốc núp bóng hay không” là thuộc về cơ quan điều tra.
Thực tế, vệt đất ven biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn, dọc sân bay Nước Mặn, có hàng chục hàng quán, cơ sở lưu trú phục vụ cho người Trung Quốc với các biển hiệu tiếng Trung. Phần lớn các biển hiệu này dưới hàng chữ tiếng Việt đều đi kèm tiếng Trung Quốc.
Video đang HOT
Dưới đây là hình ảnh tại khu vực sân bay Nước Mặn, nơi được mệnh danh là “phố Trung Quốc”:
Theo B.Vân (Người lao động)
Đà Nẵng khẳng định không có trường quốc tế
Mặc dù tại Đà Nẵng có nhiều trường có chữ "quốc tế" trong tên trường, song ngành Giáo dục thành phố khẳng định không có trường nào là trường quốc tế vì luật chưa quy định loại hình trường này.
Đà Nẵng không có trường quốc tế, chỉ có trường có vốn đầu tư nước ngoài và tên trường có chữ "quốc tế" (ảnh: Trường Quốc tế Singapore)
Theo tìm hiểu của PV qua các kênh thông tin, dựa theo tên trường, ở Đà Nẵng hiện nay có nhiều trường có chữ "quốc tế" trong tên trường, như: Trường Liên cấp Quốc tế Singapore, Trường Tiểu học & THCS Quốc tế Việt Nam Singapore, Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU, Trường Quốc tế St.Nicolas...
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Đà Nẵng khẳng định trên toàn địa bàn thành phố không có trường nào là trường quốc tế vì luật chưa quy định loại hình trường này; chỉ có trường có vốn đầu tư nước ngoài và trong tên gọi của trường có chữ "quốc tế".
Theo danh mục của Sở GD-ĐT Đà Nẵng cung cấp, chỉ có 3 trường có vốn đầu tư nước ngoài và trong tên gọi của trường có chữ "quốc tế", gồm: Trường Liên cấp Quốc tế Singapore, Trường Tiểu học & THCS Quốc tế Việt Nam Singapore, Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU.
Các trường này đều có vốn đầu tư từ nước ngoài, có sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài và học sinh đến từ các quốc gia khác.
Ngoài ra, ở Đà Nẵng, còn có 3 cơ sở giáo dục khác có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng trong tên trường không có chữ "quốc tế", gồm Trung tâm chăm sóc giáo dục mầm non OneSky, trường Mầm non COHAS Đà Nẵng, Little Giants International Kindergarten.
Riêng với Trường St.Nicolas, taij quyết định thành lập trường, trong tên gọi của trường không có chữ "quốc tế". Cụ thể tên trường này là Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT St.Nicholas.
Nên nếu trường St.Nicolas hay bất cứ trường nào khác gắn thêm chữ "quốc tế" trong tên trường hoặc trong các giao dịch (nếu có), không đúng với tên gọi của trường theo quyết định thành lập là sai quy định.
Nói thêm về việc quản lý các trường có yếu tố nước ngoài, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng chia sẻ, việc quản lý các trường này cũng có những khó khăn nhất định do các nhà đầu tư cung cấp không đầy đủ các thông tin về các hoạt động giáo dục của trường trong các báo cáo định kỳ cũng như đột xuất; công tác sinh hoạt chuyên môn theo cấp học đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường này cũng gặp khó khăn nhất là đối với các trường giảng dạy chương trình nước ngoài.
Theo Nghị định 86 năm 2018 của Chính phủ, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm được đặt tên theo quy định: Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: "Trường", "Cấp học hoặc trình độ đào tạo" và tên riêng.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
Nhữ Hà
Theo khoe365
Đà Nẵng : Một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ gần công viên Khoảng 5 giờ sáng 18.9, người dân đi tập thể dục tại đường 602 Khu công nghiệp Hòa Khánh (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) thì tá hỏa phát hiện một nam thanh niên chết trong tư thế treo cổ trên cây. Nơi người dân phát hiện người đàn ông tử vong Tại hiện trường, nam thanh niên mặc quần dài màu...